Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - Đỗ Thị Cẩm Thu

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức: HS hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.

2/ Thái độ: Đề cao trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này.

3/ Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.

B/ NỘI DUNG

1/ Khái niệm quyền khiếu nại, quyền tố cáo

2/ Ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo

3/ Trách nhiệm của nhà nước và công dân

C/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- SGK

- Hiến pháp năm 1992, luật khiếu nại, tố cáo

- Bảng phụ

D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng?

- Em hãy xử lí tình huống sau:

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - Đỗ Thị Cẩm Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT An Giang	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS An Châu	Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tổ chuyên môn: GDCD
Họ và tên SV: ĐỖ THỊ CẨM THU
GVHD: HOÀNG THỊ ÁI
Tuần 25, tiết 25
QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức: HS hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
2/ Thái độ: Đề cao trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này.
3/ Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
B/ NỘI DUNG
1/ Khái niệm quyền khiếu nại, quyền tố cáo
2/ Ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo
3/ Trách nhiệm của nhà nước và công dân
C/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
SGK
Hiến pháp năm 1992, luật khiếu nại, tố cáo
Bảng phụ
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng?
Em hãy xử lí tình huống sau:
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: bằng một lời dẫn
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: Nghi ngờ có người buôn bán, sử dụng ma túy, em sẽ xử lí như thế nào?
HS: báo cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.
GV: Phát hiện người lấy xe đạp của bạn, em sẽ xử lí như thế nào?
HS: Báo cho giáo viên, nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở.
GV: Theo em, anh H phải làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
HS: Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
GV: Qua ba tình huống trên, em thấy công dân được thực hiện những quyền gì?
HS: Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1. Ai là người thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo?
Nhóm 2. Vì sao phải thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo?
Nhóm 3. Khiếu nại, tố cáo để làm gì?
Nhóm 4. Tổng hợp ba nhóm.
HS: Thảo luận với nhóm trong 5’
Khiếu nại
Tố cáo
Người thực hiện
(Ai?)
Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm
Bất cứ công dân nào
Cơ sở
(Vì sao?)
Quyền và lợi ích bản thân người khiếu nại
Gây thiệt hại đến Nhà nước, tổ chức và công dân
Mục đích
(để làm gì?)
Khôi phục quyền và lợi ích của người khiếu nại
Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân.
GV: Quyền khiếu nại là gì?
HS: trả lời
GV: Quyền tố cáo là gì?
HS: trả lời
GV: Như vậy, khiếu nại là quyền của công dân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, còn tố cáo là quyền của mọi công dân khi thấy có cá nhân, tổ chức, cơ quan có việc làm trái pháp luật làm thiệt hại đến xã hội, Nhà nước.
VD: Khi tổ trưởng báo cáo mình mất trật tự mà mình không có thì mình khiếu nại với GVCN.Còn trường hợp, tổ trưởng ghi tên bạn ngồi cạnh mình mất trật tự mà bạn ấy không có thì mình không được quyền khiếu nại với GVCN, mà chỉ có bạn ấy mới có quyền khiếu nại thôi,vì việc đó không liên quan trực tiếp đến mình.
GV: Vì sao hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
HS: Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm; công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
GV: cho HS đọc Điều 74 trong hiến pháp 1992
 Nhà nước giải quyết quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào?
HS: Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết, trong thời hạn pháp luật quy định. (Công minh, đúng người, đúng tội).
GV: Nhà nước nghiêm cấm hành vi nào?
HS: Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo hoặc làm hại người khác.
GV: Ngoài Hiến pháp 1992, Quốc hội còn ban hành luật gì?
HS: Luật khiếu nại, tố cáo.
GV: Luật khiếu nại, tố cáo có 9 chương, 103 điều, quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo.
GV: Theo em, công dân cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo?
HS: trả lời theo suy nghĩ của mình.
GV: Gợi ý
-Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung, luật khiếu nại, tố cáo nói riêng
-Người có thẩm quyền giải quyết phải trung thực, khách quan, thận trọng.
- người khiếu nại, tố cáo không được vu khống, vu cáo, làm hại người khác.
Hoạt động 4: Bài tập
GV: Yêu cầu HS đọc và suy nghĩ làm bài tập 2 SGK tr.52
HS: Căn cứ vào những điểm khác nhau của khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền khiếu nại, vì ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND quận.
GV: Yêu cầu HS đọc và suy nghĩ làm bài tập 3 SGK tr.52
HS: cả hai câu đề thiếu
Bổ sung thêm: Bảo vệ quyền lợi công dân.
Bổ sung thêm: Là tham gia quản lí nhà nước
Hoạt động 5: Củng cố:làm bài tập trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất
Quyền khiếu nại là quyền của mọi công dân
Chỉ có công dân bị trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình mới có quyền khiếu nại
Quyền khiếu nại là quyền của những người thân hoặc quen biết với người bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Công dân khiếu nại khi thấy có hành vi trái pháp luật, làm thiệt hại đến xã hội. 
I/ Đặt vấn đề
II/ Nội dung bài học
1/ Quyền khiếu nại, tố cáo
- Quyền khiếu nại là quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ, công chức nhà nước làm trái pháp luật hoặc làm xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo là: quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
2/ Ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo
Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật.
3/ Trách nhiệm của nhà nước và công dân
- Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo hoặc làm hại người khác.
- Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng
III/ Bài tập
Bài tập 2
Bài tập 3
Dặn dò:
Kiểm tra một tiết từ bài 13 đến bài 18

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - Đỗ Thị Cẩm Thu - Trường THCS An Châu.doc