Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Tự lập

1.MỤC TIÊU :

1.1/Kiến thức:

 * Học sinh biết:

-HS biết được những biểu hiện của người có tính lập.

 * Học sinh hiểu:

-Học sinh hiểu được thế nào là tự lập.

-Học sinh hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.

1.2/Kĩ năng:

* Học sinh thực hiện được: Biết tự giải quyết,tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.

* Học sinh thực hiện thành thạo: Biết tự lập trong học tập, lao động, sinh hoạt cá nhân.

1.3/Thái độ:

 * Thói quen: Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

 *Tính cách: Cảm phục và tự giác học hỏi những tấm gương xung quanh sống tự lập.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của tự lập .

3.CHUẨN BỊ:

 3.1/Giáo viên:

- Clip ,Tấm gương nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.

- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự lập .

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 TIẾT :11
NGÀY DẠY: 15/11/2017
BÀI 10 TỰ LẬP
1.MỤC TIÊU : 
1.1/Kiến thức: 
 * Học sinh biết: 
-HS biết được những biểu hiện của người có tính lập.
 * Học sinh hiểu: 
-Học sinh hiểu được thế nào là tự lập.
-Học sinh hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
1.2/Kĩ năng:
* Học sinh thực hiện được: Biết tự giải quyết,tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
* Học sinh thực hiện thành thạo: Biết tự lập trong học tập, lao động, sinh hoạt cá nhân.
1.3/Thái độ: 
 * Thói quen: Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. 
 *Tính cách: Cảm phục và tự giác học hỏi những tấm gương xung quanh sống tự lập. 
2.NỘI DUNG HỌC TẬP: 
	- Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của tự lập .
3.CHUẨN BỊ:
 3.1/Giáo viên: 
- Clip ,Tấm gương nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự lập . 
3.2/Học sinh :Đọc trước bài ở nhà . . 
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : Slide 1
Kiểm tra sỉ số, Tập vở SGK của học sinh . 
4.2/ Kiểm tra miệng : Slide 2,3.
Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Ví dụ?( 10 đ)
HS: -Là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng được lành mạnh, phong phú như giữ ảnh quan môi trường sạch đẹp..( 8đ)
-Trẻ em đến tuổi được đi học ( 2đ)
Câu 2: a/ Qua hình ảnh việc làm nào góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ( 2đ)
b/ Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai? Trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? ( 8đ)
HS: a/ Hình 1,3. ( 2đ)
 b/ - Trách nhiệm của chính quyền các tổ chức chính trị XH và mọi CD. ( 4đ)
- Tránh những việc làm xấu. Tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng. ( 4đ)
 4.3/Tiến trình bài học: 
Giới thiệu bài: 
Ca dao: Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 - Em hiểu gì về câu ca dao trên
 GV kết luận : Đó là biểu hiện của tính tự lập. Vậy để hiểu được thế nào là tự lập ? Ý nghĩa của tự lập, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: ( 15 phút)
Kiến thức :HS biết được những biểu hiện của người có tính lập. (Slide 4)
-Phân vai ,yêu cầu hs đọc truyện SGK/25
?Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
HS: Bác Hồ yêu nước nồng nàng ,không ngại khó khăn gian khổ ,có lòng tự tin .
? Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mặc dù với 2 bàn tay trắng?
HS: Bác ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ tấm lòng yêu nước,có lòng quyết tâm cao,có tính tự lập . 
? Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê?
HS: Anh Lê cũng là người yêu nước, nhưng vì thiếu tự tin nên anh không đủ can đảm đi cùng Bác Hồ. 
? Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì ?
HS:Phải quyết tâm không ngại khó, ngại khổ. Có ý chí tự lập trong học tập, rèn luyện. 
Kết luận : 
 Qua câu truyện trên chúng ta thấy rằng lòng quyết tâm vượt khó khăn của Bác thể hiện ý chí tự lập cao . Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút) 
Kiến thức :-HS biết được thế nào là tự lập.
 - Biểu hiện của người có tính lập.
 -HS hiểu được ý nghĩa của tính tự lập. 
? Thế nào là tự lập? . Slide 5
? Kể những việc làm của bản thân em đã thể hiện tính tự lập ?
* Tổ chức trò chơi “Trả lời nhanh” :Nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày ?
HS :-Học tập: Đạp xe đến lớp.học thuộc bài khi lên bảng. Làm bài không cần sự giúp đỡ của bạn bè.
