Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 4: Sống tự lập

Bài 4: SỐNG TỰ LẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Trình bày được thế nào là sống tự lập và ý nghĩa cuả sống tự lập

 2. Về kĩ năng.

- Tự lập được trong sinh hoạt cá nhân, trong công việc, gia đình, trong học tập, và các hoạt động tập thể ở lớp, ở trường.

 3.Thái độ

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi sống tự lập; không đồng tình với những hành vi chây lười, ỉ lại.

 4. Định hướng hình thành năng lực

 - Hình thành năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sách hướng dẫn học môn GDCD 7

- Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD

- Máy chiếu, phiếu học tập,bài hát, câu chuyện về tự lập.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 4: Sống tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần: 11+12
Tiết 11+12. Bài 4: SỐNG TỰ LẬP
A. Mục tiêu
Kiến thức:
 - Trình bày được thế nào là sống tự lập và ý nghĩa cuả sống tự lập
 2. Về kĩ năng.
- Tự lập được trong sinh hoạt cá nhân, trong công việc, gia đình, trong học tập, và các hoạt động tập thể ở lớp, ở trường.
 3.Thái độ
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi sống tự lập; không đồng tình với những hành vi chây lười, ỉ lại.
 4. Định hướng hình thành năng lực
 	 - Hình thành năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Sách hướng dẫn học môn GDCD 7
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD
Máy chiếu, phiếu học tập,bài hát, câu chuyện về tự lập...
Chuẩn bị của học sinh
Sách hướng dẫn học môn GDCD 7
 Giấy A4, bút dạ
Tấm gương sống tự lập
C. Tiến trình dạy học 
 I. Tổ chức 
 II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động
GV cho cả lớp hát bài: “Thanh niên làm theo lời Bác” (sáng tác Hoàng Hòa)
 Tổ chức thảo luận nhóm
? Thông qua nội dung bài hát này, 
Theo các em, những câu hát nào thể hiện tính tự lập?
Tìm những từ, những cụm từ thể hiện hành động, việc làm thể hiện 
2. ?Quan sát hình ảnh, em hãy miêu tả lại nội dung của các bức tranh?
? Theo em những hành động, việc làm đó thể hiện phẩm chất gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
*Trải nghiệm
Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
? Trong c/s hằng ngày,em đã tự làm lấy những việc gì? Cảm xúc của em ntn khi tự mình làm được những việc đó?
? Những việc nào em không tự làm được mà phải nhờ bạn bè, người thân làm hộ?
?Vì sao em không tự làm được những việc đó?
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh khi cần.
- HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện trả lời, các bạn khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức
GV cho HS làm việc cá nhân- nhóm
- GV gọi HS đọc truyện “Hai bàn tay”
GV nhận xét về cách đọc của HS.,
?1 Em có suy nghĩ gì khi đọc, nghe câu chuyện đó”?
? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?
? Qua thái độ và suy nghĩ của anh Lê (bạn Bác Hồ) em có nhận xét gì?
? Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
? 2Em hãy tìm chi tiết mà theo em là quan trọng nhất nói lên chủ đề của câu chuyện?
?3Theo em những việc làm đó thể hiện phẩm chất gì của Bác Hồ?
- HS làm việc nhóm
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh khi cần.
- HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức
=> 2 Hai bàn tay
(GV kể cho HS nghe về các công việc Bác đã làm trên đường đi tìm đường cứu nước)
?Vậy em hiểu thế nào là tự lập? Trái với tự lập là gì?
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh khi cần.
- HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức
=>Ỷ lại, trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
? Biểu hiện cụ thể của tính tự lập?
HS theo dõi trường hợp 1
? Theo em, ở Nguyệt Hà thiếu phẩm chất gì mà thanh niên nói chung và sinh viên du học nước ngoài nói riêng cần có?
? Những người như Nguyệt Hà có thể thành công trong cuộc sống không? Vì sao?
- HS làm việc cặp đôi
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh khi cần.
- HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện trả lời, các bạn khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức
Trường hợp 2 GV cho HS đọc:
- GV nhận xét cách đọc của HS.
? Lịch đã gặp khó khăn ntn trong cuộc sống?
? Nhờ đâu mà Lịch đã vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống?
- HS làm việc cặp đôi
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh khi cần.
- HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện trả lời, các bạn khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức
b, Em hãy tìm những tấm gương vươn lên trong cuộc sống.
(Vừ Mí Kỵ (huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang) là người con đầu tiên của bản làng đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt 2 tay, với ước mơ cháy bỏng, thầy đã học viết bằng chân. Nhờ đôi chân ấy, thầy làm thơ, viết văn thầy được phong là nhà giáo ưu tú, 2005 thầy dc phong”Nhà giáo đầu tiên của VN dùng chân để viết”
? Em có suy nghĩ gì về việc những bạn học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và có những người thành đạt?
c, Qua những câu chuyện trên, em thấy tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? giá trị và tầm quan trọng ntn?
- HS làm việc nhóm
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh khi cần.
- HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện trả lời, các bạn khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức
? Em phải làm gì để có tính tự lập?
? C. Hoạt động luyện tập
Bài tập1: Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân.
B1. Cô gái đang xách đồ.
B2. Anh ấy đang rửa rau.
B3. Các bạn đang nấu ăn
B4. Cô ấy đang rửa bát
B5. Tình nguyện viên đang chỉ dẫn cho em học sinh.
B6. Anh ấy đang viết bằng miệng.
Năng lực làm việc tự lập. không trông chờ, ỷ lại vào người khác.
 - Tự giặt quần áo
Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà của, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.
Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.
Hoàn thành mọi công việc ở trường : trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở trường.
=>Cảm xúc: vui, phấn khởi.
=> Những bài toán khó, việc nặng nhọc
=> em không tự làm được những việc đó vì đó là những bài toán khó, nặng.
- Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, bởi vì:
+ Bác Hồ là người có lòng yêu nước
+ Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình.
+ Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu ko trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ.
+ Vì thế BÁc Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.
- Mặc dù là người có lòng yêu nước, nhưng anh Lê là người không có lòng tự tin vào chính bản thân mình. Vì thế, trước những khó khăn, anh sẽ chùn bước không đủ can đảm để vượt qua, anh không thể đi cùng Bác.
- Qua câu chuyện về Bác Hồ là một người yêu nước nồng nàn. Bác đã thể hiện phẩm chất ko sợ khó khăn, gian khổ có lòng tự tin vào bản thân và có ý chí tự lập cao.
- Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn để thành công trong học tập, trong cuộc sống.
=>1 câu chuyện trên thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm của Bác Hồ.
=>1 câu chuyện trên thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm của Bác Hồ.
=>3 Phẩm chất tự lập
1. Khái niệm sống tự lập
=>Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình,tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Trái với tự lập là sự nhút nhát, lo sợ, không có bản lĩnh, ngại khó, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc người khác, trông chờ, ỷ nại, dựa dẫm vào người khác, không chủ động trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.
+ Biểu hiện cụ thể của tính tự lập
Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của cá nhân dám đương đầu với những khó khăn thử thách.
Có ý chí, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
=> N. Hà thiếu tính tự lập.
=>Không, vì cô luôn trông chờ, ỉ lại, lệ thuộc vào bố mẹ. Vì vậy cô không thể tự giải quyết công việc của mình.
=>Lịch đi lại khó khăn vì đôi chân bị đau, bước đi tập tễnh.
=>Nhờ ý chí, nghị lực, cùng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Nhờ vậy anh đã đỗ đại học và thực hiện được ước mơ của mình.
b) Đối với những học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và có những người thành đạt, chúng ta phải cảm thông, chia sẻ và khâm phục ý chí tự lập của họ. Họ là những người đáng trân trọng và ca ngợi.
 Vì thế, cần có những tổ chức cá nhân và nhà nước giúp đỡ tạo điều kiện cho họ có một cuộc sống đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn
2. Ý nghĩa của sống tự lập
=> Giúp con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình, giúp chúng ta trở lên thành công
Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống.
Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
- Là học sinh, chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày?
BT1: 
TT
Môi trường
Những vc sẽ tự lập
Biện pháp thực hiện
1
Gia đình
2
Trường, lớp
3
Cộng đồng
Tự lập trong học tập
Tự lập trong công việc và sinh hoạt hàng ngày
- Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
- Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hặc chuẩn bị giúp cho.
- Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.
- Tự giặt quần áo.
- Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quyets dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.
- Một mình chăm sóc em khi bố mẹ đi làm.
- Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở trường
Bài tập 2/37
Em tán thành ý kiến sau:
c) Những thành công do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững. 
Trong cuộc sống nếu mình ko tự phấn đấu để có được thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó ko bao giờ bền vững được bởi ko phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.
d) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn.
 Vì là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khăn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
e) Tự lập trong cuộc sống là rất cần thiết, tuy không phải dễ dàng.
Vì trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh vfa tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khăn.
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
- Thực hiện tự lập trong cuộc sống hang ngày theo kế hoạch đã xây dựng.
- Chia sẻ với mọi người về cảm xúc khi tự lập được những việc đó.
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Bài 1/37
một số tấm gương sống tự lập trong thực tiễn, trên sách báo, đài, tivi,và chia sẻ với bạn bè.
Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em (SN 2000) học lớp 5C - Trường Tiểu học Tân Thành B2 đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.
Tuấn Em là em út trong gia đình có 4 chị, em. Nhà thuộc diện hộ nghèo của địa phương nên được Nhà nước cấp nền nhà ở tuyến dân cư thuộc ấp 1, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng. Đầu năm 2013, do hoàn cảnh khó khăn, 2 chị lớn của Tuấn Em đang học lớp lớp 8 và 9 phải nghỉ học, cùng cha lên Bình Dương làm thuê kiếm sống. Không lâu sau, Tuấn Em cũng nghỉ học theo mẹ lên Bình Dương tìm việc làm. Không may, mẹ em mất vì tai nạn giao thông trong lần đến công ty xin việc. Anh Ngô Văn Phương (SN 1969) - cha Tuấn Em cho biết: “Sau khi vợ mất, thương con nên tôi chở cháu về cho đi học lại. Vì cuộc sống nghèo khổ, tôi lại trở lên xứ người tiếp tục làm thuê kiếm tiền nuôi con. Từ đó, Tuấn Em ở nhà cùng anh trai là Tuấn Anh (SN 2002) đến nay. Ban đầu tôi rất lo cho con, nhưng thấy anh em nó ngoan ngoãn, chăm học và biết tự lo sinh hoạt hằng ngày nên tôi cũng an tâm”.
Biết được hoàn cảnh của Tuấn Em, nhà trường đã thường xuyên hỗ trợ tập, sách cho em vào mỗi năm học. Nhân dịp lễ, Tết Trung thu hay Tết Nguyên đán, trường cũng xét duyệt cho em nhận quà của các mạnh thường quân trao tặng. Trong học tập, Tuấn Em được đánh giá là học sinh ngoan hiền, chăm chỉ, hòa đồng với bạn bè. “Sức học của Tuấn Em khá tốt. Em rất siêng năng, nhất là các bài tập giáo viên cho về nhà em đều cố gắng hoàn thành. Nhiều năm liền em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến” - thầy Nguyễn Thiện Nhân, chủ nhiệm lớp 5C chia sẻ.
Nhìn căn nhà nhỏ đơn sơ nhưng tươm tất, khó ai biết được đây là “tổ ấm” được 2 anh em chưa đầy 15 tuổi chăm chút hằng ngày. Dù còn nhỏ nhưng cả 2 đều biết nấu nướng để tự lo bữa cơm cho mình. Tuấn Em tâm sự: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi. Nhà nghèo nên các chị đều nghỉ học sớm để lo cho em nên em phải nỗ lực thật nhiều để không phụ lòng những người trong gia đình”.
Để động viên Tuấn Em tiếp tục học tốt, Báo Đồng Tháp và Công ty Thuốc bảo vệ thực vật Đông Nam Đức Thành sẽ trao em suất học bổng “Tiếp sức đến trường”.
Bài 2/37: Hãy viết một bài về sống tự lập
Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập.
Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”
Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.
 hực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không  Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.
Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.
Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249594.doc