Giáo án môn Hình lớp 8 - Tiết 13, 14

I. MỤC TIÊU :

- Vận dụng kiến thức về tâm đối xứng để chứng minh hai điểm , hai hình đối xứng nhau qua một điểm

II.CHUẨN BỊ :

- GV : Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu

- HS : Ôn đối xứng trục ; học và làm bài ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phân tích , đàm thoại, hợp tác nhóm

 

doc 11 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình lớp 8 - Tiết 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Ngày soạn: 29/09/2015
Tiết 13	Ngày dạy: /10/2015
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Vận dụng kiến thức về tâm đối xứng để chứng minh hai điểm , hai hình đối xứng nhau qua một điểm
II.CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu
- HS : Ôn đối xứng trục ; học và làm bài ở nhà 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phân tích , đàm thoại, hợp tác nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
	1.Ổn định lớp:
	2. kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi: Nêu khái niệm đối xứng tâm, khái niệm hình cĩ tâm đối xứng và cho ví dụ.
	3. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
12’
17’
7’
GV gọi học sinh đọc đề bài.
Goi HS viết giả thiết kết luận
HS: sau khi nghe bạn đọc lên bảng thực hiên yêu câu của GV.
GV hướng dẫn giải bài tốn:
GV Muốn chứng minh điểm E đối xứng với điểm F qua B ta phải chứng minh điều gì ?
HS Ta phải chứng minh B là trung điểm của EF
GV Ta dựa vào đâu để chứng minh B là trung điểm của EF ?
HS Ta dựa vào định lí đương thẳng đi qua trung điểm của cạnh thứ nhất và song song với cạnh thứ hai sẽ đi qua trung điểm của cạnh thứ ba
GV Do đâu ta có điều đó ?
HS Do AE = AD
 AB//CD
GV Gọi HS lên bảng trình bày lại
HS Cho HS nhận xét
GV hoàn chỉnh bài làm
Bài 55/96
Gọi HS đọc đề và phân tích 
HS đọc đề vàphân tích
Đề bài cho ta điều gì ? yêu cầu điều gì ?
Gv Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình ghi GT-KL
HS lên bảng vẽ hình và ghi GT-KL
GV Cho HS chia nhóm. Thời gian làm bài 5’
GV gợi ý: Muốn chứng minh OM=ON ta chứng minh êNOC=êMOA
GV Cho đại diện nhóm trình bày
GV Cho nhóm khác nhâïn xét
 GV hoàn chỉnh bài làm
GV đọc cho hoc sinh nghe.
Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
- HS trả lời 
a) Đúng vì đường thẳng là vô tận
b) Sai vì khi lấy đối xứng các đỉnh của tam giác thì không thuộc tam giác
c) Đúng vì khi đỗi xứng qua một điểm thì các cạnh của hai tam giác bằng nhau nên chu vi bằng nhau
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Bài 52 trang 96 SGK
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua A, gọi F là điểm đối xứng với D qua điểm C. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm F qua điểm B
GT ABCD là hình bình hành
 AD=AE; CD=CF
KL Điểm E đối xứng với 
 điểm F qua B
Chứng minh
Ta có : AE = AD (gt)
AB//CD (ABCD là hình bình hành, gt)
BF = BE 
Do đó B là trung điểm của EF
Vậy điểm E đối xứng với điểm F qua B
Bài 55 trang 96 SGK
Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Một đường thẳng đi qua O cắt các cạnh AB và CD theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng điểm M đối xứng với điểm N qua O
Ta có ABCD là hình bình hành
=> AB//CD và OA= OC
=> (so le trong)
Xét êNOC và êMOA ta có :
OA = OC (cmt)
 (đối đỉnh)
Vậy : êNOC=êMOA(g-c-g)
Suy ra : OM=ON
Nên O là trung điểm của MN
Do đó M đối xứng với điểm N qua O
Củng cố
Các câu sau đúng hay sai ?
a) Tâm đối xứng của một đường thẳng là điểm bất kì của đường thẳng đó 
b) Trọng tâm của một tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó
c) Hai tam giác đối xứng với nhau qua một điểm thì bằng nhau
	4. dặn dị: (3’)
	- Về nhà làm bài tập cịn lại 56, 57, 51, 53 trang 96.
	- Chuẩn bị bài mới bài hình chữ nhật.
Tuần 7	Ngày soạn: 29/10/2015
Tiết 14	Ngày dạy: /10/2015
Bài 9: HÌNH CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU :
- HS nắm vững định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật; nắm vững các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông. 
- HS biết vẽ hình chữ nhật (theo định nghĩa và theo tính chất đặc trưng của nó), nhận biết hình chữ nhật theo dấu hiệu của nó, nhận biết tam giác vuông theo tính chất đường trung tuyến thuộc cạnh huyền, biết cách chứng minh tứ giác là hình chữ nhật. 
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, compa, êke; bảng phụ (đề kiểm tra, hình vẽ). 
- HS : Ôn tập hình thang, làm bài ở nhà; dụng cụ: thước thẳng, compa 
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhĩm.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5’)
1/ Định nghĩa hình thang cân và các tính chất của hình thang cân. 