-Công việc: Trông em cho ba mẹ đi làm.Trực nhật lớp 1 mình.Nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo
-Cuộc sống: Tự giặt quần áo.Tự nấu ăn sáng.
? Nêu biểu hiện của người có tính tự lập ? (Slide 6)
? Tìm những hành vi, biểu hiện trái với tự lập ? 
HS:Ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào người khác, không tự suy nghĩ, tìm tòi, không tự làm lấy công việc của mình..
? Em hiểu gì về câu tục ngữ : "Há miệng chờ sung” . 
HS: Kẻ lười biếng ỷ lại .
? Giải quyết tình huống. (Slide 7)
+ Lưu ý :Tự lập không có nghĩa là không cần sự hổ trợ chính đáng của người khác khi cần thiết hoặc khi khó khăn .
?Em hãy kể tấm gương ở lớp, trường em thể hiện tính tự lập mà em biết ?( Phương pháp nêu gương )
 Liên hệ : Hình ảnh tấm gương học sinh tự lập của trường ? (Slide 8)
? Em học tập được gì qua tấm gương trên ? ( Giáo dục thái độ)
? Ý nghĩa của tự lập?(Rèn kĩ năng xác định giá trị ) .(Slide 9)
* Clip Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
? Hình ảnh :Có ý kiến cho rằng :Những người nghèo khó thường hay co tính tự lập theo em thì sao? .(Slide 11)
*Giáo dục kĩ năng sống : Em sẽ làm gì khi gặp 1 bài toán khó?
HS: Em sẽ tìm cách giải bài tập mà không cần nhờ anh chị, hoặc ba mẹ, bạn bè giải hộ
? Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè của mình luôn có tính ý lại dựa dẫm vào người khác?
HS: Khuyên bảo, phê phán những hành vi đó
? Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính tự lập?
HS: Tự học tập, làm việc hết khả năng của bản thân, chỉ thực sự nhờ vào người khác khi thấy thật sự cần thiết khi công việc đó là quá sức với bản thân, không dựa dẫm ỷ lại, nhờ vả người khác, cố gắng vươn lên trong học tập, có lòng tự trọng
? Để có tính tự lập chúng ta cần phải làm gì? (Phương pháp xây dựng kế hoạch ) . (Slide 12)
Hs: HS cần phải rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trong học tập, công việc và trong sinh hoạt hàng ngày ....
HOẠT ĐỘNG 3: Bài tập.( 5 phút) . (Slide 13,14)
1/ HS bài tập 2 sgk/26. 
2/ Bài tập tình huống: Các bạn trong lớp rủ Lan đi học nhóm. Lan từ chối không tham gia vì cho rằng học nhóm sẽ dẫn tới ỷ lại,dựa dẫm vào người khác do đó sẽ không rèn luyện được tính tự lập của mỗi người.
Em có đồng ý với quan điểm của Lan hay không? Tại sao ?
-GV kết luận, bổ sung cho điểm. 
I/ĐẶT VẤN ĐỀ : 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 
1.Thế nào là tự lập: 
- Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình. Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.
2/ Biểu hiện của người có tính tự lập: 
 + Sự tự tin. 
 + Bản lĩnh. 
 + Vượt khó khăn, gian khổ. 
 + Có ý chỉ nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. 
2.Ý nghĩa của tính tự lập: 
 - Tự lập có ý nghĩa đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống .
 -Được mọi người kính trọng . 
3. Trách nhiệm của học sinh: 
 - Rèn luyện từ nhỏ. 
 - Học tập
 - Công việc 
 - Sinh hoạt hàng ngày. 
III.BÀI TẬP :
1/Bài tập 2 ( Sgk-26 ) 
 -Đúng :C,D,Đ,E.
 -Sai:A,B .
2/Bài tập tình huống :
- Không đồng ý với quan điểm của Lan
- Vì học nhóm là hình thức học tập mà bạn bè có thể chia sẻ,giúp đỡ hổ trợ, để bổ sung kiến thức cho nhau .Chỉ có chép bài của nhau mới dẫn tới sự ỷ lại ,dựa dẫm.
4.4/ Tổng kết: (Slide 15 đến Slide 23)
 -Trò chơi con số may mắn : Điền và trả lời các câu ca dao ý ,kiến nói về tự lập .
- Kết luận toàn bài: Tự lập là một đức tính quý báu, cần học tập và rèn luyện của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. 
4.5/ Hướng dẫn học tập: (Slide 24)
* Đối với bài học ở tiết này : 
- Về nhà học bài và làm bài tập 3,4,5 Sgk/ 27 
- Bản thân biết sống tự lập
- Lập kế hoạch rèn tính tự lập của bản thân 
stt
Các lĩnh vực
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện
Thời gian tiến hành
Dự kiến kết quả
1
Học tập
Học,làm bài
Tự giác
Phù hợp
Đạt điểm cao
2
Lao động
...
...
...
...
3
Hoạt động tập thể
...
...
...
...
4
Sinh hoạt cá nhân
...
...
...
...
* Đối với bài học ở tiết tiếp:
-Chuẩn bị bài 11: “ Lao động tự giác và sáng tạo” ( 2 tiết )
-Đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
 + Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? 
 + Những biểu hiện, việc làm cụ thể? 
 Kết thúc Slide 25
5. PHỤ LỤC:
- Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8
 - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD 8

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Tu lap_12215550.doc