Giáo án môn Hình khối 8 - THCS Viên An Đông

I – Mục tiêu bài dạy:

 * Kiến thức: Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

 * Kỹ năng: Vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi. Kỹ năng vận dụng kiến thức của bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.

 * Thái độ: Nghiêm túc, vẽ hình cẩn thận.

II – Chuẩn bị:

 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.

 * Học sinh: Thước thẳng, dụng cụ học tập.

III. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở, nêu giải quyết vấn đề

- Hoạt động nhóm

IV – Tiến trình dạy học:

 1/ Tổ chức ổn định lớp. (1 phút)

 

docx 50 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình khối 8 - THCS Viên An Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng thực hiện.
GV: Nhận xét và đánh giá.
Bài 3: Cho hình vẽ bên:
Biết: AB // CD // EF // GH.
AC = CE = EG, CD = 9, GH = 13.
Các độ dài AB và EF bằng:
A. 8 và 10 C. 7 và 11 
B. 6 và 12 D. 7 và 12
- HS quan sát đề và ghi bài vào vở.
GV: Cho HS thảo luận nhóm (trong 2 phút). Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận nhóm. (2 – 4em)
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
GV: Yêu cầu HS giải thích.
- HS giải thích.
Bài 1:
Ta có: BC = CD (gt)
Nên: BCD cân 
Ta lại có: (gt)
Suy ra: 
Do đó: BC // AD
Vậy: ABCD là hình thang.
Bài 2:
Vì MN là đường trung bình của hình thang ABCD nên: 
 MN // AB // CD
* Xét ABD ta có: AM = MD (gt)
 MI // AB
Nên: BI = ID.
Khi đó: MI là đường trung bình của ABD.
Do đó: 
* Xét ADC ta có: AM = MD (gt)
 MK // DC
Nên: AK = KC
Khi đó: MK là đường trung bình của ADC.
Do đó: 
Khi đó: IK = MK – MI = 7 – 3 = 4(cm)
Chứng minh tương tự, ta có: KN là đường trung bình của ABC.
Do đó: 
Bài 3:
 Chọn C.
 4/ Củng cố:(1 phút) GV uốn nắn chỉ lại mộ lần, chốt kĩ năng làm bài.
 5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Về nhà học bài, nắm các kiến thức về hình thang, hình thang cân, đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang.
 - Xem lại các dạng bài tập đã làm.
V – Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày  tháng. năm 2015
HOÀNG VĨNH HOÀN.
 ........................
Tuần: 05	Ngày soạn:
Tiết: 09	Ngày dạy:
LUYỆN TẬP CHUNG
I – Mục tiêu bài dạy:
 * Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang.
 * Kỹ năng: Vận dụng được định nghĩa, tính chất để giải các bài toán chứng minh.
 * Thái độ: Tự giác trong học tập.
II – Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ.
 * Học sinh: Thước thẳng, compa.
III – Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
IV – Tiến trình dạy học:
 1/ Tổ chức ổn định lớp. (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 3/ Bài mới. (42 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài 27/ 80 SGK: (GV treo bảng phụ)
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm (trong 3 phút).
- HS hoạt động nhóm.
 (2 – 4em)
 GV: Hướng dẫn các nhóm làm bài.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày câu a.
- Đại diện nhóm lên bảng thực hiện.
GV: Nhận xét bài làm của HS.
GV: Hướng dẫn: trong EFK; EF có mối quan hệ như thế nào với EK, KF?
- HS: 
GV: Từ đó hãy EF theo AB và CD.
- HS thực hiện.
Bài 28/ 80 SGK: (GV treo bảng phụ)
GV: Gọi HS vẽ hình, tóm tắt GT và KL. 
- Một HS vẽ hình, tóm tắt GT - KL lên bảng, cả lớp thực hiện vào vở.
GV: Lưu ý HS các kí hiệu trên hình vẽ.
GV: Gợi ý cho HS phân tích: 
a) EF là đtb của hthang ABCD
 EF//DC EF//AB 
AE=ED, EK//DC EI//AB,AE=ED
 AK = KC BI = ID
- HS tham gia phân tích, tìm cách chứng minh.
GV: Gọi một HS trình bày bài giải ở bảng, một HS trình bày miệng .
- Một HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở.
GV: Biết AB = 6cm, CD = 10cm có thể tính được EF? KF? EI? 
GV: Kiểm vở bài làm một vài HS và nhận xét.
GV: Hãy so sánh độ dài IK với hiệu 2 đáy hình thang ABCD?
- HS: 
GV: Nhận xét.
Bài 27/ 80 SGK:
a) ACD có AE = ED, KA = KC
 FK là đường trung bình của tam giác ACD.
EK = .
Xét CAB có: KC = AK, CF = FB
 KF là đường trung bình của tam giác CAB.
 KF =
b) Ta có: 
Bài 28/ 80 SGK:
a) EF là đường TB của hình thang ABCD 
 EF//AB, EF// CD.
Xét ABC 
có: BF=FC, FK//AB
 AK=BC (t/c đường TB)
Xét ABD có:
AE=ED, và EI//AB 
 BI=ID (t/c đường TB)
b) EI là đường TB của ABD
 EI = =3 (cm).
Tương tự: KF ==3 (cm).
Ta có: EF là đường TB của hình thang
EF =8 (cm)
Mà: IK = 8 -2EI 
 = 8-2.3 = 2 (cm)
 4/ Củng cố: ( 1 phút) GV uốn nắn chỉ lại một lần, chốt kiến thức toàn bài.
 5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Ôn tập lý thuyết.
 - Xem lại các dạng bài tập đã làm. 
 - Xem trước §6: “ĐỐI XỨNG TRỤC”.
V – Rút kinh nghiệm:
 ................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Tuần: 05	Ngày soạn:
Tiết: 10	Ngày dạy:
§6: ĐỐI XỨNG TRỤC
I – Mục tiêu bài dạy:
 * Kiến thức: Hiểu được định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng .
 * Kỹ năng: Vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được các hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế.
 * Thái độ: Cẩn thận chính xác khi vẽ hình và làm bài tập.
II – Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Thước, compa, phấn màu, tấm bìa chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang cân.
 * Học sinh: Xem trước bài mới, đồ dùng học tập.
III – Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV – Tiến trình dạy học:
 1/ Tổ chức ổn định lớp. (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Đường trung trực của một đoạn thẳng là gì?
- HS trả lời :
+ Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm của nó .
GV: Cho đường thẳng d và một điểm A (Ad). Hãy vẽ điểm B sao cho d là đường trung trực của đoạn AB.
- HS thực hiện. HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
 3/ Bài mới: (32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng (10 phút)
GV: Cho HS thực hiện ?1 SGK
- HS thực hiện ?1.
GV: Cho HS lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ cụ thể.
- Một HS lên bảng vẽ, còn lại vẽ vào giấy. 
GV: Nói hai điểm A và A’ gọi là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d.
- HS nghe, hiểu.
GV: Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng?
- HS phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
GV: Nhận xét chốt lại nêu định nghĩa.
GV: Vẽ điểm B yêu cầu HS tìm B’ đối xứng với B qua d.
- HS: 
GV: Nêu quy ước SGK.
- HS lắng nghe.
1/ Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
a) Định nghĩa:
 Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
b) Quy ước: (SGK/ 84)
Hoạt động 2: Hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng (10 phút)
GV: Cho HS làm câu hỏi 2.
GV: Cho HS lên bảng trình bày.
- HS tự làm và trình bày. 
GV: Cho HS nhận xét.
GV: Chốt lại trên bảng và giới thiệu hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
GV: Vậy thế nào hai hình gọi là đối xứng nhau qua một đường thẳng ?
- HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
GV: Cho HS quan sát hình 53, 54.
GV: Hãy chỉ rõ trên hình 53 các cặp đoạn thẳng, đường thẳng đối xứng nhau qua d? Giải thích? 
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời: 
+ Các cặp đoạn thẳng đối xứng: AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’.
+ Góc: ABC và A’B’C’,  
+ Đường thẳng AC và A’C’
+ êABC và êA’B’C’ 
GV: Chỉ dẫn trên hình vẽ và chốt lại.
GV: Nêu lưu ý như SGK.
GV: Nhận xét, chốt lại.
2/ Hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng:
 * Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại. 
* Lưu ý: (SGK/ 85)
Hoạt động 3: Hình có trục đối xứng (12 phút)
GV: Cho HS thực hiện ?3 SGK
- HS suy nghĩ làm bài.
 Đối xứng với AB là AC; đối xứng với AC là AB, đối xứng với BC là chính nó  
GV: Vậy điểm đối xứng với mỗi điểm của ABC qua đường cao AH nằm ở đâu?
- HS: Điểm đối xứng với mỗi điểm của ABC qua đường cao AH vẫn thuộc 
ABC.
GV: Giới thiệu định nghĩa trục đối xứng của hình H.
- HS lắng nghe và ghi bài.
GV: Cho HS làm ?4 SGK.
GV: Cho HS đứng tại chỗ trả lời.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời. 
GV: Cho HS nhận xét. 
GV chốt lại: Một hình H có thể có trục đối xứng, có thể không có trục đối xứng  
- HS nghe, hiểu và ghi kết luận của GV. 
GV: Hình thang cân có trục đối xứng không? Đó là đường thẳng nào? 
- HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời. 
GV: Chốt lại và phát biểu định lí.
- HS nhắc lại định lí.
3/ Hình có trục đối xứng:
* Định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.
?4:
a/ 1 trục đối xứng
b/ 3 trục đối xứng
c/ vô số trục đối xứng
* Định lí: (SGK/ 87)
 4/ Củng cố: ( 6 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài 36/ 87 SGK: (GV treo bảng phụ)
GV: Ox có mối quan hệ như thế nào với AB?
- HS: Ox là đường trung trực của AB.
GV: Khi đó ta có điều gì?
- HS: OA = OB
GV: Oy có mối quan hệ như thế nào với AC?
- HS: Oy là đường trung trực của AC.
GV: Khi đó ta có điều gì?
- HS: OA = OC
GV: Từ đó ta suy ra được điều gì?
- HS: OB = OC
GV: Hướng dẫn câu b và yêu cầu HS về nhà làm.
Bài 36/ 87 SGK:
a) Ox là đường trung trực của AB
OA = OB
 Oy là đường trung trực của AC
OA = OC Suy ra: OB = OC
 5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Cần học thuộc, hiểu các định nghĩa, các định lí, tính chất trong bài.
 - BTVN: Bài 36b, 37, 38, 39/ 87 – 88 SGK.
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày  tháng. Năm 2015
HOÀNG VĨNH HOÀN.
V – Rút kinh nghiệm:
 ........................................................................................
......................................................................................................
Tuần: 06	Ngày soạn:
Tiết: 11	Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
I – Mục tiêu bài dạy:
 * Kiến thức: Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng.
 * Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình đối xứng của một hình (dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng. Kĩ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thức tế cuộc sống.
 * Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II – Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Compa, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
 * Học sinh: Compa, thước thẳng, bảng nhóm.
III – Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
IV – Tiến trình dạy học:
 1/ Tổ chức ổn định lớp. (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Nêu yêu cầu kiểm tra.
 - Phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng, hai hình đối xứng qua một đường thẳng, hình có trục đối xứng.
- 1HS trả lời nhanh. 
GV: Cho HS nhận xét.
- HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
 3/ Bài mới: (30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Bài tập
Bài 39/ 88 SGK:
GV: Đọc to đề bài, ngắt từng ý, yêu cầu HS vẽ hình theo lời GV đọc.
- 1HS vẽ hình trên bảng. Cả lớp vẽ vào vở.
GV: C đối xứng với A qua d, Dd nên ta có điều gì ? 
- HS: AD = CD
GV: AD + DB = ?
- HS: AD+DB = CD + DB = CB (1)
- Tương tự đối với điểm E ta có điều gì?
- HS: AE = EC
GV: AE + EB = ?
- HS: AE+EB = CE+EB (2)
GV: Trong êCEB thì CB như thế nào với CE + EB ? 
- HS: CB < CE + EB (3)
GV: Từ (1), (2), (3) ta có điều gì ?
- HS: Suy ra:
 AD + DB < AE + EB
GV: Cho HS lên bảng trình bày lại.
- HS lên bảng trình bày.
GV: Áp dụng kết quả của câu a hãy trả lời câu hỏi b.
- HS trả lời.
Bài 40/ 88 SGK:
GV: Cho HS quan sát các biển báo giao thông đã chuẩn bị sẵn như hình 61/ SGK.
GV: Yêu cầu HS thảo luận và kết luận hình nào có trục đối xứng ?
- HS thảo luận cử đại diện trình bày.
GV: Cho HS ở nhóm khác nhận xét và điều chỉnh.
- HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét và chốt lại trên bảng.
Bài 41/ 88 SGK:
GV : Hướng dẫn HS phân tích từng câu: Nắm nội dung và xác định đúng, sai.
- HS đọc đề và thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Câu d sai vì sao ?
GV: Cho HS nhận xét.
GV: Nhận xét, điều chỉnh và chốt lại.
Bài 39/ 88 SGK:
a) Vì A và C đối xứng nhau qua d nên d là trung trực của AC.
 AD = CD và AE = CE
Khi đó ta có: AD + DB = CD + DB
Mà CD + DB = BC
 Và: BC < CE + EB (BĐT trong CEB)
 AD + DB < CE +EB
Mà: AE = CE nên: 
 AD + DB < AC +EB
b) Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường ADB.
Bài 40/ 88 SGK:
Hình a: Có một trục đối xứng.
Hình b: Có một trục đối xứng.
Hình c: Không có trục đối xứng.
Hình d: Có một trục đối xứng.
Bài 41/ 88 SGK:
a/ Đúng
b/ Đúng
c/ Đúng 
d/ Sai. Vì đoạn thẳng AB trên hình sau có hai trục đối xứng là đường thẳng AB và đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Hoạt động 2: Thực hành cắt chữ ( 7 phút)
GV: Hướng dẫn HS cắt chữ D và chữ H in hoa.
- HS cả lớp dùng giấy A4 hoặc giấp trắng và dùng kéo cắt chữ theo hướng dẫn.
GV và HS cùng làm.
GV: Hãy kể tên 1 vài chữ cái khác có trục đối xứng.
- HS trả lời: Như chữ A, T, M, U, V.
GV: Vì sao phải gấp tờ giấy làm tư để gấp chữ H?
- HS trả lời vì chữ H có hai trục đối xứng vuông góc.
GV: Giới thiệu các chữ cái có trục đối xứng như: A, M, T, U, V,Y. Có trục đối xứng ngang như : B, C, D, Đ, E. Có 2 trục đối xứng dọc và ngang: H, S, O, X.
 4/ Củng cố: (1 phút) GV uốn nắn chỉ lại một lần chốt kiến thức toàn bài.
 5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Nắm chắc định nghĩa, các định lí và cách vẽ hình hai hình đối xứng đã học. 
 - Đọc mục “Có thể em chưa biết”.
 - Xem bài kế tiếp.
V – Rút kinh nghiệm:
 .................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Tuần: 06	Ngày soạn:
Tiết: 12	Ngày dạy:
§7: HÌNH BÌNH HÀNH
I – Mục tiêu bài dạy:
 * Kiến thức: Hiểu được định nghĩa hình bình hành, các tính chất cơ bản của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
 * Kỹ năng: Biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành. Biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, hai đường thẳng song song.
 * Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và làm bài tập.
II – Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Thước, phấn màu, bảng phụ vẽ các tứ giác ở hình 70/ sgk, giấy kẻ ô vuông để vẽ hình bài tập 43/SGK.
 * Học sinh: Giấy kẻ ô vuông, SGK, đồ dùng học tập.
III – Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
IV – Tiến trình dạy học:
 1/ Tổ chức ổn định lớp. (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 3/ Bài mới. (32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Định nghĩa (10 phút)
GV: Cho HS làm ?1 bằng cách vẽ hình 66 sgk và hỏi: 
- Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
- HS thực hiện ?1, trả lời:
- Tứ giác ABCD có 
AB // CD và AD // BC 
GV: Người ta gọi tứ giác này là hình bình hành. Vậy theo các em thế nào là một hình bình hành?
- HS nêu ra định nghĩa hình bình hành (có thể có các định nghĩa khác nhau)
GV: Chốt lại định nghĩa, vẽ hình và ghi bảng.
- HS nhắc lại và ghi bài. 
