Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 2: Cách ăn uống của người Hà Nội (tiếp)

TIẾT 3

BÀI 2: CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI(tiếp)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được nét đẹp văn hóa và sự thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội.

 - HS có ý thức thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh trong ăn uống.

2. Kĩ năng:

 - HS rèn kĩ năng ứng xử thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống.

 - HS có hướng điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần nâng lên mức độ hành vi đẹp. Từ đó xây dựng và hình thành thói quen và lối sống đẹp.

3. Thái độ:

 - HS biết kế thừa và phát huy những nét đẹp truyền thống trong cách ăn uống của người Hà Nội; biết thể hiện cách ăn uống văn minh, lịch sự trong đời sống hàng ngày.

 - HS tự giác thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch văn minh trong ăn uống mọi lúc, mọi nơi.

 

doc 15 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3001Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 2: Cách ăn uống của người Hà Nội (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2016
Ngày dạy: 04/10/2016
TIẾT 3
BÀI 2: CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI(tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
 - Học sinh nắm được nét đẹp văn hóa và sự thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội.
 - HS có ý thức thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh trong ăn uống.	
2. Kĩ năng:
 - HS rèn kĩ năng ứng xử thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống.
 - HS có hướng điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần nâng lên mức độ hành vi đẹp. Từ đó xây dựng và hình thành thói quen và lối sống đẹp.
3. Thái độ:
 - HS biết kế thừa và phát huy những nét đẹp truyền thống trong cách ăn uống của người Hà Nội; biết thể hiện cách ăn uống văn minh, lịch sự trong đời sống hàng ngày.
 - HS tự giác thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch văn minh trong ăn uống mọi lúc, mọi nơi.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự quản và phát triển bản thân. 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực tự giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng.
- Năng lực nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1.Thầy: 
 - Tài liệu chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội.
 - Tranh ảnh, video về cách ăn uống, phiếu học tập cho học sinh, các tình huống.
 - Máy chiếu, máy tính, loa, bài soạn Powerpoint
2. Trò:
 - Tiểu phẩm, bút dạ, sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ hoặc bài thơ về cách ăn uống.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: ( 1phút)
	* Giới thiệu đại biểu: Các em thân mến! Cô xin trân trọng giới thiệu về dự giờ tiết học của chúng ta hôm nay có các thầy cô giáo là thành viên Ban giám khảo của Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện chuyên đề: Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội. Các em hãy nổ một tráng pháo tay thật ròn giã để chào đón các thầy cô!
	* Kiểm tra sĩ số:
Giáo viên: Cô mời bạn lớp trưởng báo cáo sĩ số?
Lớp trưởng: báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
GV: Cô mời các em báo cáo kết quả sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc bài thơ nói về cách ăn uống. Các em đã chuẩn bị chưa?
HS: báo cáo kết quả sưu tầm.
GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi.
3. Bài mới: (35 phút)
 *GV giới thiệu bài mới (1’) . 
Các em yêu quý! Ngay từ khi còn nhỏ các em đã được giáo dục về cách ăn uống . Để ăn uống trở thành nét đẹp, văn hóa thanh lịch, văn minh thì hôm nay cô trò mình cùng tìm hiểu tiếp Bài 2: CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI; Tiết 3 - phần II: Thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1( 22 phút): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thanh lịch văn minh trong cách ăn của người Hà Nội.
GV nêu vấn đề: Theo em bữa cơm gia đình có vai trò như thế nào?
HS:
GV nhận xét, giảng giải
