Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội

TIẾT 19+20

BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

HS hiểu:

- Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó;

- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó;

- Trách nhiệm của công dân nói chung của HS nói riêng trong phòng, chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.

2. Về kỹ năng

HS có kĩ năng:

- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội;

- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân;

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương nơi mình sinh sống.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20+21
Ngày soạn: 10/01/2018
TIẾT 19+20
BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI( Tiết 1)
MỤC TIÊU
Về kiến thức
HS hiểu:
Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó;
Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó;
Trách nhiệm của công dân nói chung của HS nói riêng trong phòng, chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
Về kỹ năng
HS có kĩ năng:
Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội;
Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân;
Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương nơi mình sinh sống.
Về thái độ
HS có thái độ:
Đồng tình với chủ trương của Nhà nước và những quy định pháp luật;
Xa lánh các tệ nạn xã hội và đề phòng, căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh thiếu niên vào tệ nạn xã hội;
Tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Các đơn vị kiến thức trong bài
Thế nào là tệ nạn xã hội;
Tác hại( tính chất nguy hiểm ) của tệ nạn xã hội;
Những quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội;
Trách nhiệm của công dân – HS trong việc phòng, chống tện nạn xã hội
KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Thông qua bài học HS đạt được những kỹ năng:
Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phê phán, kỹ năng đánh giá, kỹ năng quan sát
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
 Giáo viên và học sinh sử dụng các phương pháp như: thuyết trình, động não, sắm vai, thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu và xử lý tình huống,  
Phương tiện dạy học
Giáo án tiết dạy;
Sách: sách giáo khoa GDCD lớp 8, sách giáo viên GDCD lớp 8 ;
Máy chiếu và các giáo cụ trực quan;
Tranh, ảnh, câu chuyện, tình huống liên quan đến bài học;
Bảng phụ A0, bút dạ
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp học: kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học, tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: em hay nêu nội dung quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ, con cháu trong gia đình. Lấy ví dụ về bản thân em trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình.
Tiến trình bài mới
Giới thiệu bài mới ( đặt vấn đề )
Xã hội ngày nay với chiều hướng phát triển đi lên về tất cả các mặt như: kinh tế, xã hội, đặt biệt là đời sống của con người được nâng cao. Đây là một điều đáng mừng cho xã hội không chỉ ở địa bàn thành phố nơi chúng ta sinh sống mà trên toàn đất nước Việt Nam. Tuy nhiên song song với việc phát triển của xã hội thì tệ nạn ngày càng nhiều, trên những phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa những tin bài về những tện nạn, nào là tệ nạn ma túy, mại dâm, những thanh niên cờ bạc rượu chèvv. Đây là điều nhứt nhối cho một xã hội hiện đại văn minh. Những tệ nạn đó cần phải được loại bỏ, để loại bỏ được những tệ nạn đó và hiểu một cách khái quát về tệ nạn xã hội. Làm cách nào để phòng tránh tệ nạn xã hội? Thì hôm nay thầy và các em sẽ đi tìm hiểu câu trả lời thông qua nội dung của bài học này. ( tiết 1)
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: khởi động và tìm hiểu bài
 HS xem video(https://www.youtube.com/watch?v=C5XRhyKjtfc)và trả lời câu hỏi:
 GV: Em hãy cho thầy biết nội dung của video em vừa xem nói lên vấn đề gì của xã hội hiện nay? Điều đó tốt hay xấu? Nó có phải là tệ nạn xã hội hay không?
HS trả lời: HS đi trả lời từng câu hỏi của giáo viên nêu ra.
