Giáo án môn Địa lí 9 - Tiết 22, 23, 24

Bài 19: THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố lại các kiến thức đó học trong hai tiết của vựng trung du và miền nỳi bắc bộ.

2. Kĩ năng:

- Nắm được kĩ năng đọc bản đồ

- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ thực hành.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đánh giá và chịu trách nhiệm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. GV: - Giáo án, sgk. Chuẩn kiến thức kĩ năng. Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. HS: - Vở ghi, sgk, thước kẻ , máy tính bỏ túi, bút chì , sáp màu.

 

docx 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 9 - Tiết 22, 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11	 Ngày dạy: 11/11/2017
Tiết 22	 
Bài 19: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
 I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại các kiến thức đó học trong hai tiết của vựng trung du và miền nỳi bắc bộ.
2. Kĩ năng:
- Nắm được kĩ năng đọc bản đồ
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ thực hành.
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đánh giá và chịu trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. GV: - Giáo án, sgk.. Chuẩn kiến thức kĩ năng. Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. HS: - Vở ghi, sgk, thước kẻ , máy tính bỏ túi, bút chì , sáp màu.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC (Tiến trình bài học)
1. Hoạt động khởi động( 3 phút)
Bài học hôm nay các em sẽ thực hành đánh giá phân tích những ảnh hưởng về tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Bài mới.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung 
 Hoạt động 1: Bài tập 1 (9’) 
* PP và kĩ thuật dạy học:
 + Trực quan, vấn đáp
 * Hình thức dạy học: Cá nhân
- Quan sát H17.1
 - Đọc phần chú giải ? Xác định vị trí các mỏ khoáng sản...?
- Đọc tên các tỉnh có mỏ khoáng sản đó.
? Xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên bản đồ?
- GV Chuẩn xác kt.
- Than đá: Quảng Ninh chiếm 90 % so với cả nước.
- Than mỡ: Thái nguyên, chiếm 56 % so với cả nước.
- Than nâu : Na dương - Lạng Sơn 
- Sắt: Hà Giang,Yên Bái,chiếm 16,9 % so với cả nước...
- HS quan sát
- Đọc yêu cầu bài tập và đọc lược đồ, bản đồ
- Cả lớp quan sát và nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
1. Bài tập 1
 Xác định trên hình 17.1 vị trí của các mỏ: sắt, man gan, thiếc, bôxít, apatít, đồng, chì, kẽm.
 Hoạt động 2: Bài tập 2(30’)
* PP và kĩ thuật dạy học:
 + Trực quan, vấn đáp
 * Hình thức dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm
- Yc hs chia nhóm mỗi nhóm thảo luận một nội dung trong sgk.
N1: Ý a
N2: Ý b
N3: Ý c
N4: Ý d
- Yc các nhóm trình bày kq
- GV chuẩn xác kt
- HS chia nhóm, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kq
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
.
2. Bài tập 2
 Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nghiệp: 
a. Một số ngành công nghiệp khai thác : than,sắt, a-pa-tit,kim loại như đồng, chì,kẽm.
*Giải thích
- Trữ lượng khá, chất lượng quặng tốt.
- Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
- Đáp ứng nhu cầu kinh tế: 
+ Khai thác than để làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện , sản xuất vật liệu xây dựng,chất đốt trong sinh hoạt,xuất khẩu.
+ Khai thác a- pa- tít để làm phân bón.
- Đó là những khoáng sản quan trọng đối với quốc gia để phát triển công nghiệp khai khoáng và nhiều ngành công nghiệp khác.
b. Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng khoáng sản tại chỗ:
- Vị trí các mỏ phân bố rất gần nhau như :
+ Mỏ sắt Trại Cau cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên: 7 km.
+ Than mỡ Phấn Mễ : 17 km
+ Man gan Cao Bằng : 200km.
c. Xác định trên bản đồ :
- Mỏ than Quảng Ninh
- Nhà máy nhiệt điên Uông Bí.
