Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Tiên Động

Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị

- Kể được một số biểu hiện của sống giản dị

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị

2. Kĩ năng

- Biết thực hiện sống giản dị trong cuộc sống

3. Thái độ

- Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức

4. Định hướng phát triển năng lực

- Hình thành ở hs năng lực giao tiếp, sự tự tin, năng lực làm việc nhóm và năng lực sáng tạo

II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

1.Thầy: Sgk, sgv gdcd 7, Sách bài tập tình huống gdcd 7, tranh ảnh có liên quan

2. Trò: Biểu hiện của lối sống giản dị, những tấm gương sống giản dị trong cuộc sống

 

doc 98 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 893Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Tiên Động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu được cách ứng xử: Biết chào hỏi thầy cô giáo; Luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô; chăm ngoan, học giỏi để thầy cô giáo vui lòngvv
1
3.
(1..5điểm)
- Không đồng tình với cách cư xử của Hà.
0.5
- Hs phải kính trọng thầy cô giáo, dù cô giáo còn trẻ và có quan hệ thân mật.
- Tôn trọng thầy cô giáo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
1
4.
(1..5điểm)
- Trong cuộc sống con người cần có lòng khoan dung vì :
+ Khoan dung là một đức tính quý báu của con người;
+ Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt;
+ Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa người với người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu hơn.
1.5
5.
(3điểm)
Khi có sự hiểu lầm và bất đồng với bạn bè thì em chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu và thông cảm cho nhau; không gây gổ, cãi vã hoặc trách móc nặng lời, không làm bạn bị tổn thương.
3
3. Thu bài và hướng dẫn về nhà (2/)
- Sau khi có tiếng trống hết giờ giáo viên thu bài ;
- Nhận xét ý thức làm bài của hs và căn dặn hs chuẩn bị bài mới;
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài mới:.
Tuần 19, tiết 18 
Ngày soạn : 19/12/2017
Ngày dạy : 29/12/2017
Ngoại khoá:
BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH DÒNG HỌ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Hs kể được một số truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình ;
 - Nêu được một số biện pháp giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ;
 - Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
2. Kĩ năng 
 - Biết có kĩ năng tìm hiểu và có những hành vi cụ thể giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.
3. Thái độ
 - Có ý thức tôn trọng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Hình thành ở hs năng lực tự học, năng lực tự đánh giá bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN
1. Thầy : Soạn giáo án, tìm hiều về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
2. Trò : Hs tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới (1/)
 Tại sao cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ ?
b. Dạy bài mới (38/)
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hs vẽ tranh giới thiệu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình (18/)
- Hs vẽ tranh (10 phút) ;
* HOẠT ĐỘNG 2: hs giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình (20/)
- Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân, giới thiệu về một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình 
- Hs chuẩn bị (3 phút) ;
- Gv gọi một số hs phát biểu ý kiến, giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình trước lớp ;
- Gv nêu tiếp câu hỏi :
? Em đã làm những gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ 
? Tại sao em lại có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình 
- Hs phát biểu ý kiến.
- Gv chốt lại đáp án đúng và kết luận chung.
1. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ
- Truyền thống hiếu học ;
- Truyền thống cần cù trong lao động ;
- Truyền thống yêu nước ;
- Truyền thống hiếu thảo ;
- Truyền thống về nghề nghiệp
- Truyền thống về văn hóa nghệ thuật ....vv
2. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Giữ gìn truyền thống của gia đình dòng họ cho ta thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống ;
- Góp phần làm phong phú thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 