 Các em thân mến, trong xã hội hiện đại thì bữa cơm gia đình càng có vai trò quan trọng. Việc duy trì bữa cơm gia đình hàng ngày mang nhiều ý nghĩa vì đó là lúc các thành viên quan tâm, chia sẻ đến nhau. 
Bữa cơm gia đình cũng là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và duy trì hạnh phúc gia đình đấy các em ạ. Vậy để bữa cơm gia đình luôn đầm ấm xum vầy thì cách ứng xử thanh lịch, văn minh của các thành viên trong gia đình là rất quan trọng. 
GV:Để tìm hiểu về sự thanh lịch văn minh trong bữa cơm gia đình, cô mời các em xem tiểu phẩm: “ Bữa cơm gia đình” do các bạn của lớp mình thể hiện. Khi xem các em cần chú ý quan sát để nhận xét cách ứng xử của các nhân vật trong tiểu phẩm.
HS: 4 HS diễn tiểu phẩm.
GV: Các em vừa xem xong tiểu phẩm “ Bữa cơm gia đình”.
Các em thấy các bạn diễn có hay không? 
-HS:
GV: Vậy các em hãy thể hiện tình cảm của mình với các bạn bằng một tràng pháo tay.
-HS:
? Các em có nhận xét gì về cách ứng xử trong bữa ăn của các thành viên trong gia đình bạn Chung?
GV gọi 2- 3 HS phát biểu:
GV : Các em có đồng tình với ý kiến của các bạn không? 
HS:
Cảm ơn các em. Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em. Cô khen cả lớp mình. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp:
Câu hỏi thảo luận: Các em thích cách ứng xử của bạn Chung hay bạn Huyền hơn? Vì sao? 
- Thời gian là 2 phút
- HS thảo luận:
- GV nhận xét hoạt động thảo luận nhóm (Cô thấy các em trao đổi rất sôi nổi, cô muốn biết ý kiến của các em.)
- Gọi 2 HS báo cáo kết của thảo luận của nhóm
- GV nhận xét, khen ngợi
GV: Vậy, trước khi ăn chúng ta cần phải làm gì?
HS: Thưa cô, trước khi ăn chúng ta cần phải nói lời mời ạ.
GV: Theo các em trong bữa cơm lời mời có ý nghĩa như thế nào? Cách mời như thế nào cho đúng?
- GV gọi 1-2 HS. 
- HS phát biểu.
- GV giảng, chốt nội dung: 
Các em ạ, trong bữa cơm gia đình, người Hà Nội rất coi trọng lời mời. Khi mời, phải mời từ trên xuống, từng người một rồi mới nâng bát. Mời trước khi ăn và sau khi ăn. Lời mời thể hiện sự kính trọng người trên, yêu thương người dưới, lễ phép lịch sự xứng đáng với nét đẹp văn minh thanh lịch của người Hà Nội.
GV: Khi ăn, hành vi như thế nào được coi là thanh lịch, văn minh?
GV: nhận xét, chốt
GV: Sau khi ăn, bên cạnh việc nói lời mời, chúng ta cần làm gì nữa?
HS: lời mời, lấy tăm, pha nước mời ông bà, cha mẹ.
- GV giảng và chốt nội dung.
- GV gọi HS chia sẻ cách ứng xử trong bữa cơm gia đình.
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, khen ngợi
GVchuyển ý: Các em ạ, ngoài những bữa cơm chỉ có các thành viên trong gia đình, thỉnh thoảng gia đình chúng ta còn chào đón các vị khách đến thăm. Vậy khi đó chúng ta ứng xử như thế nào cho văn minh thanh lịch.
- GV: Để tìm hiểu phần này cô mời các em cùng xem một đoạn phim.
Khi xem các em cần chú ý hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình khi nhà có khách.
HS xem phim.
HS xem xong
GV: Cô muốn biết ý kiến nhận xét của các em về cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn Nam
GV gọi HS nhận xét 
HS : 
GV gọi HS khác nhận xét, bổ xung 
GV: Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Nam đã ứng xử thanh lịch văn minh khi nhà có khách chưa?
HS trả lời.
GV: Vậy khi nhà có khách các thành viên trong gia đình nên làm gì và không nên làm gì? Vì sao?
Cô mời các em hãy làm bài tập sau vào phiếu học tập.
Câu hỏi thảo luận nhóm đôi:
Trong các hành vi sau, hành vi nào nên hoặc không nên khi nhà có khách? ( hãy đánh dấu (x) vào cột tương ứng)
II, Thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội.
1.Thanh lịch, văn minh trong cách ăn của người Hà Nội.
a)Trong bữa cơm gia đình
- Nói lời mời trước khi ăn và sau khi kết thúc bữa ăn.
- Khi ăn: khoan thai, nhẹ nhàng, tế nhị.
- Sau khi ăn: lời mời, lấy tăm, pha nước mời ông bà, cha mẹ.
b. Khi nhà có khách
- NL giao tiếp.
- NL tư duy
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề.
- NL giao tiếp.
- NL hợp tác
- NL nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề.
- NL giao tiếp.
- NL giao tiếp.
- NL tư duy
- NL hợp tác.
Hành vi
