1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
-HS biết : nhận biết được một điểm nằm giữa hay không
-HS hiểu : được “ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì
AM + MB = AB”
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được : nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- HS thực hiện thành thạo : tính độ dài đoạn thẳng
1.3 Thái độ:
- Thói quen: biết tư duy khi tính toán
- Tính cách : Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
“ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” và ngược lại
3. CHUẨN BỊ :
3.1-GV:Thước cuộn, thước thẳng có chia khoảng mm.
3.2-HS:Thước thẳng có chia khoảng, bút chì, bảng nhóm.
Bài 8: KHI NÀO THÌ AM+ MB = AB ? Tuần 9 Tiết: 9 Ngày dạy: 18/10/2017 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: -HS biết : nhận biết được một điểm nằm giữa hay không -HS hiểu : được “ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” 1.2 Kỹ năng: - HS thực hiện được : nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - HS thực hiện thành thạo : tính độ dài đoạn thẳng 1.3 Thái độ: - Thói quen: biết tư duy khi tính toán - Tính cách : Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP “ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” và ngược lại 3. CHUẨN BỊ : 3.1-GV:Thước cuộn, thước thẳng có chia khoảng mm. 3.2-HS:Thước thẳng có chia khoảng, bút chì, bảng nhóm. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) 4.2. Kiểm tra miệng: (5’) GV: Nêu yêu cầu HS1: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B như hình vẽ. Đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB, AB. So sánh AM + MB với AB. (10 điểm) HS1: AM = 2 (cm); MB = 3(cm); AB = 5(cm) Ta có AM + MB = 2 + 3 = 5(cm) = AB HS2: Cho ba điểm A, B, M thẳng hàng như hình vẽ. Đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB, AB. So sánh AM + MB với AB. ( 10 điểm) HS2: AM =2 (cm); MB = 5(cm); AB = 3(cm) Ta có AM + MB = 2 + 5 = 7(cm) >AB 4.3.Tiến Trình bài học : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1:(15’)Khi nào thì AM + MB = AB. KT:-HS hiểu được “ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” -HS biết : nhận biết được một điểm nằm giữa KN:- HS thực hiện được : nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - HS thực hiện thành thạo : tính độ dài đoạn thẳng GV: Qua hai bài toán ở phần kiểmtra bài cũ, em hãy cho biết khi nào thì AM + MB = AB? HS: Ta có AM + MB = AB khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B. 1. Khi nào thì AM + MB = AB? GV: Tóm tắt nhận xét trên bảng. GV: Đưa bảng phụ có ghi đề bài: Cho điểm K nằm giữa hai điểm M và N. Biết MK = 2cm; MN = 4cm. Tính KN? HS: Một HS đọc to đề bài. GV: Gợi ý: + Điểm K nằm giữa hai điểm M và N ta có hệ thức nào? HS: MK + KN = MN * Nhận xét: (SGK/120) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B AM + MB = AB Ví dụ: Vì K nằm giữa hai điểm M và N. MK + KN = MN 2 + KN = 4 KN = 4 – 2 = 2 (cm) Hoạt động 2: (12’) Một vài dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất. 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. GV: Yều cầu HS cả lớp đọc mục 2 SGK/120; 121 và trả lời câu hỏi: + Dụng cụ dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất là những dụng cụ nào? + Nếu khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất lớn hơn thước cuộn thì ta làm như thế nào? HS: + Dụng cụ dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất là thước cuộn (bằng kim lọai hoặc bằng vải), hoặc thước chữ A ( có khỏang cách giữa hai chân là 1m; 2m) + Nếu khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất lớn hơn thước cuộn thì sử dụng liên tiếp thước cuộn nhiều lần. (SGK/120;121) 4.4 Tổng Kết : (7’) GV: Đưa bảng phụ có ghi các câu hỏi: 1) Để kiểm tra điểm A có nằm giữa hai điểm O; B không ta làm thế nào? 2) Khi điểm A nằm giữa hai điểm O và B ta có hệ thức nào? HS: Hai HS lần lượt trả lời. (mỗi em một câu) GV: Nhận xét và ghi điểm cho HS. GV:Yêu cầu HS thực hiện bài 46; 47/ SGK/121. HS: Họat động theo nhóm (4 phút) + Nhóm 1;2: bài 46 + Nhóm 3;4: bài 47 GV: Kiểm tra họat động của các nhóm Bài 46/ SGK/ 121 Ta có: Điểm N thuộc đọan thẳng IK Nên: IN + NK = IK. HS: Đại diện các nhóm trình bày lên bảng GV: Nhận xét và ghi điểm cho các nhóm. IK = 3 + 6 = 9(cm) Bài 47/ SGK/ 121 Ta có: Điểm M thuộc đoạn thẳng EF Nên: EM + MF = EF. MF = EF - EM = 8 – 4= 4(cm) 4.5. Hướng dẫn học tập: (5’) Đối với bài học ở tiết này: + Khi nào thì AM + MB = AB? + Khi biết AM + MB = AB thì kết luận gì về vị trí của điểm M? Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Làm bài tập: 48; 49; 50/SGK/121. Hướng dẫn bài 48/ SGK/121: Chiều dài của lớp học: 4.1,25 + . 5. PHỤ LỤC:
Tài liệu đính kèm: