Giáo án môn Địa lí 9 (chuẩn kiến thức)

ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tt)

 ĐỊA LÍ DÂN CƯ.

Bài 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

 Sau bài học, học sinh cần:

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Kĩ năng.

 - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số sân cả nước.

- Thu thập thông tin về một dân tộc (số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu, ).

3. Thái độ. Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam

- Tập trung về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

 

doc 129 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1784Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 9 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Dân số nước ta được xếp vào loại nào so với dân số của nhiều nước trên thế giới? (Học sinh trung bình)
H: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta là bao nhiêu? (Học sinh trung bình)
H: Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì? biện pháp khắc phục như thế nào? (Học sinh khá)
- HS xác định trên bản đồ những khu vực tập trung đông dân, thưa dân? (Học sinh trung bình)
H: Dân cư phân bố không đều gây khó khăn gì? Cần có biện pháp gì để pđiều chỉnh sự phân bố dân cư cho hợp lí? (Học sinh khá)
2. Hoạt động 2: (20 phút) Nhóm
- GV lập bảng, chia nhóm cho HS thảo luận. Mỗi nhóm 1 ngành kinh tế (Về cơ cấu, tình hình phát triển, các nhân tố ảnh hưởng)
- Đại diện các nhóm điền kết quả vào bảng, trình bày trên bản đồ những nội dung kiến thức có liên quan.
- Các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
I. Địa lí dân cư.
- Dân số nước ta năm 2003 là 80, 9 triệu người. là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên là 1, 43% (Đã giảm nhiều nhưng vẫn còn cao).
- Dân số đông, tăng nhanh à thiếu việc làm à chất lượng cuộc sống thấp à kinh tế chậm phát triển.
- Dân cư phân bố không đông đều: mật độ dân số trung bình 246 người/km2. 
 + Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và thành thị, thưa thớt ở miền núi cao nguyên.
 + Dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn (74%), quá ít ở thành thị (26%).
II. Địa lí các ngành kinh tế.
Ngành 
kinh tế
Cơ cấu
Tình hình phát triển
Các nhân tố ảnh hưởng
Nông nghiệp
Trồng trọt, chăn nuôi
- Đa dạng các loại cây trồng (Trồng trọt chiếm ưu thế)
Nhân tố tự nhiên, 
Kinh tế - xã hội
Công nghiệp
Đa dạng, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm
- Đang phát triển nhanh
Nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội
Lâm nghiệp
Khai thác, chế biến gỗ
- Thực hiện mô hình nông-lâm kết hợp, Tăng diện tích rừng.
Nhân tố tự nhiên, Dân cư
Thủy sản
Khai thác, nuôi trồnga
- Tỉ trọng khai thác lớn, tỉ trọng nuôi trồng tăng nhanh, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Dịch vụ
Đa dạng, gồm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng
- Tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. 
- Phát triển mạnh ở vùng đông dân, vùng kinh tế phát triển.
Dân cư, kinh tế
Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông
Đầy đủ các loại hình giao thông vận tải
- Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường, sân bay, bến cảng.
- Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nhanh
Nhân tố tự nhiên, cơ sở vật chất- kĩ thuật
Thương mại
Nội thương, ngoại thương
- Sức mua trong nước tăng mạnh
- Thị trường xuất nhập khẩu mở rộng
Dân cư, xã hội
Du lịch
Du lịch tự nhiên
Du lịch nhân văn
- Nhiều địa điểm được công nhận là di sản thế giới.
- Số lượng du khách tăng nhanh.
Tự nhiên, xã hội
3. Củng cố. (3 phút) 
- Gv hệ thống lại phần trọng tâm cho học sinh 
- Học sinh về nhà ôn kỹ nội dung kiến thức tiết sau kiểm tra.
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà ôn tập lại kiến thức tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 09	 Ngày soạn: 13/10/2014
Tiết: 18	 Ngày dạy: 15/10/2014
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
 	Thông qua bài kiểm tra, học sinh có khả năng:
	1. Kiến thức: 
	- Kiểm tra, đánh giá được kiến thức của bản thân thu được qua những phần đã học.
	2. Kĩ năng: 
	- Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học.
	3. Thái độ:
	- Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
	HS: Ôn tập kiến thức đã học
	GV: Đề kiểm tra 1 tiết.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Kiểm tra đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1: Địa lí dân cư 
 - Biết được dân cư nước ta tập trung đông nhất ở vùng nào.
- Trình bày được về số dân và tình hình tăng dân số của nước ta hiện nay.
TSC:
TSĐ:
 TL: %
 SC: 1
SĐ: 0.5
TL: 5%
 SC: 1
SĐ: 3.0
 TL: 30%
 SC: 2
 SĐ: 3.5
TL: 35%
Chủ đề 2: Địa lí kinh tế
- Biết được khu vực kinh tế đang có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta. 
