Giáo án môn Địa lí 7 (chuẩn)

Phần I. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.

Bài 1. DÂN SỐ.

I. MỤC TIÊU. Sau bài học này học sinh phải nắm được.

1. Kiến thức: Trình bày được quá trình phát triển và gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

2. Kĩ năng:

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.

- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

3. Thái độ: Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 2, 3)

- Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 1, 2, 3)

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống, ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

 

doc 123 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1320Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 7 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi trình bày 1 phút về kết quả làm việc của nhóm. (Hoạt động 2) 
3. Thái độ: Có nhận thức khoa học về sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ và lược đồ nông nghiệp châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút)	 
2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)	
 	CH: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.
Trả lời:
a. Theo thời gian: Thay đổi theo 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
b. Theo không gian:
- Từ Tây sang Đông: Từ Ôn đới Hải dương đến Ôn đới lục địa.
-> Thực vật: Rừng lá rộng đến rừng hỗn giao đến rừng lá kim.
- Từ Bắc xuống Nam: Từ Ôn đới lạnh đến Cận nhiệt và môi trường Địa Trung Hải.
-> Thực vật: Rừng lá kim đến rừng hỗn giao, thảo nguyên, cây bụi gai
3. Bài mới.
 	Trong đới ôn hoà nông nghiệp đạt được trình độ cao nhất. Trở thành tấm gương cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp thế giới, nhưng nông nghiệp ở đây còn có những khó khăn và họ đã có những biện pháp khắc phục như thế nào? Các em cùng tìm hiểu bài 14.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (17 phút)
 Đọc phần đầu bài trong SGK.
GV. Nêu những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến ở đới ôn hoà? (Học sinh trung bình)
 Giữa các hình thức đó có những điểm nào giống và khác nhau ? (Học sinh khá)
- HS : Có 2 hình thức: Hộ gia đình và trang trại
GV. Quan sát H14.1 và 14.2 mô tả các đối tượng địa lí thể hiện trên ảnh? (Học sinh trung bình)
- H14.1: Kinh tế hộ gia đình có nhà cửa, nhà kho, máy móc từng ruộng.
- H14.2: Kinh tế trang trại có các mảnh ruộng lớn hơn (200 ha) có các nhà kho, phân xưởng lớn
GV. Em có nhận xét gì về quy mô, trình độ cơ giới hoá trong nông nghiệp ở đới ôn hoà? (Học sinh khá)
- Hộ gia đình có quy mô sản xuất và trình độ cơ giới hoá thấp hơn trang trại
GV. Tại sao để phát triển nông nghiệp để đới ôn hoà con người phải khắc phục những khó khăn do thời tiết, khí hậu gây ra ? (Học sinh khá)
- Do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và diễn biến thất thường.
GV yêu cầu HS Quan sát ảnh H14.3, 14.4 & 14.5 trong SGK.
GV. Mô tả những đối tượng thể hiện trong hình ảnh ? (Học sinh trung bình)
GV. Qua đó em có nhận xét gì về cách khắc phục khó khăn do tự nhiên mang lại và trình độ sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà? (Học sinh khá)
- Có các cách khắc phục sau :
+ Trồng trong nhà kính
+ Phủ tấm nhựa, trồng hàng rào cây xanh..
+ Hệ thống tưới phun sương có thể phun nước nóng
GV. Quan sát H14.6 nhận xét về quy mô và trình độ chăn nuôi của đới ôn hoà? (Học sinh trung bình)
- Chăn nuôi bò quy mô lớn, có các nhà máy chế biến ngay cạnh.
GV. Để có nông sản chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường cần phải làm gì? (Học sinh trung bình)
- Coi trọng biện pháp tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi.
GV. Để có 1 khối lượng lớn nông sản cần tổ chức sản xuất như thế nào? (Học sinh trung bình)
- Cần tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo kiểu công nghiệp.
GV. Để sản xuất nông sản chất lượng cao và đồng đều cần làm gì ? (Học sinh trung bình)
 - Chuyên môn hoá sản xuất từng nông sản.
GV chốt rồi chuyển ý.
2. Hoạt động 2: (15 phút)
Thảo luận nhóm
- Chia nhóm như Hoạt động 1
- Các nhóm thảo luận -> điền vào bảng phụ.
1. Nền nông nghiệp tiên tiến:
a. Hình thức sản xuất: 
Có 2 hình thức:
 + Hộ gia đình.
 + Trang trại.
=> Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
b. Kết quả:
 - Sản xuất ra lượng nông sản lớn, chất lượng cao, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:
Vùng
Sản phẩm chủ yếu
Cận nhiệt đới gió mùa
Lúa nước, đậu tương, bông, cam, quýt ...
Địa Trung Hải
Nho, cam, chanh, ô liu
Ôn đới hải dương
Lúa mì, củ cải đường; chăn nuôi bò thịt và sữa
Ôn đới lục địa
Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô; chăn nuôi bò, lợn.
Hoang mạc ôn đới
Chăn nuôi cừu
Ôn đới lạnh
Khoai tây, lúa mạch đen; chăn nuôi hươu Bắc cực
 	3. Củng cố. (4 phút)	 
- Em hãy nêu đặc điểm hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà?
- Em hãy nêu một số biện pháp KHKT được ứng dụng ở đới ôn hoà?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học thuộc bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi sau bài 15. Chú ý cơ cấu ngành Công nghiệp ở đới ôn hoà đa dạng như thế nào? thế nào là cảnh quan nông nghiệp?
Thu thập tư liệu: Yêu cầu HS, nhóm HS sưu tầm các bài viết có liên quan đến nội dung bài học
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
======&======
Tuần: 09	 	 Ngày soạn: 07/10/2017
Tiết: 17	 	 Ngày dạy: 09/10/2017
Bài 15. HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành công nghiệp:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hòa
2. Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng phân tích ảnh địa lí, nhận xét, trình bày các hoạt động sản xuất.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Phản hồi / lắng nghe tích cực. (Hoạt động 1, 2)
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 2)
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1)
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta từ những việc nhỏ nhất là không vứt rác bừa bãi ....
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ công nghiệp thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: Làm bài, học và đọc trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (8 phút)
CH: Trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà có những hình thức sản xuất nào? 
Trả lời: 
+ Hộ gia đình.
 + Trang trại.
3. Bài mới.
Cách đây khoảng 300 năm đới ôn hoà có nền công phát triển nhất thế giới và cho đến nay không có ở đâu hoạt động công nghiệp phát triển sầm uất như ở đây. Công nghiệp có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế quốc dân và góp phần tạo nên diện mạo riêng ở đới ôn hoà khác hẳn với các đới còn lại trên thế giới. Hôm nay các em nghiên cứu bài 15.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (17 phút)
* Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, phương pháp thảo luận nhóm và nhóm nhỏ.
GV: Trình bày đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển công nghiệp ở đới ôn hòa. 
Gv nêu yêu cầu:
1. Công nghiệp đới ôn hoà phân ra mấy loại ngành? (Học sinh trung bình)
2. Vì sao lại nói ngành công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa hết sức đa dạng? Phần lớn nguyên liệu nhập ở đâu? (Học sinh khá, trung bình)
3. Em hãy cho biết vai trò của công nghiệp đới ôn hòa đối với thế giới? Kể tên các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. (Học sinh trung bình)
Phân nhóm và giao nhiệm vụ
- Nhóm 1, 2 thảo luận câu 1
- Nhóm 3, 4 thảo luận câu 2
- Nhóm 5,6 thảo luận câu 3
Đại diện các nhóm trình bày-> Gv chuẩn lại kiến thức.
2. Hoạt động 2: (15 phút)
* Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, trình bày, thuyết giảng tích cực.
- GV cho HS đọc thuật ngữ “cảnh quan công nghiệp”.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.1 và 15.2
GV yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Khu công nghiệp được hiểu như thế nào? (Học sinh trung bình)
+ Thế nào là trung tâm công nghiệp? (Học sinh trung bình)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.3 -> trả lời câu hỏi: Thế nào là vùng công nghiệp? (Học sinh trung bình)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.3 -> nhận xét sự phân bố các trung tân công nghiệp chính ở đới ôn hòa. (gần biển, cửa sông để tiện nhập nguyên, nhiên liệu và xuất khẩu sản phẩm; hoặc ở các đô thị lớn để có nguồn tiêu thụ lớn) 
- Công nghiệp tập trung ở mức độ cao có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường? (Học sinh khá)
1. Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng.
a. Cơ cấu đa dạng.
- Công nghiệp khai thác (khoáng sản, lâm sản)
- Công nghiệp chế biến là thế mạnh:
+ Ngành truyền thống: luyện kim, cơ khí, hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ngành hiện đại, công nghệ cao: điện tử, hàng không vũ trụ
b. Vai trò
- Chiếm ¾ tổng sản phẩm công nghiệp thế giới.
- Các nước công nghiệp hàng đầu: Hoa Kì, Nhật, Đức, Liên Bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa
2. Cảnh quan công nghiệp:
- Khu công nghiệp
- Trung tâm công nghiệp
- Vùng công nghiệp
* Ảnh hưởng của mức độ tập trung công nghiệp.
- Tích cực:
+ Dễ quy hoạch.
+ Khai thác cơ sở hạ tầng có hiệu quả.
+ Tạo điều kiện hợp tác dễ dàng quá trình sản xuất.
+ Giảm chi phí vận chuyển.
+ Hạ giá thành sản phẩm .
- Tiêu cực: làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
3. Củng cố. (3 phút)
- Ở đới ôn hoà có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào?
- Mức độ tập trung công nghiệp cao có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế và môi trường?
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Về nhà học thuộc bài cũ và làm bài tập sau sgk.
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. Chú ý ở đới ôn hoà có mức độ đô thị hoá cao như thế nào? Nét đặc trưng của các vùng đô thị hoá ở đới ôn hoà là gì? Trung tâm thương mại là gì? Sự phát triển nhanh các đô thị làm nảy sinh những vấn đề gì? 
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
======&======
Tuần: 09	 	Ngày soạn: 10/10/2017
Tiết: 18	 	 Ngày dạy: 11/10/2017
Bài 16. ĐÔ THỊ HOÁ Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá và các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa
2. Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh, nhận xét một số đặc điểm về đô thị ở đới ôn hòa.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng về quá trình đô thị hoá cao sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu đến sự phát triển kinh tế tài nguyên môi trường.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Phản hồi / lắng nghe tích cực. (Hoạt động 1, 2)
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2)
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta từ những việc nhỏ nhất là không vứt rác bừa bãi....
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ dân cư và đô thị trên Thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, quan sát nhận xét.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
CH: Em hãy cho biết vai trò của công nghiệp đới ôn hòa đối với thế giới? Kể tên các nước công nghiệp hàng đầu thế giới
Trả lời:
- Chiếm ¾ tổng sản phẩm công nghiệp thế giới.
- Các nước công nghiệp hàng đầu: Hoa Kì, Nhật, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa 
3. Bài mới.
Không chỉ có nông, công nghiệp phát triển,đới ôn hoà còn có mức đô thị hoá cao nhất thế giới. Đô thị hoá vừa là trường phức tạp cho đới ôn hoà hiện nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 16.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (17 phút)
* Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, phương pháp thảo luận nhóm và nhóm nhỏ.
GV nêu yêu cầu: Trên nhiều nước ở đới nóng hiện đang xuất hiện quá trình thu hút, tập trung dân cư vào một số thành phố lớn. còn ở đới ôn hòa ở các thành phố lớn có kiểu như vậy không? (Học sinh trung bình)
HS trả lời: Các phành phố lớn đã phát triển từ lâu, trở thành các siêu đô thị khổng lồ:
GV: Treo bản đồ dân cư và đô thị trên thế giới và giới thiệu một số đô thị đông dân ở đới ôn hòa.
HS trình bày ở bản đồ.
HS quan sát một số tranh ảnh.
GV: Quá trình đô thị hóa ở đới ôn hòa có điểm gì khác so với đới nóng? (Học sinh khá)
Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm dựa vào hình 16.1 và hình 16.2 cùng thảo luận các vấn đề sau: 
+ Sự phát triển các đô thị ở đới ôn hòa, so sánh với đới nóng và tìm ra nguyên nhân.
+ Sự khác nhau giữa đô thị cổ và đô thị hóa.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình và giáo viên nhận xét.
Chuyển ý: Đô thị hóa phát triển cao gây nên những hậu quả tiêu cực gì và biện pháp giải quyết những hậu quả ấy ở dới ôn hòa ra sao, chúng ta nghiên cứu ở mục tiếp theo.
2. Hoạt động 2: (15 phút) 
* Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, phương pháp thảo luận nhóm và nhóm nhỏ.
Gv yêu cầu học sinh dựa vào hình 16.3, 16.4 và nội dung sgk nêu những vấn đề nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh? (Học sinh trung bình)
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ có trong SGK để tìm hiểu về hướng giải quyết các vấn đề xã hội của đô thị hóa.
