Giáo án môn Địa lí 8 - Chủ đề: Biên giới, biển và hải đảo Việt Nan

CHỦ ĐỀ: BIÊN GIỚI, BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

Số tiết: 03 tiết (từ tiết 25 đến tiết 27 theo PPCT)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

Sau khi học xong, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ nước ta.

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta về mặt tự nhiên, KT - XH.

- Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển Việt Nam.

- Biết được biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải BVMT biển.

- Giá trị của tài nguyên biển đảo, cũng như VĐ ô nhiễm môi trường biển - đảo

2. Về kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ (hoặc lược đồ) khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ của Việt Nam và vị trí, giới hạn của Biển Đông.

- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để trình bày:

+ Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.

+ Phạm vi một số bộ phận của vùng biển thuộc chủ quyền nước ta

 

doc 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2495Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 8 - Chủ đề: Biên giới, biển và hải đảo Việt Nan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01-2-2017
CHỦ ĐỀ: BIÊN GIỚI, BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Số tiết: 03 tiết (từ tiết 25 đến tiết 27 theo PPCT)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
Sau khi học xong, HS cần:
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ nước ta.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta về mặt tự nhiên, KT - XH.
- Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển Việt Nam.
- Biết được biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải BVMT biển.
- Giá trị của tài nguyên biển đảo, cũng như VĐ ô nhiễm môi trường biển - đảo 
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ (hoặc lược đồ) khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ của Việt Nam và vị trí, giới hạn của Biển Đông.
- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để trình bày:
+ Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
+ Phạm vi một số bộ phận của vùng biển thuộc chủ quyền nước ta
3. Về thái độ:
- Đánh giá được giá trị cơ bản của vị trí, địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
- Nâng cao nhận thức về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
- Có ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển giàu đẹp của nước ta.
4. Năng lực cần phát triển
4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
4.1. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực SD bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình...
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KT DẠY HỌC
1. Hình thức:
Dạy học trên lớp
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
- Vấn đáp.
- Trực quan.
- Giảng giải.
- Hợp tác.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp nhóm.
III. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV Địa lí 8
- Lược đồ khu vực Đông Nam Á
- Bản đồ tự nhiên VN, BĐ hành chính Việt Nam, bản đồ biển Việt Nam
- Át lát địa lí Việt Nam
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, Át lát địa lí Việt Nam.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Tổ chức: 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8A
Tiết 1: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
Tiết 2: Vùng biển Việt Nam.
Tiết 3: Thực hành: Đọc bản đồ VN (phần hành chính).
8B
Tiết 1: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
Tiết 2: Vùng biển Việt Nam.
Tiết 3: Thực hành: Đọc bản đồ VN (phần hành chính).
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế năm 1986 của Việt Nam?
3. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Em biết địa danh nào thuộc 4 điểm cực của nước ta? 
 Cực bắc: Núi Rồng - Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang 
Cực nam: Mũi Cà Mau - Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau
Cực tây: xã A Pa Chải - Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên 
Cực đông: Mũi Đôi - Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam 
(HS làm việc theo nhóm/cá nhân)
*B1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Quan sát bản đồ khu vực Đông Nam Á, xác định vị trí, các mặt tiếp giáp của Việt Nam và cho biết Việt Nam bao gồm mấy bộ phận hợp thành?
- GV chia lớp làm 3 nhóm: Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ khu vực Đông Nam Á và những kiến thức đã học:
+) Nhóm 1, 2: Tìm hiểu vùng đất nước ta dựa vào các gợi ý sau:
+ Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và bảng số liệu 23.2, xác định vị trí và tọa độ địa lí các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta?
+ Xác định diện tích đất tự nhiên của Việt Nam
+ Dựa vào tọa độ địa lí Việt Nam, tính: Từ Bắc vào Nam phần đất liền kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào? Từ Tây sang Đông, phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ? Phần đất liền nước ta nằm trong múi giờ số mấy theo giờ GMT? 
 +) Nhóm 3, 4: Tìm hiểu vùng biển nước ta, dựa vào các gợi ý sau
+ Quan sát bản đồ khu vực Đông Nam Á, cho biết vùng biển Việt Nam thuộc biển nào? đại dương nào? và có chung biên giới trên biển với các quốc gia nào?
+ Xác định diện tích vùng biển nước ta, số lượng đảo và quần đảo
+ Xác định vị trí đảo và 2 quần đảo lớn nhất trên vùng biển Việt Nam
 +) Nhóm 5, 6: Tìm hiểu vùng trời Việt Nam, dựa vào các gợi ý sau:
+ Xác định vị trí vùng trời nước ta trên đất liền và trên biển
+ Nếu tính cả vùng đất và vùng biển, Việt Nam trải rộng trên mấy múi giờ, đó là những múi giờ nào?
 - Dựa vào nội dung vừa thảo luận kết hợp kiến thức SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của nước ta
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung: chứng minh vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa rất quan trọng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng 
 - Dựa vào nội dung vừa thảo luận kết hợp kiến thức SGK, trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta?
*B2: HS thực hiện: HĐ nhóm (10').
*B3: HS báo cáo kết quả
*B4: Giáo viên NX, chuẩn kiến thức:
1.1) Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
- Tọa độ địa lí:
150vĩ tuyến
+ Cực Bắc:23023/B	 
+ Cực Nam:8034/B
70vĩ tuyến
+ Cực Tây: 102010/Đ 
+ Cực Đông: 109024/Đ
- DT đất liền: 331 212 km² (kể cả các đảo) 
- Việt Nam thuộc múi giờ số 7
b. Phần biển:
- DT: trên 1 triệu km², thuộc biển Đông 
- Vùng biển Việt Nam có trên 4000 đảo lớn nhỏ, 2 quần đảo xa nhất về phía đông: Hoàng Sa (Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa).
c. Vùng trời:
- Là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên phần đất liền và phần biển: 
+ Trên đất liền: được giới hạn bằng các đường biên giới.
+ Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Lãnh thổ nước ta nằm trong 2 múi giờ: Múi giờ số 7 và số 8.
d. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí về tự nhiên:
- Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Cầu nối giữa đất liền và hải đảo, Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Nằm ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa.
1.2) Đặc điểm lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
- Lãnh thổ hẹp ngang kéo dài: từ Bắc đến Nam kéo dài1650 km (15 vĩ độ), từ Tây sang Đông chỉ mở rộng 7014’, nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình chưa đầy 50km.
- Bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km hợp với trên 4600 km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ VN có dạng hình chữ S.
b. Vùng biển:
- Biển Đông mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam
- DT: 1 triệu km² có trên 4000 đảo lớn nhỏ trong đó có 2 quần đảo lớn: quần đảo Hoàng quần đảo Trường Sa
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược với nước ta cả về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế
2. Vùng biển Việt Nam
*B1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
- GV chia lớp làm 3 nhóm: QS lược đồ ĐNÁ và kiến thức đã học:
+) Nhóm 1: Tìm hiểu diện tích, giới hạn biển Đông và vùng biển nước ta:
+ Xác định vị trí, diện tích, giới hạn của Biển Đông
+ Xác định các eo biển thông với TBD, AĐD và các vịnh biển lớn trên biển Đông
+ Cho biết diện tích phần biển thuộc lãnh thổ VN? Vị trí của biển VN tiếp giáp với vùng biển của những nước nào bao quanh biển Đông
+) Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của biển:
+ Tìm hiểu về chế độ gió: Có mấy loại gió? Hướng? Tốc độ gió? So sánh gió thổi trên biển với trên đất liền và rút ra nhận xét?
+ Tìm hiểu chế độ nhiệt: Quan sát hình 24.2, cho biết nhiệt độ nước tầng mặt thay đổi như thế nào? t0 trung bình? So sánh với trên đất liền? 
+ Tìm hiểu chế độ mưa: Nhận xét chế độ mưa trên biển
+) Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm hải văn của biển:
+ Tìm hiểu về dòng biển: Quan sát hình 24.3, nhận xét hướng chảy của các dòng biển theo mùa?
+ Tìm hiểu về chế độ thủy triều: Thủy triều hoạt động như thế nào trên biển?
+ Tìm hiểu về độ mặn: Độ mặn trung bình của biển Đông là bao nhiêu? So sánh với các vùng biển khác.
GV yêu cầu HS kể tên các nguồn tài nguyên biển và những thiên tai thường
gặp trên vùng biển nước ta.
Chứng minh sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển - đảo
*B2: HS thực hiện: HĐ nhóm (10').
*B3: HS báo cáo
*B4: Giáo viên NX, chuẩn kiến thức:
2.1) Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam:
a. Diện tích, giới hạn:
- Biển VN có diện tích 1 triệu km2
- Là 1 bộ phận của Biển Đông:
*Biển Đông:
- Là biển lớn, diện tích khoảng 3447000km2, tương đối kín nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc
- Biển Đông có hai vịnh: Thái Lan và vịnh Bắc Bộ
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông:
* Chế độ nhiệt:
- Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
- Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. 
- Nhiệt độ trung bình: 230C. 
* Chế độ gió:
- Gió Đông Bắc từ tháng 10 -> 4.
- Gió Tây Nam từ tháng 5-> 9.
- Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, trung bình: 5 - 6m/s, cực đại tới 50m/s.
- Dông phát triển về đêm và sáng.
* Chế độ mưa:
- Lượng mưa TB từ 1100 - 1300mm/năm.
- Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền
* Chế độ hải văn thay đổi theo mùa:
- Chế độ triều phức tạp và độc đáo: nhật tiêu, bán nhật triều và tạp triều.
- Độ mặn : 30 - 33 ‰.
2.2) Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam:
a. Tài nguyên biển:
- Vùng biển VN nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng:
+ TN thủy sản: Giàu tôm, cá và các hải sản quý khác.
+ TN khoáng sản: Dầu khí, khí đốt, muối, cát,...
+ TN du lịch: Các danh lam, thắng cảnh đẹp.
+ GTVT biển: Bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng và phát triển nhiều tuyến đường biển Việt Nam với nước ngoài
- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta như: mưa, bão, sóng lớn, triều cường)
- Vùng biển Việt Nam có giá trị nhiều mặt là cơ sở phát triển tổng hợp kinh tế biển: đánh bắt và chế biến hải sản, khai thác dầu khí, du lịch, giao thông biển
b. Môi trường biển:
- Môi trường biển Việt Nam đang bị ô nhiễm.
- Biện pháp: Khai thác nguồn lợi trên biển phải có kế hoạch đi đôi với bảo vệ môi trường biển.
3. Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam (phần hành chính)
(HS làm việc theo nhóm/cá nhân)
*B1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
 - Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, xác định được hệ toạ độ địa lí nước ta
- GV chia lớp làm 3 nhóm: Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và những kiến thức đã học:
+) Nhóm 1: Xác định các tỉnh nằm trong vùng nội địa và các tỉnh nằm ở ven biển
+) Nhóm 2: Xác định các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia 
+) Nhóm 3: Xác định được vị trí, các mặt tiếp giáp của tỉnh Phú Thọ
*B2: HS thực hiện: HĐ nhóm (6').
*B3: HS báo cáo
*B4: Giáo viên NX, chuẩn kiến thức:
3.1) Tọa độ địa lí Việt Nam (phần đất liền):
+ Cực Bắc:23023/B (Núi Rồng - Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang)
+ Cực Nam:8034/B (Mũi Cà Mau - Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau)
+ Cực Tây: 102010/Đ (APACHẢI - Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên ) 
+ Cực Đông: 109024/Đ (Mũi Đôi - Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa)
3.2) Hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu:
- VN có tất cả 29/64 tỉnh, thành phố giáp biển.
- 7 tỉnh giáp Trung Quốc : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
- 10 tỉnh giáp Lào: ĐBiên, SLa, THóa, NAn, H Tỉnh, Q.Bình, Q.Trị, Thừa Thiên Huế, Q.Nam & Kom Tum
- 10 tỉnh giáp Cam - Pu - Chia: Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Sa Đéc, An Giang, Kiên Giang
3.3) Xác định vị trí tỉnh Phú Thọ: 
- Vị trí: Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tiếp giáp:
+ Phía bắc: Tuyên Quang.
+ Phía nam: Hoà Bình.
+ Phía đông: Vĩnh Phúc và Hà Nội.
+ Phía tây: Sơn La và Yên Bái.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Xác định vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ nước ta trên bản đồ khu vực Đông Nam Á
Câu hỏi 2: Chứng minh vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa rất quan trọng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng
Câu hỏi 3: Chứng minh vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa qua các yếu tố khí hậu biển.
Câu hỏi 4: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam:
- Xác định hệ toạ độ địa lí nước ta
- Xác định các tỉnh nằm trong vùng nội địa và các tỉnh nằm ở ven biển
- Xác định các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Phân tích ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ nước ta đối với các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải
Câu hỏi 2: Ý nghĩa của hệ thống đảo và quần đảo Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng 
Câu hỏi 3: Xác định vị trí, các mặt tiếp giáp của tỉnh Phú Thọ.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Câu hỏi 1: Tại sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi 
Câu hỏi 2: Dựa vào sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam cho biết: Biển Việt Nam bao gồm những vùng nào và nêu hiểu biết của em về các vùng đó
Câu hỏi 3: Đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí tỉnh Phú Thọ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 
V. KẾT THÚC CHỦ ĐỀ
1. Củng cố
- Kể tên và xác định trên bản đồ các quần đảo lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam trên bản đồ?
- Sự cố MT biển nghiêm trọng nào xảy ra gần đây nhất? hậu quả?
2. HD về nhà
- Làm các bài tập:
+ Bài 2,3 –SGK/86
+ Bài 2,3 – SGK/91
- Học bài cũ, chuẩn bị bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Ngày soạn: 06-2-2017
Ngày dạy: 
Tiết 28. Bài 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1- Kiến thức
- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn. 
- Đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn hình thành lãnh thổ VN và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên TN nước ta.
2- Kĩ năng 
- Đọc, hiểu sơ đồ, khái niệm địa chất đơn giản, niên đại địa chất.
- Nhận biết các giai đoạn đơn giản của niên biểu địa chất và XĐ trên bản đồ các vùng địa chất kiến tạo của Việt Nam.
3- Thái độ
- Có ý thức và hành vi bảo vệ MT, tài nguyên khoáng sản.
II. THIẾT BỊ DH
Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Tổ chức
SS 8A: 8B:
2. Kiểm tra bài cũ
+ Em hãy nên tình trạng môi trường biển của nước ta hiện nay, vì sao phải bảo vệ môi trường biển?
+ Đáp án: MT biển VN hiện nay còn một số vùng khá trong sạch, một số vùng đã bị ô nhiễm do chất thải sản xuất và sinh hoạt, sự cố tràn dầu... 
BVMT biển là bảo vệ sự đa dạng sinh vật biển, khai thác lâu dài nguồn lợi biển vì lợi ích kinh tế và quốc phòng...
3. Bài mới
HĐ CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
*B1: GV chuyển giao nhiệm vụ 
HS quan sát H 25.1
- Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ VN. Các vùng địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào? 
+ Đọc B 25.1 " Niên biểu địa chất ".
- Các đơn vị nền móng "đại địa chất" diễn ra cách đây bao nhiêu năm? Mỗi niên đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu?
- Dựa và thông tin SGK, bảng 25.1. Hoàn thành ND bảng theo mẫu.
+ 2 nhóm/1 giai đoạn. 
Giai đoạn
Thời gian
Đặc điểm
1. Tiền 
Cam-bri
Cách đây khoảng 542 triệu năm
- Phần lớn lãnh thổ VN là biển.
- Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum.
- Các loài SV có rất ít và đơn giản.
- Khí quyển ít Oxi.
2. Cổ 
kiến tạo
Cách nay khoảng 65 triệu năm
- Nhiều cuộc vận động tạo núi làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn LTVN đã trở thành đất liền . Một số núi được hình thành, xuất hiện những khối núi đá vôi hùng vĩ và những bể than đá có trữ lượng lớn
- Giới SV PT mạnh mẽ: Là thời kì cực thịnh của bò sát, khủng long và cây hạt trần.
- Cuối giai đoạn, ĐH bị bào mòn, hạ thấp => Những bề mặt san bằng cổ
3. Tân kiến tạo
Cách nay khoảng 25 triệu năm.
- Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan xi păng).
- Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện và kéo dài tới ngày nay
+ ĐH Nâng cao làm sông ngòi, núi non trẻ lại, hoạt động mạnh mẽ. 
+ Hình thành CN ba dan (Tây Nguyên) và các ĐB phù sa (ĐBSH, ĐBSCL).
+ Biển Đông mở rộng và tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ĐB châu thổ
- Giới SV phát triển mạnh mẽ phong phú và hoàn thiện . xuất hiện loài người
- Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không? Biểu hiện?
Một số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu...
* Địa phương em đang ở thuộc đơn vị nền móng nào? Địa hình có tuổi khoảng bao nhiêu năm?
*B2: HS thực hiện: HĐ nhóm/bàn (10').
*B3: HS báo cáo, nhận xét
*B4: GV đánh giá, KL.
4. Củng cố
1) Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật ở nước ta vào giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển như thế nào?
- Khí hậu nóng ẩm. mưa nhiều.
- Thực vật phát triển mạnh mẽ, rừng rậm rạp.
2) Em hãy cho biết những trận dộng đất đã xảy ra ở ĐB trong thời gian gần đây? Chứng tỏ điều gì? 
- ĐB năm 2000: rung chấn mạnh 5,7 độ Richte. Chứng tỏ các hoạt động địa chất hình thành lãnh thổ vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay.
5. HD về nhà
- GV HD học sinh chuẩn bị bài 26.
Ngày 6 tháng 2 năm 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24 Vung bien Viet Nam chu de Dia li 8 _12267534.doc