- Biết được về cơ cấu lãnh thổ hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế. 
- Biết được hoạt động thương mại bao gồm những lĩnh vực nào.
- Biết được hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là những trung tâm nào.
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.
- Trình bày đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta
- Hiểu được ngành vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta.
TSC:
TSĐ:
TL: %
 SC: 4
SĐ: 2.0
TL: 20%
 SC: 2
SĐ: 4.0
TL: 40%
 SC: 1
SĐ: 0.5
TL: 5%
 SC: 7
SĐ: 6.5
 TL: 65%
TSC:
TSĐ:
 TL: %
SC: 5/6
SĐ: 2.5
TL: 25%
 SC: 3
SĐ: 7.0
 TL: 70%
SC: 1/6
SĐ: 0.5
TL: 5%
 SC: 9
 SĐ: 10
 TL: 100%
ĐỀ:
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng của mỗi câu
Câu 1: Dân cư nước ta tập trung đông nhất ở các vùng:
Đồng bằng.	B. Trung du.	
C. Miền núi. 	D. Cao nguyên.
Câu 2: Khu vực kinh tế đang có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta là:
Nông, lâm, ngư nghiệp.	B. Công nghiệp, xây dựng.
C. Dịch vụ. 	D. Công nghiệp và dịch vụ
Câu 3: Về cơ cấu lãnh thổ hiện nay nước ta có số vùng kinh tế là:
A. 5 vùng. 	B. 6 vùng
C. 7 vùng.	D. 8 vùng
Câu 4: Ngành vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta là:
Đường sắt.	B. Đường sông
C. Đường bộ. 	D. Đường biển.
Câu 5: Hoạt động thương mại bao gồm:
Nội thương và dịch vụ.	B. Ngoại thương và dịch vụ
C. Nội thương và ngoại thương.	D. Nội thương và du lịch.
Câu 6: Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là:
 A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.	B. Hà Nội, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Đà Nẵng.	D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 điểm) 
Câu 1: (3.0 điểm) 
- Trình bày về số dân và tình hình tăng dân số của nước ta hiện nay?
Câu 2: (2.0 điểm)
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta?
Câu 3: (2.0 điểm) 
- Trình bày đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 9
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
A
A
C
C
C
A
Điểm 
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
 1
* Số dân và tình hình tăng dân số của nước ta hiện nay:
- Việt Nam là một nước đông dân, đến năm 2006 nước ta có 84,2 triệu người. Về diện tích lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, số dân đứng thứ 14 trên thế giới. 	
- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang giảm dần (1,43% năm 1999 và 1,31% năm 2005). 
+ Hiện nay nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ suất tử ở mức tương đối thấp.
+ Tuy vậy, do số dân đông nên mỗi năm số dân nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có sự chênh lệch giữa các vùng. 
+ Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và cao nhất là ở Tây Bắc, Tây Nguyên. 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
0.25
0.25
 2
* Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta:
- Các nhân tố tự nhiên: Đất, nước, khí hậu, sinh vật. 	 
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất – kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước. 	
1.0
1.0
 3
* Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta:
- Ngành dịch vụ phân bố không đều vì sự phân bố các ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ như dân cư và các ngành sản xuất. 
- Các ngành dịch vụ tập trung nhiều ở các thành phố, thị xã, các đồng bằng vì đây là nơi có dân cư đông đúc, nhiều ngành sản xuất. 	
- Các vùng núi dân cư thưa thớt kinh tế còn nặng tính tự cấp, tự túc thì dịch vụ còn nghèo nàn. 
- Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
0.5
0.5 
0.5 
0.5 
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10	 	 Ngày soạn: 16/10/2017
Tiết: 	19	 	 Ngày dạy: 17/10/2017
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
Bài 17. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Kĩ năng: 
 - Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng.
 - Phân tích bản đồ kinh tế, tự nhiên của vùng
3. Thái độ: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vùng.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ, biểu đồ bằng số liệu để viết bài tìm hiểu về tình hình phát triển ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. (Hoạt động 1 và hoạt động 2)
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác nhóm khi làm việc theo nhóm. (Hoạt động 1 và hoạt động 2)
 - Bảo vệ môi trường: Ý thức, trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. (Hoạt động 2)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam
- Tập trung về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 	
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Một số tranh ảnh về Trung du miền núi Bắc Bộ 
2. Chuẩn bị của học sinh: Tư liệu và tranh ảnh về dân cư xã hội của vùng. 
III. PHƯƠNG PHÁP. Đặt vấn đề, phân tích, quan sát lược đồ, nhận xét. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. Không
3. Bài mới.
