Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 1 đến bài 18

SỐNG GIẢN DỊ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu:

 Thế nào là sống giản dị và không giản dị;

 Tại sao phải sống giản dị.

2. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3Kĩ năng:

Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, và thái độ giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:

Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Người sống giản dị là người không cầu kì, kiểu cách, không xa hoa lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

 

doc 37 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 1 đến bài 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o là yêu thương con người ?
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
2. Ý nghĩa :
Người có lòng yêu thương được mọi người quý mến, kính trọng.
* Tục ngữ : Thương người như thể thương thân.
* Gợi ý giảng thêm.
Vì sao yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy ?
Vì sao con người cần yêu thương nhau ?
Học sinh xem một số hình ảnh ủng hộ người dân bị lũ lụt, thiên tai; nạn nhân chất độc màu da cam.
Bác Hồ - một vị chủ tịch với biết bao công việc quan trọng và vất vả của đất nước, nhưng Bác vẫn luôn quan tâm đến những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Tình cảm yêu thương con người vô bờ bến của Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập noi theo.
Giúp học sinh biết đánh giá và tự đánh giá các hành vi, việc làm có liên quan đến lòng yêu thương con người. 
Phân biệt lòng yêu thương và lòng thương hại.
Cho học sinh sưu tầm các truyện, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về lòng yêu thương con người. 
Con người biết yêu thương lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn.
Giáo viên cho học sinh đóng vai.
Ngoài câu chuyện Bác Hồ đến thăm người nghèo, giáo viên giới thiệu những câu chuyện khác.
Giải thích câu tục ngữ : “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống văn hoá - đạo đức tốt đẹp từ bao đời của dân tộc ta. Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc cứu chữa cho bệnh nhân, người chiến sĩ không ngại nguy hiểm bảo vệ an ninh cho đất nước, thầy cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án ươm hi vọng dạy dỗ học sinh nên người,  đó là những biểu hiện của lòng yêu thương.
VI. BÀI TẬP :
1. Bài tập làm tại lớp : 
Bài tập a trang 16, 17 SGK.
Nam biết quan tâm, chăm sóc mẹ bạn Hải.
Long biết quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc khi bé Thúy bị ngã. 
Bạn Toàn là người không quan tâm, giúp đỡ bạn Vân khi bạn Vân bị ốm.
Hồng là người quan tâm và còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá.
Bài tập b, c trang 17 SGK
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9 sách thực hành.
BÀI 6 : 
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
Thế nào là tôn sư trọng đạo?
Vì sao phải tôn sư trọng đạo? 
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
2. Kỹ năng:
Tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3. Thái độ:
Có ý thức biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo
Ngăn chặn, phê phán những hành vi trái với tôn sư trọng đạo.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Vì sao phải tôn sư trọng đạo? 
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi, sắm vai
IV. TRUYỆN ĐỌC:
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
a) Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy cô đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi.
b) Trọng đạo: 
Coi trọng những điều thầy dạy;
Trọng đạo lý làm người.
2. Biểu hiện: 
Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô.
Hành động thăm hỏi, đền ơn đáp nghĩa.
 3. Ý nghĩa: 
Là truyền thống quý báu của dân tộc.
Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người. 
* Tục ngữ: 	Không thầy đố mày làm nên.
* Châm ngôn: 	Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
* Gợi ý giảng thêm.
Những nhà giáo;
Thầy cô đã và đang dạy mình;
Mọi lúc, mọi nơi.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b trang 19 SGK.
	Học sinh nêu được hành vi nào cần phê phán. Vì sao ?
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 5, 6, 7 sách thực hành.
BÀI 7: 
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
Thế nào là đoàn kết, tương trợ.
Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.
2. Kỹ năng:
Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
3. Thái độ:
Có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày.
Phê phán những hành vi gây mất đoàn kết.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG
Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Diễn giải;
Đàm thoại;
Sắm vai; 
Thảo luận nhóm.
IV. TRUYỆN ĐỌC : 
Một buổi lao động.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC : 
1. Thế nào là đoàn kết, tương trợ ?
Sự thông cảm, chia sẻ;
Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
2. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ ?
Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta:
Dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
Được mọi người yêu quý.
Tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
* Ca dao:
 Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
* Danh ngôn:
 “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.”
 Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Gợi ý giảng thêm. 
