Giáo án môn Hóa học 11 - Chuyên đề: Cacbon - Silic

Cơ sở thực hiện chuyên đề:

 + Phân phối chương trình, nội dung kiến thức theo SGK và chuẩn kiến thức kỉ năng.

 + Sự logic về kiến thức của đơn chất và hợp chất.

 + Dựa vào thực tiển cuộc sống.

I. Nội dung chuyên đề:

1. Đơn chất cacbon-silic:(1 tiết)

- Vị trí của cacbon-silic trong BTH và cấu hình e của chúng.

- Trạng thái tự nhiên.

- Tính chất vật lý và tính chất hóa học.

- Ứng dụng và điều chế.

 

doc 25 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3817Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Chuyên đề: Cacbon - Silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động của Học sinh
- Tổng hợp, chuẩn hóa một số nội dung nghiên cứu.
- Yêu cầu HS ôn tập kĩ các nội dung trọng tâm đã trao đổi.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung của nhóm.
- Các nhóm đánh giá và tự đánh giá thông qua phiếu tự đánh giá sản phẩm nghiên cứu.
- HS về nhà hoàn thiên tự lập sơ đồ tư duy, tổng kết kiến thức về chủ đề cacbon-silic.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỌC SINH
CHỦ ĐỀ : ĐƠN CHẤT CACBON-SILIC
	Mục đích: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, tính chất, ứng dụng, điều chế Cacbon-Silic và những ảnh hưởng của chúng đối với môi trường, cuộc sống. Thông qua nghiên cứu dự án về đơn chất cacbon-silic phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, thuyết trình, sử dụng CNTT và truyền thông.
	Thành viên: Nhóm trưởng, thư ký và các thành viên.
	Thời gian thực hiện dự án: 6 ngày.
	Phân công nhiệm vụ:
	+ Nhóm trưởng: quản lý chung và báo cáo trước lớp.
	+ Thư kí: ghi chép các ý kiến trong các cuộc hợp nhóm.
	+ Tìm kiếm thông tin: Nhóm trưởng và các thành viên (SGK, Intenet....) theo nhiệm vụ đặt ra.
Kế hoạch thực hiện dự án:
- Các nhóm thảo luận, thống nhất các vấn đề cần nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ tư duy.
- Đề xuất các câu hỏi cần nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Cho biết độ âm điện, số oxi hóa có thể có của C và Si? Viết cấu hình e của C và Si, xác định vị trí của C và Si trong bảng hệ thống tuần hoàn? Nhận xét.
Câu hỏi 2: Thế nào là dạng thù hình? Cho biết các dạng thù hình thường gặp của cacbon và silic. So sánh đặc điểm cấu trúc, tính chất vật lý của các dạng thù hình đó.
Câu hỏi 3: Cho biết các số oxi hóa có thể có của C và Si từ đó dự đoán tính chất hóa học của C và Si? So sánh tính chất của C và Si thông qua qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm? Đề xuất các thí nghiệm kiểm chứng, viết phương trình phản ứng minh họa. 
Câu hỏi 4: Hãy nêu những ứng dụng cơ bản của C và Si mà em biết. Lấy ví dụ minh họa?
Câu hỏi 5: Trình bày phương pháp điều chế Si? Trong công nghiệp C được khai thác từ nguồn nào? Vùng nào ở nước ta có trử lượng C lớn nhất?
Câu hỏi 6: Việc sử dụng cacbon trong công nghiệp thường gây nên những tác hại gì đối với cuộc sống? Em hãy đề suất phương pháp nhằm hạn chế các tác hại đó?
Phương án thực nghiệm-tìm tòi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu, hình ảnh, mẩu vật, thí nghiệm kiểm chứng.
Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên:
Tên học sinh
Câu hỏi nghiên cứu
Phương án TN tìm tòi
Thời gian thực hiện
Dự kiến sản phẩm, dữ liệu và phân tích dữ liệu.
HS1
HS2
HS3
HS4
HS5
Câu hỏi số 1,3,4
- NC tài liệu, SGK, internet, mẩu vật.
4 ngày
- Mẩu vật.
- Bảng thống kê, so sánh trên giấy A0.
- Một số hình ảnh liên quan.
Báo cáo thông tin thu thập được.