GV: Tứ giác ABCD là hình bình hành khi nào?
- HS trả lời.
GV: Định nghĩa hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào? 
- Hình thang là tứ giác + một cặp cạnh đối song song 
- Hình bình hành là tứ giác + hai cặp cạnh đối song song.
GV: Phân tích để HS phân biệt và thấy được hình bình hành là hình thang đặc biệt.
- HS lắng nghe.
1/ Định nghĩa:
* Định nghĩa : Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
 A B
 D C
 Tứ giác ABCD là hình bình hành 
Hoạt động 2: Tính chất (15 phút)
GV: Cho HS làm ?2.
- HS đọc và nghiên cứu, làm ?2.
GV: Vẽ hình lên bảng và hướng dẫn .
GV: Tứ giác ABCD có phải là hình thang không vì sao? Và hình thang này có gì đặc biệt ?
GV” Vậy từ đó ta có nhận xét gì về các cạnh đối?
- HS Tứ giác ABCD là hình thang vì có hai cạnh đối song song.
- HS: Hình thang có hai cạnh bên song song nên hai cạnh bên bằng nhau và hai cạnh đáy bằng nhau.
GV: Em có nhận xét gì về các góc đối của hình bình hành ?
- HS: Các góc đối bằng nhau.
GV: Hãy xét hai tam giác ABC và tam giác ADC và chứng minh OA = OC; OB = OD.
GV: Qua đó rút ra nhận xét gì?
- HS xét hai tam giác chứng minh hai tam giác bằng nhau và suy ra hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
GV: Cho HS trả lời, phát biểu theo cách hiểu. 
GV: Cho HS khác nhận xét bổ sung.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt lại nêu định nghĩa hướng dẫn HS chứng minh theo SGK.
2/ Tính chất:
Định lí: (SGK/ 90) 
GT
ABCD là hình bình hành
AC cắt BD tại O
KL
a) AB = CD; 
 AD = BC
b) ; 
c) OA = OC;
 OB = OD
Chứng minh: (SGK/ 91)
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành ( 7 phút)
GV: Đưa ra câu hỏi gợi ý để HS phát hiện dấu hiệu nhận biết hình bình hành. 
GV: Để một tứ giác là hình bình hành cần các điều kiện gì?
Về cạnh, góc cần có thêm các điều kiện nào ?
- HS nghe câu hỏi suy nghĩ và trả lời. 
GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời bằng miệng.
GV: Cho HS nhận xét và điều chỉnh nếu có.
- HS khác nhận xét và điều chỉnh nếu cần.
GV: Nhận xét và chốt lại (Bảng phụ).
- HS đọc các dấu hiệu nhận biết trong SGK.
3/ Dấu hiệu nhận biết:
1) Tứ giác có các cạnh dối song song là hình bình hành.
2) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3) Tứ giác có hai cạnh đối song và bằng nhau là hình bình hành 
4) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
 4/ Củng cố: (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Cho HS thảo luận nhóm làm ?3.
GV: Gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày. 
- HS thảo luận nhóm.
HS cử đại diện trình bày 
GV cho HS các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến đóng góp.
- HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét và chốt lại trên bảng.
 GV: Yêu cầu HS làm bài 44/ 92 SGK 
- 1 HS đọc đề bài.
GV: Hướng dẫn sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày.
- 1HS xung phong lên bảng làm bài.
GV: Nhận xét, sửa chữa nếu sai.
- HS khác nhận xét.
?3:
 Tứ giác IKMN ở hình 70c không là hình bình hành, các tứ giác còn lại đều là hình bình hành.
Bài 44/ 92 SGK:
Xét tứ giác BFDE có: 
 DE // BF (vì AD // BC)
 DE = BF (vì DE =AD, BF = BC)
Mà AD = BC 
Nên: BFDE là hình bình hành nên BE = DF
 5/ Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Học kĩ định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết.
 - BTVN : 43, 45/92/ SGK 
 * Hướng dẫn: Bài 45/ 92 SGK 
 a/ Chứng minh DE // BF thì phải chứng minh được cặp góc đồng vị bằng nhau hoặc cặp góc so le trong bằng nhau.
 b/ DEBF là hình gì? Thì kiểm tra các dấu hiệu nhận biết.
V – Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Ngày  tháng. năm 2015
HOÀNG VĨNH HOÀN.