CH: Nêu hướng giải quyết nhưng vấn đề nảy sinh khi đô thị phát triển quá nhanh? (Học sinh trung bình + Học sinh khá)
Đại diện các nhóm trình bày -> GV chuẩn lại kiến thức.
1. Đô thị hoá ở mức độ cao.
- Tỉ lệ dân đô thị cao (> 75% dân số), là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.
- Các đô thị được kết nối với nhau thành chuổi đô thị nhờ hệ thống giao thông phát triển.
- Các đô thị phát triển theo qui hoạch cả bề rộng lẫn chiều cao và chiều sâu.
- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
2. Các vấn đề của đô thị.
a. Những vấn đề tiêu cực nảy sinh.
- Ô nhiễm môi trường.
- Ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm
- Thiếu nhà ở và công trình công cộng cho người ngèo.
- Thất nghiệp, tệ nạn xã hội
b. Biện pháp giải quyết.
 - Quy hoạch lại đô thị theo hướng 
“phi tập trung”:
- Xây dựng thành phố vệ tinh
- Chuyển dịch hoạt động công nghiệp dịch vụ đến các vùng mới.
- Phát triển đô thị hoá nông thôn.
 	3. Củng cố. (4 phút) Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố lại nội dung bài học cho học sinh.
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Về nhà học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài 17.
- Kể chuyện ngắn: Học sinh về nhà kể cho người thân nghe về một vấn đề bức xúc do vấn đề đô thị hóa phát triển nhanh ở các nước ôn hòa, nếu có thể có thể liên hệ tới Việt Nam.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................======&======
Tuần: 10	 	 	 Ngày soạn: 15/10/2017
Tiết: 19	 	 Ngày dạy: 16/10/2017
Bài 17. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu.
- Quan sát tranh ảnh để nhận biết các kiển môi trường ở đới ôn hòa qua biểu đồ khí hậu.	
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Phản hồi / lắng nghe tích cực. (Hoạt động 1, 2)
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2)
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta từ những việc nhỏ nhất là không vứt rác bừa bãi ....
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình ảnh khí thải (hình 16.3, 17.1, 17.2). Ảnh chụp lỗ thủng tầng ô zôn trong khí quyển bao quanh Trái Đất (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
	CH: Những vấn đề tiêu cực nảy sinh của quá trình đô thị hóa ở đới ôn hòa.
Trả lời:
- Ô nhiễm môi trường.
- Ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm
- Thiếu nhà ở và công trình công cộng cho người ngèo.
- Thất nghiệp, tệ nạn xã hội 
	3. Bài mới.
Đô thị hoá và quá trình phát triển công nghiệp là niềm tự hào của thế giới nói chung và của đới ôn hoà nói riêng. Song nó cũng có những mặt trái rất nguy hiểm. Do ý thức bảo vệ môi trường còn kém đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đến mức báo động. Chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề đó trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (18 phút) Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm không khí
* Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, phương pháp thảo luận nhóm và nhóm nhỏ.
GV cho HS xem các hình: 16.3, 17.1, 17.2, 16.2, 17.3, 17.4 đồng thời nêu lên yêu cầu:
+ Em hãy nêu các nguyên nhân dẩn đến ô nhiễm không khí ở đới ô hoà? (Học sinh trung bình Học sinh khá)
+ Tình trạng đó gây nên những hậu quả gì? (Học sinh trung bình)
2. Hoạt động 2: (17 phút) Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước. “Hiệu ứng nhà kính” đối với Trái Đất.
* Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, phương pháp thảo luận nhóm và nhóm nhỏ.
Giáo viên yêu cầu Hs đọc thuật ngữ ở SGK và tiến hành phân chia nhóm cùng nhau thảo luận các vấn đề sau:
+ Nêu hiện trạng của vấn đề ô nhiễm nguồn nước? (Học sinh trung bình)
GV minh họa “hiệu ứng nhà kính” - khi các hoạt động công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc trong đó có các khí nhà kính: CO2, SO2,  lên bầu không khí. Các khí này tạo nên một vành chắn trên cao ngăn cản bức xạ nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian. Nên nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên ( 3 – 40C trong những năm gần đây).
GV: Nước nào có lượng khí thải bình quân trên đầu người cao nhất thế giới? (Học sinh trung bình) 
HS: Hoa Kì cao nhất chiếm ¼ lượng khí thải toàn cầu.
+ Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó là gì? (Học sinh khá)