 - Nêu các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 
2/ Phát biểu định nghĩa về hình bình hành và các tính chất của hình bình hành. - - - Nêu các dấu hiệu nhận bếit về hình bình hành 
Bài mới: 
Ở các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về hình thang, hình thang cân, hình bình hành. Ởû tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại hình vừa có tính chất của hình thang cân vừa có tính chất của hình bình hành. Đó là 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
9’
6’
10’
8’
GV Tứ giác có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc bằng bao nhiêu độ? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời: Một tứ giác có tổng bốn góc bằng 3600. nếu các góc bằng nhau thì mỗi góc bằng 3600 : 4 = 900
GV chốt lại: Tứ giác có 4 góc vuông là hình chữ nhật=> Định nghĩa hình chữ nhật? 
GV Phát biểu định nghĩa,ghi bảng
HS Phát biểu nhắc lại, ghi vào vở
- Cho HS làm ?1 
Thực hiện ?1 , trả lời:
aTa có : ADDC (ABCD là hcn)
 BCDC (ABCD là hcn)
=> AD//BC (cùng vuông góc với CD)
Tương tự : AB//CD
Vậy : ABCD là hình bình hành (các cạnh đối song song)
aTa có AB//CD (cmt)
Nên ABCD là hình thang 
Mà 
Do đó ABCD là hình thang cân
- HS rút ra nhận xét.
GV Hình chữ nhật vừa là hình thang cân, vừa là hình bình hành . Vậy em có thể cho biết hình chữ nhật có những tính chất nào? 
HS suy nghĩ, trả lời:
aTính chất hình thang cân : Hai đường chéo bằng nhau.
aTính chất hình bình hành : 
 + Các cạnh đối bằng nhau. 
 + Các góc đối bằng nhau.
 + Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường  
GV chốt lại: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân
GV nêu tính chất đặc trưng của hình chữ nhật.
HS nhắc lại và ghi vào vở
GV giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật. 
HS ghi nhận các dấu hiệu vào vở
GV Đây thực chất là các định lí, mỗi định lí có phần GT-KL của nó. Về nhà hãy tự ghi GT-KL và chứng minh các dấu hiệu này. Ởû đây, ta chứng minh dấu hiệu 4.
Hãy viết GT-KL của dấu hiệu 4 ?
HS lên bảng:
GT ABCD là hình bình hành
 AC = BD 
KL ABCD là hình chữ nhật 
GV Muốn chứng minh ABCD là hình chữ nhật ta ta phải cm gì?
HS suy nghĩ trả lời: ta phải chứng minh 
GV Giả thiết ABCD là hình bình hành cho ta biết gì? 
HS Các cạnh đối song song, các góc đối bằng nhau 
GV Giả thiết hai đường chéo AC và BD bằng nhau cho ta biết thêm điều gì?
HS Kết luận được ABCD là hình thang cân
Kết hợp GT, ta có kết luận gì về tứ giác ABCD ? 
- GV chốt lại và ghi phần chứng minh lên bảng
Kết hợp ta suy ra được ABCD có 4 góc bằng nhau 
GV chốt lại và ghi phần chứng minh lên bảng.
GV vẽ hình 86 lên bảng. Cho HS là ?3
- Lần lượt nêu từng câu hỏi 
a) Tứ giác ABCD có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành 
Hình bình hành ABCD có nên là hình chữ nhật
b) ABCD là hình chữ nhật
Nên AD = BC
Mà AM = ½ AD
Þ AM = ½ BC
c) Từ đó ta có thể phát biểu: 
Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
Cho HS tham gia nhận xét
- GV chốt lại vấn đề  
phụ vẽ hình 87 lên bảng . Cho HS làm ?4
- Lần lượt nêu từng câu hỏi
a) ABCD là hình chữ nhật vì là hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau 
b) Tam giác ABC vuông tại A 
c) Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
GV chốt lại vấn đề  
1.Định nghĩa : 
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông
 A B
 C D
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật 
Û 
?1 SGK.
aTa có : ADDC (ABCD là hcn)
 BCDC (ABCD là hcn)
=> AD//BC (cùng vuông góc với CD)
Tương tự : AB//CD
Vậy : ABCD là hình bình hành (các cạnh đối song song)
aTa có AB//CD (cmt)
Nên ABCD là hình thang 
Mà 
Do đó ABCD là hình thang cân
Nhận xét: Từ định nghĩa hình chữ nhật ta suy ra hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là một hình thang cân. 
2. Tính chất : 
- Hình chữ nhật có tất cả tính chất của hình bình hành và hình thang cân
Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật : (sgk trang 91)
 A B
 D C 
GT ABCD là hình bình hành
 AC = BD 
KL ABCD là hình chữ nhật 
Chứng minh
Ta có ABCD là hình bình hành Nên AB//CD
 (1)
Ta có AB//CD, AC = BD (gt) Nên ABCD là hình thang cân 
Þ (2) 
Từ (1)và(2) Þ
Vậy ABCD là hình chữ nhật.
4. Áp dụng vào tam giác vuông :
Định lí : 
1. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh hyền .
2. Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
Củng cố và dặn dị: (2’)
	- Nhắc lại định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật.
	- Về nhà làm bài tập trong SGK.
	TTKT Ngày./10/2015

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 7Ngày soạn12.doc