 ..........................................................................................
.......................................................................................................... 
Tuần: 07	Ngày soạn:
Tiết: 13	Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
I – Mục tiêu bài dạy:
 * Kiến thức: Biết sử dụng các dấu hiệu để nhận biết các tứ giác là hình bình hành.
 * Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng định nghĩa, tính chất  để chứng minh tứ giác là hình bình hành.
 * Thái độ: Cẩn thận và chính xác khi vẽ hình và chứng minh.
II – Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Thước, e ke, com pa, bảng phụ.
 * Học sinh : Học lý thuyết, làm bài tập ở nhà chu đáo.
III – Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV – Tiến trình dạy học:
 1/ Tổ chức ổn định lớp. (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ. (6 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Treo bảng phụ. Cho HS đọc đề.
- HS đọc đề.
GV: Gọi HS lên bảng làm.
- HS lên bảng làm bài
GV: Yêu cầu cả lớp cùng làm vào tập.
GV: Kiểm tra bài tập về nhà của HS.
GV: Cho HS nhận xét
GV: Đánh giá và ghi điểm.
Bài tập: Cho ABCD là hình bình hành, AHBD CKBD 
 Chứng minh: AHD = CKB
Xét AHD và CKB có : (AHBD,CKBD)
AD = BC (ABCD là hình bình hành )
 (vì AD // BC)
Vậy:AHD =CKB (cạnh huyền – góc nhọn)
 3/ Bài mới: (36 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài 47/ 93 SGK:
GV: Quan sát hình, ta thấy ngay tứ giác AHCK có đặc điểm gì?
- HS: AH // CK (vì cùng vuông góc với BD).
GV: Cần chỉ ra tiếp điều gì để có thể khẳng định AHCK là hình bình hành?
- HS: Cần thêm: AH = CK hoặc AK // HC.
GV: Em nào chứng minh được?
- HS suy nghĩ trả lời.
GV: Gợi ý: Chứng minh: AH = CK.
GV: Muốn chứng minh AH = CK ta làm như thế nào?
- HS: Chứng minh
 AHD =CKB 
GV: Hãy nêu các yếu tố bằng nhau của hai tam giác này?
- HS trình bày. HS khác nhận xét.
GV: Khi AH // CK và AH = CK thì ta có kết luận gì?
- HS: AHCK là hình bình hành.
GV: Điểm O có vị trí như thế nào đối với đoạn thẳng HK?
- HS: O là trung điểm của HK.
GV: Khi đó O có vị trí như thế nào đối với AC? Vì sao?
- HS trả lời.
Bài 49/ 93 SGK:
GV: Cho HS tự suy nghĩ làm và trình bày.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình và thiết lập lời giải.
- 1HS lên bảng vẽ hình.
- HS khác lên bảng trình bày.
GV: Chứng minh AICK là hình bình hànhAI//CK
GV: Hướng dẫn câu b.
 Có nhận xét gì về IM trong tam giác DNC ?
GV: Cho HS làm sau đó lên bảng trình bày.
- HS làm và trình bày.
- HS khác nhận xét và điều chỉnh nếu cần.
Bài 47/ 93 SGK:
a) Ta có:
 (1)
Xét AHD và CKB ta có:
 AD = BC (t/c hình bình hành)
 (so le trong)
AHD =CKB (cạnh huyền – góc nhọn)
AH = CK. (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AHCK là hình bình hành
b) Xét hình bình hành AHCK ta có: O là trung điểm của đường chéo HK cũng là trung điểm của đường chéo AC (tính chất đường chéo của hình bình hành)
Do đó 3 điểm A, O, C thẳng hàng.
Bài 49/ 93 SGK:
a) Tứ giác AICK có AK // CI và AK = CI nên là hình bình hành. Do đó AI // CK
b) Trong DDCN có DI = IC và IM // CN 
nên DM = MN
Tương tự ta có: MN = NB
Vậy: DM = MN = NB
 4/ Củng cố: ( 1 phút) GV uốn nắn chỉ lại một lần, chốt kiến thức toàn bài.
 5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Về nhà học bài, xem lại các bài đã làm.
 - Nắm chắc kiến thức đã học.
 - Làm bài 80,81/62/ SBT.
 - Đọc trước nội dung bài” Đối xứng tâm”.
V – Rút kinh nghiệm:
 ...................................................................................................................................................
......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_hinh_hoc_8_2_cot_Tuan_1_tuan_10.docx