3. Biện pháp giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Sống trong sạch, lương thiện không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín của gia đình dòng họ.
4. Hướng dẫn học tập ( 5/ )
- Học nội dung bài học;
- Tích cực tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ;
- Có ý thức học tập và có những việc làm cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Tuần 20, tiết 19 
Ngày soạn : 28/12/2017
Ngày dạy : 4/01/2018
Bài 12 (Tiết 1)
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch;
 - Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch;
 - Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng 
 - Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.
3. Thái độ
 - Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tuỳ tiện, không có kế hoạch.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Hình thành ở hs năng lực tổ chức cuộc sống của bản thân, năng lực nhận xét đánh giá bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đạo đức đã học.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN
1. Thầy : Sgk, sgv gdcd 7 ; bài tập tình huống gdcd 7 ; bảng phụ...
2. Trò : sưu tầm những tấm gương sống và làm việc có kế hoạch...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới (1/)
 Để học tập, lao động có hiệu quả ngoài sự siêng năng, kiên trì, đòi hỏi mỗi người cần phải làm việc có kế hoạch.
b. Dạy bài mới (37/)
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch (17/)
- Hs đọc thông tin trong sgk ;
- Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi sau :
 +  Ngay sau ngày khai giảng, biết được thời khoá biểu lên lớp hằng ngày, Nguyễn Hải Bình đã lên lịch làm việc, học tập hằng tuần. Qua đó, em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình ?( là người rất tự giác, chủ động trong công việc, sống và làm việc có kế hoạch).
 + Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?
- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung ;
- Gv chốt lại đáp án đúng của mỗi câu hỏi ;
- Kết lận : gv kết luận theo điểm a, phần nội dung bài học trong sgk.
* HOẠT ĐỘNG 2  ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch (20/)
- Gv yêu cầu học sinh làm bài tập b trong sgk
- Học sinh phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ;
- Gv chốt lại đáp án đúng : Bạn Vân Anh là người sống và làm việc có kế hoạch còn bạn Phi Hùng là người sống và làm việc tùy tiện thiếu kế hoạch.
- Gv nêu tiếp câu hỏi:
 + Cách học tập và làm việc của hai bạn Vân Anh và Phi Hùng bạn nào sẽ đạt kết quả cao hơn ? Vì sao ?
( Bạn Vân Anh sẽ đạt kết quả cao hơn vì bạn Vân Anh nhờ có kế hoạch từ trước nên có thời gian chuẩn bị kĩ càng, chu đáo nên công việc và học tập đạt kết quả cao hơn ).
 + Vậy, theo em tại sao cần phải sống và làm việc có kế hoạch ? 
- Hs phát biểu ý kiến ;
- Gv gọi một số hs trả lời, lớp nhận xét bổ sung ;
- Kết luận : Gv kết luận theo điểm đ nội dung bài học (sgk).
1. Thế nào là làm sống và làm việc có kế hoạch ?
 Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả.
2. Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch (sgk)
 Học tập, làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian công sức và đạt hiệu quả cao trong công việc.
* Bài tập b :
 - Bạn Vân Anh là người biết lập kế hoạch làm việc một cách chi tiết, chắc chắn Vân Anh thực hiện đầy đủ dự định và công việc thực hiện có kết quả. 
 - Phi Hùng là người làm việc tuỳ tiện, mất thời gian, hiệu quả công việc không cao...
4. Luyện tập, củng cố (5/)
- Gv hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài đã học và ghi nhớ ;
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk ; bài a,b,d.
5. Hướng dẫn về nhà (1/)
- Học nội dung bài học trong sgk ;
- Làm các bài tập còn lại sgk ;
- Lập kế hoạch học tập và làm việc của bản thân ;
- Trả lời câu hỏi a trong phần gợi ý sgk.
Tuần 21, tiết 20 
Ngày soạn : 2/01/2018
Ngày dạy : 11/01/2018
Bài 12 : (Tiết 2)
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Tiếp tục giúp hs hiểu nội dung của sống và làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng
 - Hình thành ở hs kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc học tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng tự điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
3. Thái độ
 - Rèn cho hs ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Hình thành ở hs năng lực lập kế hoạch, sống và làm việc có kế hoạch.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy : sgk,sgv gdcd 7 ; bảng phụ....
2. Trò : xây dựng kế hoạch học tập và lao động của bản thân.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)
2. Kiểm tra bài cũ (5/)
+ Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ? Tại sao cần phải sống và làm việc có kế hoạch ?
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới (1/)
Gv tổng kết bài trước và giới thiệu bài mới
b. Dạy bài mới (32/)
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu cách xây dựng một bản kế hoạch học tập, làm việc (15/)
- Gv nêu câu hỏi :
 ? Em có nhận xét gì về kế hoạch học tập, làm việc từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình (Cột ngang, cột dọc, nội dung các cột ?).
 ? Vậy, một bản kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu gì ( phải có thời gian tiến hành công việc và nhiệm vụ cần làm ) 
- Gv nêu tiếp câu hỏi :
 ? Bản kế hoạch làm việc hằng tuần của Hải Bình có thiếu gì không ? Chỗ nào đã hợp lí, chỗ nào chưa hợp lí ? Tại sao Hải Bình không ghi trong kế hoạch một số nội dung sau :
 + Thiếu thời gian hằng ngày từ 11h 30 đến 14 h và từ 17 h đến 19 h.
 + Chưa thể hiện lao động giúp đỡ gia đình ? 
 + Thiếu công việc ăn, ngủ, tập thể dục...
 + Xem vô tuyến có nhiều không ?
- Kết luận: không nhất thiết ghi tất cả các công việc thực hiện thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi lặp lại ( chẳng hạn như ngủ, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối ...)vì những công việc đó diễn ra thường xuyên, thành thói quen của Hải Bình vào những giờ nhất định ).
* HOẠT ĐỘNG 2 : Xác định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế một bản kế hoạch làm việc trong một ngày, một tuần (17/)
- Gv hướng dẫn hs so sánh 2 bản kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh để rút ra ưu, nhược điểm của hai bản kế hoạch :
 + Bản kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh còn thiếu gì không ?
 + Bản kế hoạch của Vân Anh và Hải Bình, bản kế hoạch nào cụ thể, chi tiết hơn ?
 + Hai bản kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh còn có chung nhược điểm gì ?
- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ;
- Gv chốt lại đáp án đúng của từng câu hỏi và ghi tóm tắt lên bảng ;
- Gv đưa ra một bản kế hoạch mẫu để hs cùng tham khảo ;
- Kết luận :
- Hs tiến hành thiết kế một bản kế hoạch học tập, làm việc trong tuần của bản thân.
* Khi xây dựng một bản kế hoạch phải chú ý :
 + Thời gian tiến hành công việc ;
 + Nội dung các công việc, nhiệm vụ cần làm.( Nếu là kế hoạch hằng ngày, hằng tuần thì cần nêu lên các công việc nhằm cân đối các nội dung hoạt động, bảo đảm các nội dung giáo dục toàn diện ở trường, ở nhà và hoạt động xã hội, cân đối học văn hoá với các hoạt động khác.
* So sánh bản kế hoạch của Vân Anh và Hải Bình :
- Bản kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh chưa có ngày mới chỉ có thứ. Như vậy, dễ nhầm lịch tuần này sang lịch làm việc của tuần khác.
- Bản kế hoạch của Vân Anh cụ thể, chi tiết hơn của Hải Bình tính đến từng giờ, từng phút, thể hiện rõ các công việc cần làm trong mỗi ngày. Trong bản kế hoạch của Vân Anh thể hiện đầy đủ, cân đối việc học tập, nghỉ ngơi, lao động giúp đỡ gia đình, học ở trường, học ở nhà với sinh hoạt tập thể và xã hội.
- Hai bản kế hoạch còn có nhược điểm là dài, khó nhớ. Những việc lặp đi, lặp lại vào những giờ cố định hằng ngày không nhất thiết phải ghi vào bản kế hoạch, chỉ nên ghi những việc quan trọng đột xuất trong tuần cần nhớ đặc biệt (nếu không ghi sẽ quên)
4. Luyện tập, củng cố (5/)
- Hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài học trong sgk ;
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk .
5. Hướng dẫn học tập (1/)
- Học nội dung bài học trong sgk ;
- Làm các bài tập còn lại trong sgk ;
- Xây dựng một kế hoạch học tập và rèn luyện trong tuần của bản thân ;
- Đọc trước bài mới : quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (đọc truyện đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học – sgk ).
Tuần 22, tiết 21 
Ngày soạn : 10/1/2018
Ngày dạy : 18/1/2018
Bài 13
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC 
VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam ;
 - Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội ;
2. Kĩ năng
 - Nhận biết được các hành vi xâm phạm quyền trẻ em ;
 - Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em ;
 - Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
3. Thái độ
 Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Hình thành ở hs năng lực biết tự bảo vệ quyền của mình và những người xung quanh.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy : sgk,sgv gdcd 7; Hiến pháp năm 1992; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam...
2. Trò : Tranh ảnh về quyền của trẻ em....
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)
2. Kiểm tra 15 phút (10/)
ĐỀ BÀI
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ? Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch (10điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Hs trả lời đủ các nội dung sau:
- Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả, có chất lượng. (5điểm)
- Làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động, tiết kiệm được thời gian công sức và đạt hiệu quả cao trong công việc. (5điểm)
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới (1/)
 Gv tổng kết nội dung bài trước và giới thiệu bài mới
b. Dạy bài mới (30/)
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu truyện đọc ( 15/)
- Gv yêu cầu một hs đọc truyện đọc (sgk) ;
- Hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi gợi ý (sgk) 
- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ;
- Kết luận : Công ước LHQ về quyền trẻ em được VN tôn trọng và phê chuẩn năm 1990, sau đó năm 1991 Việt Nam ban hành Luật « Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ». Đó là sự cụ thể hóa những quyền của trẻ em trong công ước.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu về quyền được bảo vệ, chăm sóc giáo dục và bổn phận của trẻ em ( 15/)
- Hs theo dõi vào nội dung bài học sgk
- Gv nêu câu hỏi :
 ? Thế nào là quyền được bảo vệ ? 
 ? Thế nào là quyền được chăm sóc ? 
 ? Thế nào là quyền được giáo dục ?
- Hs phát biểu ý kiến, gv giải thích rõ cho hs hiểu nội dung của từng quyền.
- Kết luận :
 Gv chốt lại theo nội dung bài học a - sgk.
- Gv nêu tiếp câu hỏi : 
 ? Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình nhà trường và xã hội ?	
 ? Ai là người có trách nhiệm giúp trẻ em hưởng đầy đủ các quyền của mình ?	
- Hs phát biểu ý kiến
- Gv chốt lại theo nội dung – sgk/	
1. Tìm hiểu truyện đọc
- Lí do Thái vi phạm pl :
+ Bố, mẹ li hôn khi mới 4 tuổi ;
+ Bố, mẹ đi tìm hp riêng ;
+ Ở với bà ngoại già yếu ;
+ Phải đi làm thuê vất vả....vv
- Thái không được hưởng những quyền :
+ Được bố, mẹ chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo.
+ Được đi học ;
+ Được có nhà ở....vv
- Thái cần làm là :	
+ Đi học ;
+ Rèn luyện tốt ;
+ Vâng lời cô chú ;
+ Thực hiện tốt nội quy của nhà trường...vv
2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (sgk)
3. Bổn phận của trẻ em
 - Yêu quý, hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người tàn tật, giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức.
 - Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường;
 - Tôn trọng pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội;
 - Yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng quê hương đất nước.
4. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội (sgk)
4. Luyện tập, củng cố ( 2/)
- Gv hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài học và ghi nhớ
- Hướng dẫn hs làm một số bài tập trong sgk.
5. Hướng dẫn học tập ( 1/)
- Yêu cầu hs học nội dung bài học trong sgk.
- Làm các bài tập còn lại trong sgk ;
- Đọc trước bài mới : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ;
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Tuần 23, tiết 22 
Ngày soạn : 20/1/2017
Ngày dạy : 2/2/2017
Bài 14 (tiết 1)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Hiểu được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên ;
 - Nêu được vai trò của môi trường và taig nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng
 - Hình thành ở hs tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3. Thái độ
 - Bồi dưỡng cho hs lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Hình thành ở hs năng lực giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy : sgk,sgv gdcd 7; luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học ;
2. Trò : tìm hiểu nội dung bài học sgk.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)
2. Kiểm tra bài cũ (5/)
 + Hãy kể một số quyền cơ bản của trẻ em ?
 + Em hãy cho biết trẻ em có những bổn phận gì ? 