Giảng mở rộng ý: Đoàn kết không phải là bao che, bênh vực nhau, rủ nhau làm điều xấu (có thể liên hệ thực tế, phê phán nếu có những hiện tượng sai trái tập thể để rút ra bài học).
Giáo viên nhấn mạnh: Người có tinh thần đoàn kết là người vì nghĩa lớn, vì mục đích chung, đặt lợi ích của tập thể lên trên.
Rèn luyện tinh thần đoàn kết, tương trợ như thế nào?
Luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng khi họ gặp khó khăn.
VI. BÀI TẬP : 
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b, c trang 22 SGK.
2. Bài tập về nhà: bài 1, 3, 4 sách thực hành.
BÀI 8: 
KHOAN DUNG.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
Thế nào là khoan dung.
Ý nghĩa của lòng khoan dung.
2. Kỹ năng:
Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ:
Khoan dung, độ lượng với mọi người.
Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Lòng khoan dung giúp cho cuộc sống con người có ý nghĩa tốt đẹp. 
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu và giải quyết vấn đề; 
Sắm vai; 
Thảo luận nhóm.
IV. TRUYỆN ĐỌC:
 Hãy tha lỗi cho em.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
1. Thế nào là khoan dung?
Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
2. Biểu hiện:
Tôn trọng và thông cảm người khác;
Tha thứ người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
3. Ý nghĩa:
Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 
4. Rèn luyện:
Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.
* Tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
* Gợi ý giảng thêm. 
Giảng mở rộng ý: Trước khuyết điểm của người khác, tùy mức độ, có thể tha thứ (lỗi nhỏ, không cố ý) hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục (có thể liên hệ thực tế).
Giáo viên nhấn mạnh: Người sống ích kỷ, cố chấp thường bị mọi người xa lánh, cuộc sống của họ ngày càng trở nên cô độc, bất hạnh.
Rèn luyện: Biêt tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
VI. BÀI TẬP: 
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập b trang 25 SGK.
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 3, 5, 6 sách thực hành.
BÀI 9: (2 tiết)
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
Giúp học sinh hiểu :
Nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. 
Mối quan hệ giữa gia đình và chất lượng cuộc sống.
Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa.
2. Kỹ năng :
Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình, có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
3. Thái độ :
Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa văn minh hạnh phúc. 
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Thế nào là gia đình văn hóa ?
Bổn phận và nhiệm vụ của các thành viên trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phương pháp phát vấn, gợi mở;
Liên hệ thực tế;
Phương pháp thảo luận nhóm;
Phương pháp sắm vai.
IV. TRUYỆN ĐỌC:
 Một gia đình văn hóa.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
1. Gia đình văn hóa là gì ?
Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ;
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; 
Đoàn kết với xóm giềng; 
Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. 
2. Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần :
Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm;
Sống giản dị, lành mạnh;
Không sa vào tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa :
Gia đình là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục con người.
Gia đình bình yên thì xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ. 
4. Trách nhiệm:
Sống lành mạnh, giản dị 
Chăm ngoan học giỏi 
Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ 
Thương yêu anh chị em 
Không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
* Gợi ý giảng thêm :
Phát triển nhận thức của học sinh về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình.
Ví dụ :
1/ Gia đình nghèo nhưng trong mối quan hệ ứng xử của họ thể hiện có văn hóa 
2/ Gia đình giàu nhưng trong mối quan hệ ứng xử của họ thể hiện không có văn hóa 
3/ Gia đình nghèo, đông con thì có cuộc sống như thế nào ?
4/ Gia đình bất hòa, thiếu nề nếp gia phong.
Tiêu chuẩn gia đình văn hoá của địa phương (6 tiêu chuẩn).
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập b, d, e trang 29 SGK.
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 5, 6, 11 sách thực hành.
BÀI 10 : 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY 
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
Giúp học sinh hiểu :
Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ ?
Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. 
Bổn phận trách nhiệm mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
2. Kỹ năng :
Biết kế thừa truyền thống tốt đẹp. 
Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
3. Thái độ :
Trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ. 
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
Nhận thức được truyền thống của gia đình dòng họ và thấy được trách nhiệm của bản thân phải làm gì để phát huy. 
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Sắm vai.
IV. TRUYỆN ĐỌC:
 Truyện kể từ trang trại.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống đó. 
2. Ý nghĩa:
Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống;
Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc
3. Trách nhiệm của công dân - học sinh:
Trân trọng tự hào phát huy truyền thống. 
Phải sống trong sạch lương thiện.
Không làm tổn hại đến thanh danh gia đình dòng họ. 
* Tục ngữ: 