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Giữa 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội. 
Giáo viên giới thiệu trên lược đồ các tỉnh của 2 tiểu vùng.
 	Diện tích: 100.965 km2 
 	Dân số: 11.5 triệu người (năm 2002)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (12 phút)
Giáo viên cho học sinh đọc thông tin.
Quan sát H17.1 xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. Học sinh chỉ trên lược đồ. (Học sinh trung bình)
(Học sinh nắm được đường biên giới quốc gia của Việt Nam với Trung Quốc, vùng Thượng Lào).
GV. Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? (Học sinh khá)
2. Hoạt động 2: (13 phút)
Học sinh quan sát lược đồ 17.1 
GV. Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa 2 tiểu vùng? (Học sinh trung bình)
 Học sinh trả lời => Giáo viên bổ sung
GV. Độ cao địa hình và hướng núi có ảnh hưởng gì? (Học sinh trung bình)
Học sinh quan sát lược đồ nơi bắt nguồn các dòng sông => Đổ ra đâu
Học sinh quan sát bảng 17.1 nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 tiểu vùng
Học sinh nhận xét => Giáo viên bổ sung
GV. Dựa vào H17.1 xác định vị trí các mỏ than, sắt, thiếc và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện. (Học sinh trung bình)
 (nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình)
(Học sinh xác định trên lược đồ) 
GV. Việc khai thác khoáng sản và chặt phá rừng đã ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? (Học sinh khá)
3. Hoạt động 3: (14 phút)
Giáo viên giới thiệu về cơ cấu và địa bàn cư trú của một số dân tộc.
GV. Học sinh quan sát bảng 17.2 nhận xét sự chênh lệch về dân cư xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. (Học sinh khá)
Học sinh trả lời => Giáo viên bổ sung và chốt lại.
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Vị trí địa lí: 
+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào.
+ Phía Đông Nam giáp biển.
+ Phía Nam giáp với Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
- Lãnh thổ: Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng khoáng sản.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm: Địa hình cao, cắt xẻ mạnh; khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều khoáng sản; trữ năng thủy điện dồi dào.
- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, thời tiết diển biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị giảm sút nghiêm trọng...
3. Đặc điểm dân cư - xã hội.
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người như Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng... Người Việt (Kinh) cư trú hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
- Thuận lợi: 
+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liêu, rau quả cận nhiệt và ôn đới...).
+ Đa dạng về văn hóa.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
4. Củng cố. (4 phút)
- Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? 
- Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Về nhà học bài cũ mục 1.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 65.
- Đọc trước nội dung bài mới để tiết hôm sau chúng ta học.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu về thủy điện, trung tâm kinh tế, dịch vụ. 
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10	Ngày soạn: 17/10/2017
Tiết: 	20	 	Ngày dạy: 19/10/2017
Bài 18. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm
2. Kĩ năng: Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí - kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích theo các câu hỏi gợi ý trong bài.
3. Thái độ: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vùng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lược đồ kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 
- Tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội trong vùng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời trước các câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP. Đặt vấn đề, thảo luận, vấn đáp, bài tập 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn dịnh lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Nêu vị trí địa lý của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
- Vị trí địa lí: 
+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào.
+ Phía Đông Nam giáp biển.
+ Phía Nam giáp với Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
- Lãnh thổ: Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng khoáng sản.
3. Bài mới.
 	Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai khoáng và thuỷ điện. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (11 phút)
Học sinh đọc nhanh kênh chữ và xem lược đồ kinh tế 18.1 xác định các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim và cơ khí, hoá chất.
Học sinh thảo luận và trả lời
=> Giáo viên bổ sung và chốt lại 
? Nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình? (Học sinh trung bình)