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới (1/)
 Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đang bị con người khai thác kiệt quệ -> ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vậy, phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
b. Dạy bài mới (32/)
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : thế nào là tài nguyên thiên nhiên và môi trường (12/)
- Gv nêu câu hỏi :
 + Em hãy kể tên các yếu tố tạo thành môi trường ? 
- Hs phát biểu ý kiến ;
- Gv tóm tắt ý kiến hs thành 2 cột : điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo ;
 ? Những yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người ? Cho ví dụ
 ? Qua đó em hiểu thế nào là môi trường 
- Sau đó gv rút ra khái niệm môi trường theo nội dung bài học a trong sgk.
- Yêu cầu 1,2 hs nhắc lại khái niệm sgk ;
- Gv nêu tiếp câu hỏi :
 + Em hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên mà em biết ? 
- Hs phát biểu ý kiến ;
- Gv chốt lại đáp án đúng và ghi tóm tắt lên bảng ;
 ? Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên 
- Gv rút ra kết luận về tài nguyên thiên nhiên trong sgk ;
- Gv nêu tiếp câu hỏi :
 ? Em hãy cho biết tài nguyên thiên nhiên và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào 
- Kết luận : (sgk)
* HOẠT ĐỘNG 2 : tìm hiểu vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường (20/)
- Hs tự đọc phần thông tin và sự kiện ( sgk )
- Gv nêu câu hỏi thảo luận :
 + Em hãy nêu nguyên nhân do con người gây ra dẫn đến hiện tượng lũ lụt ?
 + Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người ? 
 + Hãy cho biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên : đất, nước, khoáng sản ...vv đối với đời sống con người ?
- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung 
- Kết luận : gv rút ra kết luận về vai trò của tài nguyên thiên nhiên theo nội dung bài học c -sgk.
a. Khái niệm môi trường ( sgk ) :
- Điều kiện tự nhiên :
 + Không khí
 + Đất
 + Nước
 + Ánh sáng
 + Núi 
 + Sông
 + Rừng
 + Động thực vật.....
- Điều kiện nhân tạo :
 + Đường sá
 + Cầu cống
 + Nhà cửa
 + Khói bụi
 + Rác thải......
b. Tài nguyên thiên nhiên :
 Gồm nhiều loại :
 + Tài nguyên rừng ;
 + Tài nguyên đất ;
 + Tài nguyên nước ;
 + Tài nguyên khoáng sản ;
 + Tài nguyên sinh vật biển....
c. Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( sgk )
d. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người :
 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ; tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần...
4. Luyện tập, củng cố (5/) 
- Gv hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài học trong sgk ;
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk.
5. Hướng dẫn học tập (1/)
- Học nội dung bài học hiểu được thế nào là tài nguyên thiên nhiên và môi trường, mối quan hệ giữa chúng, vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người .
- Làm các bài tập trong sgk.
- Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tuần 24, tiết 23 
Ngày soạn : 27/1/2017
Ngày dạy : 9/2/2017
Bài 14 (tiết 2)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Hs nêu được các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với đời sống con người;
 - Nêu được các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường ;
 - Kể được các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
 - Nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ; biết báo cáo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
 - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ;
 - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Hình thành ở hs năng lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy : sgk,sgv gdcd 7; luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ; tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học ;
2. Trò : tìm hiểu trước luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)
2. Kiểm tra bài cũ (5/)
 + Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
 + Em hãy cho biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người ? 
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới (1/)
 Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đang bị con người khai thác kiệt quệ -> ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vậy phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
b. Dạy bài mới (32/)
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12274437.doc