HS6
HS7
HS8
HS9
HS10
Câu hỏi số 2,3,6
- NC tài liệu, SGK, internet, mẩu vật.
4 ngày
- Mẩu vật.
- Bảng thống kê, so sánh trên giấy A0.
- Một số hình ảnh liên quan, thông tin biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, khí thải công nghiệp.
Báo cáo thông tin thu thập được.
HS11
HS12
HS13
HS14
HS15
Câu hỏi số 1,2,3
- NC tài liệu, SGK, internet, mẩu vật.
4 ngày
- Mẩu vật.
- Bảng thống kê, so sánh trên giấy A0.
- Một số hình ảnh liên quan.
Báo cáo thông tin thu thập được.
HS16
HS17
HS18
HS19
HS20
Câu hỏi số: 3,4,5
- NC tài liệu, SGK, internet, mẩu vật.
4 ngày
- Mẩu vật.
- Bảng thống kê, so sánh trên giấy A0.
- Một số hình ảnh liên quan.
Báo cáo thông tin thu thập được.
Tất cả nhóm
Thảo luận các thông tin thu thập được, sử lý và chuẩn bị báo cáo.
Máy tính, bảng biểu, mẩu vật...
2 tiếng trong ngày thứ 4
- Thông tin tổng hợp sơ bộ.
HS1
HS2
HS3
HS4
HS5
Xử lý, phân tích thông tin, chuẩn bị báo cáo.
Máy tính
Ngày 5,6
- Báo cáo thông tin tổng hợp.
- Bảng biểu.
HS6
HS7
HS8
HS9
HS10
- Chuẩn bị trình bày báo cáo trước lớp.
Máy tính , Bảng biểu.
Ngày 5,6
- Báo cáo
HS11
HS12
HS13
HS14
HS15
- Đề suất các câu hỏi thảo luận giữa các nhóm.
Tài liệu, SGK, Intenet.
Ngày 5,6
- Câu hỏi thảo luận.
Cả nhóm
Thống nhất nội dung, cách trình bày báo cáo của nhóm.
Máy tính, sổ ghi chép, bảng biểu.
60 phút
Báo cáo kết quả của nhóm.
Các câu hỏi thảo luận:
HS các nhóm đặt câu hỏi để pháp vấn, làm rõ các nội dung mà các nhóm khác đã trình bày.
5. Các câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá:
Cấu tạo - tính chất:
* Biết
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng các nguyên tố nhóm cacbon có dạng?
A. ns2np4	B. ns2np2	C. ns2np3	D. ns2np1
Câu 2: Số oxi hoá cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. Ca2Si.	B. SiO2	C. SiH4	D. Mg2Si
Câu 3. Kim cương và than chì là các dạng:
 A. đồng hình của cacbon 	B. đồng vị của cacbon 
 C. thù hình của cacbon 	D. đồng phân của cacbon
Câu 4. Trong nhóm cacbon, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất ?
A. C và Si	B. Sn và Pb	C. Si và Ge	D. Si và Sn
Câu 5. Trong số các đơn chất của nhóm cacbon, nhóm chất nào là kim loại? 
A. Cacbon và silic                                B. Thiếc và chì 
C. Silic và gemani                                D. Silic và thiếc
Câu 6. Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng :
A. C+O2 " CO2	B. C + 2CuO " 2Cu + CO
C. 3C + 4Al " Al4C3	D. C + H2O " CO+ H2 
Câu 7. Tính khử của C thể hiện ở PƯ
A. 2C + Ca " CaC2	C. C + 2H2 "CH4
B. C + CO2 " 2CO	D. 3C + 4Al " Al4C3
Câu 8. Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của CO với O2:
A. Phản ứng thu nhiệt	
C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích
B. Phản ứng tỏa nhiệt	
D. Phản ứng không xảy ra ở đk thường.
Câu 9. Khi đun nóng dd canxi hidrocacbonat thì hiện tượng quan sát được là:
A. sủi bọt khí	B. có kết tủa trắng	
C. không có hiện tượng	D. sủi bọt khí và kết tủa trắng 
Câu 10. Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là:
A.Cacbon đioxit 	 C. Lưu huỳnh đioxit 
B. Silic đioxit 	D. Đi nitơ pentaoxit
Câu 11. Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- " H2SiO3$ ứng với phản ứng của chất nào sau đây?
A.Axit cacboxilic và canxi silicat	B.Axit cacbonic và natri silicat
C.Axit clohidric và canxi silica	D.Axit clohidric và natri silicat
Câu 12:Thuỷ tinh lỏng là dung dịch đặc của
A. Na2CO3 và K2CO3.	B. Na2SiO3 và K2SiO3.
C. Na2SO3 và K2SO3.	D. Na2CO3 và K2SO3.