2. Hoạt động 2: (12 phút) 
Học sinh đọc nhanh kênh chữ
Quan sát bảng 18.1 nêu một số cây trồng có tỉ trọng lớn so với cả nước.
Quan sát H18.1 xác định địa bàn phân bố của cây công nghiệp lâu năm : chè, hồi....
Học sinh xác định trên lược đồ.
=> Giáo viên bổ sung
? Nhờ điều kiện gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? (Học sinh trung bình)
? Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện gì để phát triển cây lương thực? (Học sinh trung bình)
? Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp? (Học sinh trung bình)
? Nghề rừng phát triển nó có tác dụng như thế nào đến độ che phủ và mọi hoạt động của người dân? (Học sinh khá)
GV: Trong sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường...
 Học sinh đọc thông tin
3. Hoạt động 3: (7 phút)
 Xác định trên H18.1 các tuyến đường sắt, đường ôtô xuất phát từ Hà Nội đi đến thành phố, thị xã các tỉnh biên giới Việt Trung, Việt Lào? (Học sinh trung bình)
(Gọi học sinh lên chỉ trên lược đồ)
? Hãy cho biết đặc điểm các tuyến đường nói trên? (Học sinh trung bình)
(Nối liền đồng bằng sông Hồng với Trung Quốc, Lào).
4. Hoạt động 4: (7 phút) 
? Kể một số hàng hoá của vùng xuất ra nước ngoài và các vùng khác? (Học sinh trung bình)
? Tìm trên H18.1 các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Trung; Việt – Lào? (Học sinh trung bình)
? Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng? (Học sinh trung bình)
? Trung du miền núi Bắc Bộ có những cơ sở du lịch nào? (Học sinh trung bình)
(Vịnh Hạ Long, Đền Hùng, Pác Bó, Tân Trào, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể...)
Xác định trên H18.1 vị trí các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng? (Học sinh khá)
(Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí
 Việt Trì: hoá chất, vật liệu xây dựng. Hạ Long: công nghiệp than, du lịch, Lạng Sơn: cửa khẩu quốc tế). 
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Công nghiệp.
- Thuỷ điện: Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang..
- Nhiệt điện: Hàng năm sản xuất 8.160 triệu KW/h một phần điện năng từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được chuyển tới các tỉnh phía Nam đất nước.
2. Nông nghiệp.
- Điều kiện sinh thái phân hoá đa dạng nên việc sản xuất nông sản có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt)
- Điều kiện đất đai, khí hậu rất quan trọng đối với cây chè
* Cây chè là loại thức uống rất được ưa chuộng ở trong nước cũng như ở một số nước trên thế giới, thị trường EU, Nhật Bản....
- Điều kiện:
+ Đất phe ra lít đồi núi
+ Khí hậu cận nhịêt
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Ở đây có một số cánh đồng lớn: Mường Thanh, Văn Chấn....
- Nhà nước giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ nông dân. Người dân yên tâm đầu tư tìm cách khai thác diện tích đất rừng được giao, phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn, tu bổ và trồng mới.
- Hạn chế sự xói mòn đất
- Cải thiện sinh thuỷ các dòng sông
- Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi
- Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi => thu nhập người dân tăng lên
3. Dịch vụ
- Khoáng sản, lâm sản, các sản phẩm chăn nuôi.
 + Đổi lại hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, hàng công nghiệp, lao động có kĩ thuật...
- Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang. 
- Hoạt động du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Đặc biệt là vịnh Hạ Long.
II. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ.
- Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Mỗi trung tâm có chức năng riêng.
 	5. Củng cố. (2 phút)
- Nhờ điều kiện gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? 
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện gì để phát triển cây lương thực? 
- Kể một số hàng hoá của vùng xuất ra nước ngoài và các vùng khác? 
- Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng? 
? Trung du miền núi Bắc Bộ có những cơ sở du lịch nào? 
6. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà học bài cũ mục 1.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 69.
7. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần: 11	Ngày soạn: 24/10/2017
Tiết: 	21	 	Ngày dạy: 26/10/2017
Bài 19. THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU. 
 	 1. Kiến thức: 
- Nắm được kĩ năng đọc bản đồ.
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kĩ năng: Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
3. Thái độ: Yêu mến môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 
 	- Át lát địa lí Việt Nam
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Đặt vấn đề, thảo luận, vấn đáp 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn dịnh lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12261083.doc