- Cảng xuất khẩu than Cửa Ông.
d. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than
3. Hoạt động luyện tập (2’)
- Nêu những thuân lợi và khó khăn trong việc phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản ở trung du và miền núi Bắc bộ?
4. Hoạt động vận dụng – mở rộng: (1’) 
- Về nhà làm bài tập trong tập bản đồ.
 - Chuẩn bị bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TUẦN 12	 Ngày dạy: 15 /11/2017
Tiết 23	 
Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
	I/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
-Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.
- Sử dụng các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố tài nguyên của vùng.
3.Thái độ:
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:
 - Giáo án, sgk, chuẩn kiến thức kĩ năng. 
-Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
-Một số tranh ảnh vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bảng 20.1 SGK phóng to
2. HS: 
- Vở ghi, sgk
III. Tiến trình bài dạy:
 1. Hoạt động khởi động( 5phút)
- GV : Cho HS xem một số hình ảnh về Đồng bằng sông Hồng
- Hình ảnh trên em nhớ đến vùng nào của nước Việt Nam ?
Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ(5’)
1. Mục tiêu
 -Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện.
 -Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
-Một số tranh ảnh vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bảng 20.1 SGK phóng to
4. Tiến trình hoạt động.
GV treo bản đồ
? Quan sát H20.1 hãy xác định ranh giới của đồng bằng sông Hồng? Gồm các tỉnh thành phố nào?
- Vị trí của đảo Cát Bà ,Bạch Long vĩ?
? Cho biết giá trị của vị trí địa lí vùng đồng bằng sông Hồng đối với nền kinh tế xã hội?
GV: Phân biệt từ vùng đồng bằng sông Hồng và châu thổ sông Hồng
- Thuận lợi trong giao lưu kinh tế xó hội với cỏc vựng trong nước.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
 - Đồng bằng sông Hồng gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du và vịnh Bắc bộ
- Giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. 
* Ý nghĩa: thuận lợi cho lưu thông trao đổi với các vùng khác và thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (14’)
1. Mục tiêu
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. 
- Sử dụng các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố tài nguyên của vùng.
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện.
-Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
-Một số tranh ảnh vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bảng 20.1 SGK phóng to 
4. Tiến trình hoạt động.
Chia thành 3 nhóm: 
H1: Dựa vào H20.1 và kiến thức đó học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư? Tầm quan trọng của hệ thống đê trong vùng?
- Quan sát H20.1
 ? Hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng? Loại đất nào có tỉ lệ lớn nhất? ý nghĩa của tài nguyên đất?
? Nêu biện pháp sử dụng đất tiết kiệm hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm của vùng Đồng Bằng Sông Hồng?
? Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển?
? Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có những khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp?
? Kể tên một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của vùng?
- GV chuẩn xác kt
* Bồi đắp phù sa
- Mở rộng diện tích đất
- Cung cấp nước cho nông nghiệp, cho sinh hoạt
- Là đường giao thông quan trọng
*Tầm quan trọng của hệ thống đê:
- Ngăn lũ bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân 
- Hạn chế: ngăn mất lượng phù sa vào đồng ruộng .
- Trả lời, nhận xét
- Ý nghĩa của tài nguyên đất: có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp
- Cải tạo đất bạc màu, hnj chế sử dụng chất hoá học trong nông nghiệp..
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, trồng cây ôn đới cận nhiệt
- Diện tích đất lầy và đất phèn đất mặn cần được cải tạo
- Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc mầu.
- HS trả lời, nhận xét.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. (THMT)
- Sông Hồng tạo nên đồng bằng châu thổ, có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp và đời sồng dân cư.
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh 
- Khoáng sản : Mỏ đá Tràng Kênh ( Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình ; sét cao lanh (Hải Dương), than nâu ( Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
- Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch...
 Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư - xã hội(14’)
1. Mục tiêu
 -Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện.
-Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
-Một số tranh ảnh vùng Đồng bằng sông Hồng
-Bảng 20.1 SGK phóng to 
4. Tiến trình hoạt động.
Dựa vào H20 .5 và kiển thức đó học :
? So sánh mật độ dân số của vùng đồng bằng sông hồng so với cả nước và TD và MN BB,Tây nguyên?
? Dân cư tập trung đông đúc có thuận lợi và khó khăn gì với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng? Nêu cách khắc phục?
? Dân cư tập trung đông đúc có ảnh hưởng gì tới môi trường?
- Phân tích bảng 20.1?
? Cho biết kết cấu hạ tầng nông thôn có đặc điểm gì?
? Kể tên một số đô thị, điểm du lich của vùng? 
- GV nhận xét
- Yc hs đọc ghi nhớ
- Nghe
- ĐB SH gấp gần 5 lần so với cả nước
- ĐB SH gấp >10 lần so với TD và MN BB
- ĐB SH gấp 15 lần so với Tây Nguyên
- Bình quân đất nông nghiệp thấp
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội.
- Nhu cầu lớn về việc làm, y tế...
- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước
- Một số đô thị, thành phố lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng
- HS lắng nghe
- Đọc
III. Đặc điểm dân cư - xã hội (THMT)
- Dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số cao.
- Tỉ lệ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng mật độ dân số vẫn cao.
- So với cả nước đồng bằng sông Hồng có 
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn.
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn 
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xấp xỉ.
+ GDP/người thấp hơn
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn.
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn.
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn.
- Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Hệ thống đê điều (dài 3000 km là nét độc đáo của Đồng bằng sông Hồng).
- Đô thị được hình thành lâu đời là Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.
- Khó khăn: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.
* Ghi nhớ (sgk)
3. Hoạt động luyện tập (5’)
- Xác định trên bản đồ các các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng
- Điều kiện tự nhiên Dân cư của đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội?
4. Hoạt động vận dụng – mở rộng: (1’) 
-Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
- Làm bài tập 3/ 65 sgk
-Hướng dẫn về nhà: học bài và tìm hiểu bài 21
- Về nhà làm bài tập trong tập bản đồ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TUẦN 12	 Ngày dạy: 18 /11/2017
Tiết 24	 
Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số nghành công ghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sự phân bố của các ngành đó 
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm 
2. Kĩ năng:
- Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích những vấn đề bức xúc của vùng.
- Có kĩ năng phân tích, giải thích lược đồ , bản đồ, bảng số liệu xác lập các mối quan hệ địa lí
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV: - Giáo án, sgk, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông hồng. 
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng đông bằng sông Hồng 1995- 2000
2. HS:- Sgk, vở ghi. Sưu tầm một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất của vùng
III. Tiến trình bài dạy:
 1. Hoạt động khởi động( 4 phút)
GV: giới thiệu một số hình ảnh về ĐBSH
GDP trong công nghiệp – xây dựng dịch vụ đang chuyển biến tích cực: nông lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng có vai trò quan trọng.
2. Bài mới:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế (24’)
1. Mục tiêu
 - Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số nghành công ghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sự phân bố của các ngành đó 
- Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích những vấn đề bức xúc của vùng.
- Có kĩ năng phân tích, giải thích lược đồ , bản đồ, bảng số liệu xác lập các mối quan hệ địa lí
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
Phương pháp Vấn đáp. 
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện.
 - Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông hồng. 
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng đông bằng sông Hồng 1995- 2000
4. Tiến trình hoạt động.
- YC HS quan sát H21.1
? Hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng?
- Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp thay đổi như thế nào từ 1995 - 2000?
- So sánh với dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp? 
? Giá trị sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào? Nêu đặc điểm phân bố?
? Cho biết ngành công nghiệp trọng điểm của đồng bằng sông Hồng?
? Cho biết sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng?
? Dựa vào H21.2, cho biết địa bàn phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm?
? Dựa vào bảng 21.1, so sánh năng suất lúa ở vùng đông bằng sông Hồng so với đbsCL và cả nước?