GV kết luận: đoạn video nêu trên nói về tình trạng cờ bạc của một bộ phận người dân thiếu ý thức, họ đánh bạc ở trên vỉa hè, trong công viên và những nơi công cộng, đây là những hành vi xấu có tác hại bản thân, gia đình, xã hộivv. Trong video thì chúng ta đã thấy họ chơi cờ bạc để ăn tiền và hơn thế nữa trên tay họ cầm những số tiền rất lớn những hành vi đó của họ được xem là tệ nạn xã hội.
GV: ngoài hành vi cờ bạc như trong video chúng ta được xem thì em hãy liệt kê , những hành vi nào mà em cho là tệ nạn xã hội.
GV: với vấn đề này thì thầy đề nghị lớp ta chia thành 3 nhóm( tương ứng với đơn vị tổ của lớp đã phân chia), mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả của mình trên bảng phụ và hết thời gian các em treo kết quả của mình lên bảng. Thời gian thảo luận nhóm của chúng ta là 3 phút. 
GV: thời gian thảo luận nhóm bắt đầu.
GV: ( sau 3 phút) thời gian thảo luận nhóm kết thúc, các nhóm trình bày kết quả của mình lên bảng.
HS: trình bày kết quả
GV: kiểm tra kết quả,( khen những nhóm có kết quả tốt) bổ sung và kết luận.
GV: các em đã liệt kê một số hành vi được xem là tệ nạn xã hội. Vậy bằng những kiến thức của bản thân và kết hợp sách giáo khoa. Em hãy cho thầy biết thế nào là tệ nạn xã hội?
HS trả lời: 
GV: chốt vấn đề và đề nghị HS ghi khái niệm tệ nạn xã hội vào vở.
Hoạt động 2: phân tích tình huống được nêu trong sách giáo khoa, giúp học sinh hiểu rõ về hành vi của tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
GV: gọi học sinh đọc tình huống 1 trong phần đặt vấn đề
GV: cả lớp chia thành 2 nhóm phân tích vấn đề theo các hướng như sau:
+ nhóm 1: đồng tình với ý kiến của An nêu lý do vì sao em đồng ý.
+ nhóm 2: không đồng ý với ý kiến của An nêu lý do vì sao em đồng ý.
Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút và đối thoại, bảo vệ quản điểm của nhóm ( hoặc bản thân) theo sự điều hành của thầy.
HS: thảo luận và đưa ra ý kiến( học sinh đưa ra những ý kiến trái chiều để phân tích làm rõ vấn đề
+ Nhóm 1: em đồng ý với ý kiếm của An là vì lúc đầu chơi ít tiền nhưng sau đó vì ham mê thì chơi nhiều tiền, nhưng hành vi chơi cờ bạc là hành vi vi phạm pháp luậtvv
+ nhóm 2: em không đồng ý với ý kiến của An vì các bạn chỉ chơi vui vẻ với những số tiền được mừng tuổi, các bạn không có ý ăn thua tiền bạc nhưng vì mục đích giải trívv
GV: cảm ơn lớp về phần tranh luận và chốt ý kiến.
+ tình huống được nêu trong bài học là một phần của tệ nạn xã hội. Chỉ với mục đích vui chơi giải trí mà các bạn đó đã vi phạm pháp luật, dù chơi bài với số tiền nhỏ đi chăn nữa thì cũng là hành vi vi phạm và được xem là một tệ nạn xã hội. Hơn thế nữa các bạn đó là học sinh với nội quy, quy định của nhà trường thì không được chơi cờ bạc trong trường hay bất kỳ một nơi nào khác. Có thể ban đầu các bạn chơi với số tiền nhỏ nhưng vì thắng thua, lâu dần sẽ dẫn tới ham mê và có thể chơi với số tiền lớn hơn( giáo viên đẫn dắt đến những hậu quả của tệ nạn này)
GV: dẫn dắt, nêu và phân tích tình huống 2 trong phần đặt vấn đề và kết hợp phân tích tác hại của các tệ nạn khác trong xã hội.
+ nêu một số ví dụ về tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
GV: bằng những kiến thức được thầy phân tích và kiến thức SGK em hãy nêu tác hại của tệ nạn xã hội.
ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm tệ nạn xã hội:
-Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc,ma túy, mại dâm.
Tác hại của tệ nạn xã hội
-Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Củng cố
Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Liên hệ xem ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, hút thút lá, uống rượu, chích hút ma túy không, nếu có em sẽ làm gì để giúp các bạn từ bỏ những tệ nạn đó?( câu hỏi nâng cao vế sau, học sinh phải đọc tham khảo bài của tiết sau để trả lời câu hỏi)
Dặn dò
Học bài cũ
Chuẩn bị cho tiết 2 bài 13 phần những quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội;Trách nhiệm của công dân – HS trong việc phòng, chống tện nạn xã hội
NHẬN XÉT SAU TIẾT HỌC 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 13 Phong chong te nan xa hoi_12264445.docx