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Con hơn cha là nhà có phúc.
* Gợi ý giảng thêm :
Giới thiệu một số truyền thống tốt đẹp của gia đình về học tập, lao động, nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa, 
Hiện nay, một số học sinh (gia đình có truyền thống rất tốt) nhưng không chăm học, quan hệ ứng xử với mọi người thiếu văn hoá đã làm ảnh hưởng đến danh dự, truyền thống của dòng họ, gia đình. Cho học sinh nhận xét, đánh giá.
VI. BÀI TẬP: 
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập b, c trang 32 SGK.
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 2, 4, 5, 7, 10 sách thực hành.
BÀI 11: 
TỰ TIN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu :
Thế nào là tự tin. 
Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
Biết cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin.
2. Thái độ:
Tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
3. Kĩ năng:
Biết biểu hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Thế nào là tự tin?
Biểu hiện.
Vì sao phải tự tin?
Rèn luyện tự tin bằng cách nào?
III. PHƯƠNG PHÁP :
Phát vấn, gợi mở, so sánh, đọc truyện, liên hệ thực tế, thảo luận.
IV. TRUYỆN ĐỌC:
Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Tự tin là tin tưởng khả năng của bản thân.
2. Biểu hiện:
Chủ động trong công việc;
Dám tự quyết định một cách chắc chắn, không hoang mang dao động;
Hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
3. Ý nghĩa: 
Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.
Không tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối nhỏ bé.
4. Rèn luyện:
Chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động với tập thể.
Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
* Tục ngữ:
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Có cứng mới đứng đầu gió.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập b trang 34-35 SGK.
Đáp án 1, 3, 4, 5, 6, 8 (học sinh nêu được vì sao?)
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 3, 4, 7 sách thực hành.
BÀI 12: (2 tiết)
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : 
Giúp học sinh hiểu:
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch
Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2. Thái độ :
Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3. Kỹ năng :
Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
II. TRỌNG TÂM:
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Sắm vai, thảo luận, tổ chức luyện tập, pháp vấn
IV. TRUYỆN ĐỌC:
Tìm hiểu thông tin.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Thế nào là làm việc có kế hoạch?
Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý.
2. Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch :
Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
3. Ý nghĩa:
Làm việc có kế hoạch giúp ta:
Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
Đạt hiệu quả cao trong công việc.
4. Trách nhiệm của bản thân:
Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
Biết làm việc có kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
* Gợi ý giảng thêm :
Mỗi cá nhân nếu làm việc có kế hoạch sẽ không cản trở, làm ảnh hưởng đến công việc của người khác, của tập thể (liên hệ học sinh thực hiện những nhiệm vụ được giao).
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập c trang 38 SGK.
So sánh hai kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh rồi cho học sinh nhận xét ưu điểm và hạn chế của mỗi kế hoạch.
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 3, 4, 5 sách thực hành.
BÀI 13:
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam và thấy được lợi ích khi mình thực hiện tốt các quyền trẻ em.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện ý thức tự giác thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, biết tự bảo vệ quyền trẻ em.
Biết nhắc nhở mọi người cùng tham gia thực hiện, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ:
Tỏ lòng biết ơn sự quan tâm chăm sóc đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Học sinh cần hiểu rõ :
Bổn phận của trẻ em :
Yêu quê hương, tổ quốc; có ý thức bảo vệ tổ quốc.
Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự, an toàn nơi công cộng.
Tôn trọng lễ phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, đoàn kết với bạn bè.
Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức.
Quyền trẻ em: được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục.
Ngoài ra gia đình, nhà trường và xã hội phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em thực hiện quyền trẻ em.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
	Bài học này có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học như : 
Phương pháp cơ bản : phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai.
Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp diễn giải, có thể tổ chức tọa đàm, có thể mời cán bộ toà án đến nói chuyện cho học sinh nghe về các điều luật quyền của trẻ em được quy định trong hiến pháp.
IV. TRUYỆN ĐỌC:
Trong việc hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc, tìm hiểu nội dung bài học ta có thể dẫn một số truyện gần với lứa tuổi, gần với địa bàn dân cư nơi học sinh sinh sống để các em dễ dàng nhận biết. Ví dụ như giới thiệu truyện “lời yêu thương “, “bạn cùng cảnh ngộ”, “người bạn học cũ” để học sinh dễ thông cảm và noi theo.
Tìm hiểu truyện đọc “ Một tuổi thơ bất hạnh”.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Quyền được bảo về, chăm sóc và giáo dục của trẻ em:
Quyền được bảo vệ: quyền có khai sinh, có quốc tịch, được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Quyền được chăm sóc: chăm sóc, nuôi dạy, sống chung với cha mẹ, có nơi nương tựa.
Quyền được giáo dục: được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao
2. Bổn phận của trẻ em:
Yêu Tổ quốc.
Tôn trọng pháp luật.
Kính trọng ông bà, cha mẹ.
Chăm chỉ học tập.
Không sa vào tệ nạn xã hội.
3. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội:
 Tạo mọi điều kiện để trẻ em thực hiện tốt quyền của mình (trách nhiệm trước tiên là gia đình).
* Gợi ý giảng thêm :
Giáo viên nêu lên bốn nhóm quyền cơ bản như: quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia; nêu ra những quy định của Hiến pháp như điều 59, 61, 65, 71, 5, 6
Trẻ em phải biết vâng lời, chăm chỉ học tập, giúp đỡ bạn bè, kính trọng ông bà 
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b, c trang 44 SGK.
2. Bài tập về nhà: 
Lựa chọn trong các bài 1, 2, 3, 4 sách thực hành.
Bài tập tình huống trong SGK và sách thực hành.
BÀI 14: (2 tiết)
BẢO VỆ 
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
1. Kiến thức : 
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính mạng sống của con người .
2. Kỹ năng : 
Biết những việc làm nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để tham gia.
3. Thái độ : 
Tích cực đấu tranh với những việc làm ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
Học sinh cần hiểu rõ :
Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi người.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Thảo luận, sắm vai, hỏi đáp, liên hệ thực tế, sưu tầm tư liệu 
IV. THÔNG TIN SỰ KIỆN : 
Tư liệu trong sách giáo khoa quá cũ, cần thay đổi bằng những thông tin mới nhất về các nạn đốt rừng, phá rừng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các vụ lũ lụt.
Các nhà máy hóa chất thải chất độc hại ra sông làm ô nhiểm nguồn nước, cá chết, hàng lọat ở miền tây, cỏ màu trắng ở Lê Minh Xuân ...
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Môi trường là gì ? 
Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên: có sẵn trong thiên nhiên (rừng cây, đồi núi sông hồ...)
Môi trường do con người tạo ra: (nhà máy, đường sá, khói bụi, chất thải...) 
2. Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
Là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên; con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống.
3. Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên : 
Là cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Là phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần của con người. 
Tuy nhiên, mọi hoạt động kinh tế và khai thác đều có ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4. Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường.
Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu. 
Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
5. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên :
 Đây là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia; là sự nghiệp của toàn dân.
Nghiêm cấm mọi họat động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường. 
* Gợi ý giảng thêm :
Điều kiện thiết yếu để con người được sống là: không khí, nước và thức ăn. Nếu môi trường bị ô nhiểm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Giải thích việc ô nhiểm không khì, nước và thực phẩm có hóa chất; tình trạng dịch bệnh ở gia súc, gia cầm hiện nay.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Nếu bị khai thác, phá hoại đến cạn kiệt thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và xã hội. 
VI. BÀI TẬP :
1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b trang 46 SGK.
2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 3, 8, 9, 11, 12 sách thực hành.
BÀI 15: (2 tiết)
BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu:
Khái niệm di sản bao gồm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
Phân biệt được di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá
Quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2. Kỹ năng:
Có hành động cụ thể bảo vệ di sản.
Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản.
3. Thái độ:
Tự hào về các di sản văn hoá của đất nước.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
Phần ý nghĩa (nhấn mạnh di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh) và quy định của pháp luật.
III. TRUYỆN ĐỌC: 
Quan sát ảnh và trả lời gợi ý.
IV. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Di sản văn hoá là gì ?
Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Gồm: 
Di sản văn hóa phi vật thể (những sản phẩm tinh thần).
Ví dụ: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lối sống, lễ hội, trang phục truyền thống...
Di sản văn hóa vật thể (những sản phẩm vật chất).
Ví dụ: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...
2. Ý nghĩa:
Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc;
Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc.
Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới.
3. Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá:
Nhà nước:
Có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ di sản văn hoá.
Nghiêm cấm:
Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
Hủy hoại di sản văn hoá.
Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh.
Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bả

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12215564.doc