- Nhận xét năng suất lúa của của đông bằng sông Hồng qua các năm?
- So sánh với vùng đồng bằng SCL và cả nước?
? Nguyên nhân nào mà năng suất lúa vùng đồng bằng sông Hồng luôn cao nhất cả nước?
? ĐBSH đã biết khai thác đặc điểm khí hậu của vùng để đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
? Hãy nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở vùng ĐBSH?
? Qua kiến thức đó học cho biết gắn với vùng lương thực thì ngành chăn nuôi phát triển như thế nào?
? Tuy nhiên vùng cũng gặp những khăn gì trong phát triển kinh tế?
? Dựa trên H21.2 và sự hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?
? Dựa vào kiến thức đã học và thực tế của bản thân cho biết đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển du lịch.
GV: Mở rộng
- Đồng bằng sông Hồng nổi trội hơn hẳn các vùng khác về du lịch, bưu điện, kinh doanh tiền tệ ( tín dụng ,ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, sổ xố
- HS quan sát
- Nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
- Hà Nội, Hải phòng, Vĩnh Phúc
- HS trả lời, nhận xét
- Luôn cao hơn qua các năm.
- Có mùa đông lạnh trồng cây vụ đông
- Thời tiết lạnh khô rất thích hợp cây ôn đới, cận nhiệt, cây lương thực:ngô khoai tây...
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng, kinh tế cao)
- Mật độ dân số quá đông, vấn đề giải quyết việc làm và lương thực vấn đề bức xúc hiện nay.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chậm.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung
- Loại hình du lịch, trung tâm du lịch lớn...
- Tiềm năng phát triển địa danh nổi tiếng...
- HS nghe
IV. Tình hình phát triển kinh tế: 
1. Công nghiệp
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh tập trung ở Hà Nội.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng...
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện...
.2. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Đừng thứ hai cả nước ( sau ĐBSCL) về diện tích và sản lượng. đứng đầu cả nước về năng suất lúa.
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn (bắp cải, khoai tây...)
- Chăn nuôi:
 + Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa) đang phát triển.
+ Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đang được chú ý phát triển.
3. Dịch vụ
- Hai đầu mối giao thông vận tải trọng là Hà Nội và Hải Phòng.
- Hai trung tâm du lịch: Hà Nội, Hải phòng. Các địa danh Chùa Hương, Tam cốc-Bích động...
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
- Hà Nội: trung tâm lớn nhất nước về thông tin, tư vấn...lớn nhất nước ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (10’)
1. Mục tiêu
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm 
- Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích những vấn đề bức xúc của vùng.
- Có kĩ năng phân tích, giải thích lược đồ , bản đồ, bảng số liệu xác lập các mối quan hệ địa lí
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
Phương pháp Vấn đáp. 
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện.
 - Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông hồng. 
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng đông bằng sông Hồng 1995- 2000
4. Tiến trình hoạt động.
? Xác định trên hình 21.2 vị trí các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Xác định các ngành kinh tế chủ yếu của Hà Nội, Hải Phòng.
? Đọc tên các tỉnh thành phố trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?
? Cho biết vai trò của ngành kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của hai vùng : Đồng bằng sông Hồng và trung du và miền núi Bắc bộ?
- GV chuẩn xác kt
- Yc hs đọc ghi nhớ
- HS xác định
Trả lời, nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
- HS tiếp thu
- Đọc
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: 
* Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Các trung tâm kinh tế : Hà Nội, Hải Phòng.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: 
 + Các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
+ Tam giác kinh té: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
* Ý nghĩa: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung Du miền núi Bắc Bộ.
* Ghi nhớ (sgk)
3. Hoạt động luyện tập (5’)
- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng?
4. Hoạt động vận dụng – mở rộng: (2’) 
- Chứng minh rằng ĐBSH có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
- Học bài, chuẩn bị bài mới.
 - Chuẩn bị trước bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 20 Vung Dong bang song Hong_12180357.docx