Nên
Không nên
1. Chủ nhà rời mâm, đứng dậy quá sớm.
2. Nói chuyện vui trong bữa ăn.
3. Tiếp nhiều thức ăn một lúc cho khách để thể hiện sự hiếu khách.
4. Ép khách uống nhiều rượu bia.
5. Mời nước khách trước và sau bữa ăn một cách lịch sự.
Thời gian 2 phút.
- HS thảo luận.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng trên máy chiếu
GV gọi đại diện 1-2 HS trình bày. Vì sao chọn hành vi nên hoặc không nên khi nhà có khách. 
- HS giải thích.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung.
- GV gọi HS liên hệ bản thân: Khi nhà em có khách, em sẽ ứng xử như thế nào?
HS phát biểu
GV nhận xét, khen ngợi
GV chuyển ý: Ngoài các bữa ăn trong gia đình, các em đã bao giờ đi dự đám cưới, dự sinh nhật hay liên hoan chưa?
- HS trả lời.
GV: Khi đó, chúng ta cần làm gì để thể hiện mình là người thanh lịch, văn minh.
- GV: Cô mời các em quan sát các bức tranh sau. Các em hãy quan sát kĩ các bức tranh và nhận xét về hành vi ứng xử của các nhân vật trong các bức tranh?
- GV: Các em hãy thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi này. Thời gian thảo luận 2 phút.
- HS thảo luận.
- GV: gọi HS nhận xét về hành vi ứng xử của các nhân vật trong các bức tranh
- HS trình bày.
GV: Các em có nhận xét gì về phần trình bày của bạn?
- HS trả lời.
- GV phân tích, giảng giải th êm:
Bức tranh thứ nhất: Mọi người ăn uống vui vẻ trong nhà hàng với thái độ lịch sự nhã nhặn. Tuy trong nhà hàng có rất nhiều người nhưng họ không làm ảnh đến những người xung quanh.
Bức tranh thứ 2: Em bé tuy còn rất nhỏ nhưng khi uống sữa xong em đã biết tự tay bỏ rác vào thùng rác đấy. Hành động này đáng được khen phải không nào. 
Bức tranh thứ 3: Các bạn nhỏ đang tham gia bữa tiệc sinh nhật với thái độ vui vẻ và lịch sự.
Bức tranh thứ 4: Anh thanh niên đã uống quá nhiều và dẫn đến say. Đây là hành vi không nên.
GV: Qua tìm hiểu nội dung trên, bạn nào hãy cho cả lớp mình biết khi ở nơi công cộng chúng mình nên làm gì để giữ gìn nét đẹp văn minh, thanh lịch?
HS:
GV chốt nội dung.
GV tổ chức cho HS xử lí tình huống:
Tình huống thứ nhất:
Em được bố mẹ cho đi liên hoan ở nhà hàng. Khi em gọi món, người phục vụ mang đồ ăn cho em, em sẽ làm gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá
Tình huống thứ 2: Trong dịp nhà trường tổ chức cho các em đi tham quan ở công viên Thủ Lệ, các em đã chuẩn bị rất nhiều đồ ăn cho buổi bữa trưa tại công viên. Và các em đã có buổi sinh hoạt rất vui vẻ ở công viên. Nhưng sau khi liên hoan xong một số bạn đã thản nhiên đứng lên và bỏ lại tất cả rác ngay tại bãi cỏ của công viên. Khi đó, em sẽ làm gì?
- HS trả lời.
- GV: Cô khen các em vì các em đã có các cách ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng.
Hoạt động 2:(12’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thanh lịch văn minh trong cách uống của người Hà Nội.
Gv chuyển ý: Qua các hoạt động vừa rồi các em đã hiểu được sự thanh lịch văn minh trong cách ăn của người Hà Nội.Vậy còn cách uống của người Hà Nội thì thế nào? Cô trò mình cùng sang phần 2: Thanh lịch, văn minh trong cách uống của người Hà Nội.
Để tìm hiểu phần này các em có muốn cùng cô tham gia một trò chơi không?
- GV: Đó chính là trò chơi được mang t ên: Ai nhanh hơn. 
Luật chơi như sau:
Có 2 đội tham gia trò chơi: đội văn minh và đội thanh lịch .
Mỗi đội cử 1 đội trưởng chọn 1 bức tranh tương ứng với 1 gói câu hỏi với số điểm 20 điểm, 30 điểm hoặc 40 điểm. Mỗi một gói sẽ tương ứng với 1 chủ đề bao gồm 2 câu hỏi. Sẽ xuất hiện ngôi sao may mắn ở trong một gói bất kì, khi chọn ngôi sao may mắn số điểm sẽ được nhân gấp đôi nếu trả lời đúng câu hỏi , còn nếu trả lời sai sẽ bị trừ đi 5 điểm . Khi nào nghe hết câu hỏi mới được quyền phát tín hiệu, nếu phạm luật sẽ mất quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu hỏi chỉ được quyền trả lời một lần. Nếu không trả lời đúng quyền trả lời sẽ thuộc về đội bạn.
Chúc các em may mắn!
Gói 1: Chủ đề - Uống nước
Câu 1: (20 điểm) Khi uống nước nên uống từng ngụm, không nên uống một hơi quá nhiều ?
A: Đúng B: Sai
Đáp án: A