+ Đứng trước tình trạng đó các nước trên thế giới đã làm gì? (Học sinh khá)
HS: Hầu hết các nước trên thế giới đã kí hiệp định Ki-ô-tô.
Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, Gv chuẩn lại kiến thức.
1. Ô nhiễm không khí.
a. Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiểm nặng nề.
b. Nguyên nhân.
- Do khí thải, khói bụi từ:
 + Hoạt động công nghiệp.
 + Các phương tiện giao thông.
 + Chất đốt sinh hoạt.
- Do rò rỉ chất phóng xạ vào không khí.
c. Hậu quả.
- Tạo nên những trận mưa a xít làm:
 + Chết cây cối.
 + Phá huỷ các công trình xây dựng.
 + Gây bệnh đường hô hấp cho người, vật nuôi
- Làm tăng “hiệu ứng nhà kính” khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,...
- Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
2. Ô nhiễm nguồn nước.
a. Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm nguồn nước sông, nước biển, nước ngầm.
b. Nguyên nhân:
- Ô nhiểm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển ...
- Ô nhiểm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp...
c. Hậu quả:
- Thiếu nước sạch cho sản xuất và đời sống.
- Làm chết ngạt các sinh vật trong nước.
- Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho con người và vật nuôi.
 	3. Củng cố. (3 phút) Đánh dấu x vào ô vuông ý em cho là đúng nhất.
	a. Hàng năm các nhà máy xí nghiệp và các phương tiện giao thông ở đới ôn hoà đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải, hậu quả đã:
A. Tạo nên những trận mưa a xít làm chết cây cối.
B. Tạo nên những trận mưa a xít ăn mòn các công trình xây dựng.
C. Gây các bệnh về đường hô hấp cho con người.
D. Tất cả các ý trên.
	b. Câu hỏi dưới đây đúng hay sai.
- Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến hiện tượng “thuỷ triều đỏ” làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.
A. Đúng 
B. Sai
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Về nhà soạn bài thực hành: nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà?
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 Sgk trang 58.
- Sưu tầm tư liệu: Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các tư liệu, bài biết, tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm nguồn nước liên quan đến bài học.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
Tuần: 10	 	 	Ngày soạn: 17/10/2017
Tiết: 20	 	 	Ngày dạy: 18/10/2017
Bài 18. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Nắm được các kiểu môi trường ở đới ôn hoà và nhận biết được chúng qua biểu đồ khí hậu.
- Biết tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ vẽ theo công thức P=2P.
- Các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết chúng qua ảnh.
- Biết vẽ và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí độc hại theo số liệu đã cho.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh và nhận biết kiến thức qua ảnh và biểu đồ nhiệt độ, kượng mưa.
3. Thái độ: Rèn thái độ tự giác, giữ gìn và yêu quí thiên nhiên.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Phản hồi / lắng nghe tích cực. (Hoạt động 1, 2)
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2)
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ các nước trên Thế giới; Biểu đồ khí hậu ở bài tập 1. (phóng to).
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận, đàm thoại, gợi mở.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp . (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Nêu hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước?
Trả lời:
- Thiếu nước sạch cho sản xuất và đời sống.
- Làm chết ngạt các sinh vật trong nước.
- Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho con người và vật nuôi.
3. Bài mới.
Môi trường đới ôn hoà rất đa dạng về nhiều kiểu khí hậu và kiểu thực vật rừng khác nhau. Việc nhận biết được tên các kiểu môi trường đó là rất quan trọng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành để nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (11 phút) Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm
* Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, phương pháp thảo luận nhóm và nhóm nhỏ.
GV: Yêu cầu lớp thảo luận.
* Nhóm 1, 2: Nhận xét biểu đồ A
HS: Đại diện nhóm trình bày theo đáp án sau.
* Biểu đồ A.
+ Nhiệt độ:
- Nhiệt độ tháng cao nhất: tháng 7 (100C).
- Nhiệt độ tháng thấp nhất: tháng 1,2 (-290C).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12261080.doc