Câu 2: ( 20 điểm) Vì sao chúng ta nên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước uống tinh khiết vô trùng?
HS:
Vì có lợi cho sức khỏe, tránh các bệnh đường ruột.
Gói 2: Chủ đề - Trà, cà phê:
Câu hỏi ( 20 điểm): Em hãysắp xếp các bước pha trà?
Tráng trà 
Rửa ấm chén 
Pha trà đúng cách 
Thứ tự đúng: B-> A-> C
Gói 3: Chủ đề - Nước ngọt
Câu hỏi:(30 điểm) Vì sao chúng ta không nên uống nhiều nước ngọt?
Vì nước ngọt không tốt cho sức khỏe, gây ra một số bệnh như tiểu đường, béo phì..
Gói 4: Chủ đề - Rượu, bia
Câu 1:(20 điểm) Tại sao trẻ em không nên uống rượu bia?
=>Vì trong rượu bia có chất độc hại 
ảnh hưởng đến sức khỏe.
Câu 2(20 điểm), Khi người lớn uống rượu, bia cần:
A: Giữ gìn cách nói năng
B: Không để say xỉn
C: Không tham gia giao thông
D: Tất cả các ý trên.
GV: Vừa rồi các em đã tham gia trò chơi rất sôi nổi . Qua phần trò chơi các em đã hiểu được thanh lịch, văn minh trong cách uống của người Hà Nội. Đó cũng chính là nội dung phần 2.
GV chốt nội dung.
GV: Các em thân mến! Về dự tiết học hôm nay, cô trò mình rất vui vì được đón các thầy cô về dự giờ, thăm lớp. Ngoài ra chúng ta còn được đón một vị khách nữa. Đó là bạn phóng viên nhí trong đội tuyên truyền măng non của Liên đội. Bạn muốn trò chuyện, giao lưu với lớp ta. Các em hãy nổ một tràng pháo tay để chào đón bạn!
GV: Cô mời em.
- Mọi thành viên trong gia đình cần ý tứ từ lời mời chào đên cách đón tiếp
c. Trong những dịp liên hoan và ở nơi công cộng.
Chúng ta không nên:
+ Làm phiền người xung quanh.
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Say xỉn, gây gổ với người khác.
2. Thanh lịch, văn minh trong cách uống của người Hà nội.
a. Uống nước
- Uống nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết vô trùng.
b. Uống trà, cà phê, nước ngọt
- Pha trà, mời khách đúng cách.
- Uống cà phê cần chú ý cách cầm tách, thìa.
c. Uống bia, rượu
- Trẻ em không nên uống bia, rượu
- Người lớn:
+ Không nên say xỉn
+ Không tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia.
NL giao tiếp
- NL nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 
NL hợp tác
NL tư duy
NL tự quản và phát triển bản thân.
- NL giao tiếp.
- NL tư duy
- NL tự giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
NL hợp tác
NL tư duy
NLgiao tiếp
- Năng lực sáng tạo.
- NL nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 
4. Củng cố( 5’)
 HS lên giới thiệu và phỏng vấn các bạn:
1, Khi ăn uống, theo bạn những cử chỉ nào được coi là thanh lịch, văn minh ?
2, Theo bạn, khi nhà khách đến dùng bữa, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
3, Mình có 1 tình huống như sau: Hôm nay, vì ngủ dậy muộn nên Quang không kịp ăn sáng, bạn đã mua đồ ăn đến trường. Khi ăn xong Quang vứt ngay túi đựng xuống sân trường. Nếu bạn nhìn thấy, bạn sẽ nói gì với Quang? 
4. Vì sao khi đã uống rượu, bia không nên điều khiển các phương tiện tham gia giao thông ?
GV: Cô cảm ơn bạn phóng viên nhí đã đến tham dự lớp học, và cô khen cả lớp đã tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của bạn phóng viên. 
GV: Qua bài học hôm nay cô thấy các em rất mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động và có cách ứng xử văn minh, thân thiện. Như các em biết văn hóa ẩm thực của người Hà Nội đã hình thành từ bao đời nay. Để cho nét đẹp đó ngày càng được giữ gìn và phát huy mỗi chúng ta cần biết kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hóa ấy, góp phần làm nên cái đẹp, cái thanh trong cốt cách của người Hà Thành như câu thơ vẫn được ngợi khen : 
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
5. Hướng dẫn học ở nhà(1’)
 - Các em hãy thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội trong đời sống hàng ngày. 
 - Thanh lịch, văn minh còn được thể hiện trong cách lựa chọn và sử dụng trang phục. Về nhà các em chuẩn bị bài 3: Trang phục của người Hà Nội. Trong bài, các em hãy trả lời các câu hỏi: Vì sao trang phục phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh? Cách lựa chọn trang phục của học sinh thủ đô?
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án dự thi GDNS sửa.doc