Câu 13:Thành phần chính của đất sét trắng (cao lanh) là
A. Na2O.Al2O3.6SiO2.                                  B. SiO2.
C. Al2O3.2SiO2.2H2O.                                  D. 3MgO.2SiO2.2H2O.
Câu 14:Thành phần chính của cát trắng là
A. GeO2.	B. PbO2.	C. SnO2.	D. SiO2.
Câu 15:Phản ứng nào sau đây không xảy ra
	A. B. 
	C. D. 
	* Hiểu
Câu 1. Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai :
	A.Độ âm điện giảm dần 
	B.Tính phi kim giảm dần,tính kim loại tăng dần.
	C. Bán kính nguyên tử giảm dần 
	D.Số oxi hoá cao nhất là +4
Câu 2. Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành
A. xanh                        B. tím               	C. đỏ               	D. không màu
Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì màu chuyển thành
A. xanh                        B. tím               	C. đỏ               	D. không màu
Câu 3. Khi cho từ từ khí CO2 vào dd nước vôi trong đến dư, thì hiện tượng quan sát được là: 
A. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan	B. có kết tủa trắng	
C. không có hiện tượng	D. sủi bọt khí
Câu 4:Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dd:
	A.NaHCO3 và BaCl2. B. Na2CO3 và BaCl2.
	C. NaHCO3 và NaCl. D. NaHCO3 và CaCl2.
Câu 5. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Câu 6. Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng ? Tất cả các muối cacbonat đều
A. tan trong nước. 
B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit. 
C. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm. 
D. không tan trong nước. 
Câu 7. Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:
A. NaHCO3, Na2CO3	B. Na2CO3, NaHCO3
C. Na2CO3	D. Không đủ dữ liệu xác định.
Câu 8. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2, muối thu được là :
A. Ca(HCO3)2	B. CaCO3
C. Cả A và B	D. Không xác định được.
Câu 9. Hòa tan khí CO2 vào dd KOH dư thu được hỗn hợp các chất nào 
A. KHCO3, K2CO3,KOH	B.K2CO3, KOH	
C. KHCO3, K2CO3	 	D.KHCO3
Câu 10. Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH	 C. O2, C, F2, Mg, HNO3, KOH
B. O2, C, F2, Mg, NaOH	 D. O2, C, Mg, H2SO4đ , NaOH
Câu 11. Cho các chất (1) Mg, (2) C, (3) KOH, (4)axit HF, (5)axit HCl. Silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:
A. 1,2,3,4,5	B. 1,2,3,5	C. 1,3,4,5	D. 1,2,3,4
Câu 12. Cacbon và silic cùng phản ứng với nhóm chất nào?
A. HNO3 đặc nóng, HCl, NaOH	C. O2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng
B. NaOH, Mg, O2	D. Mg, O2
Câu 13. C phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl	C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3
B. Al, HNO3 đặc, KClO3	D. NH4Cl, KOH, AgNO3
Câu 14. Silic phản ứng với tất cả những chất trog dãy nào?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng	C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH
B. F2, Mg, NaOH	D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Câu 15: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Fe2O3, Al2O3, CO, HNO3 B. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)
C. Fe2O3, CO2, CaO, HNO3 (đặc)	D. H2, Al2O3, Fe3O4, Ca, HCl
Câu 16: Dung dịch Na2CO3 có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaCl2, HCl, CO2, KOH	 B. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3
C. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3	 D. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HClO
Câu 17:Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. B. Al,Fe,Cu,Mg
C. D. 
Câu 18: Cho dãy các chất sau :1. Magiê oxit.2. Cacbon.3. Axit flohiđric.4. Natricacbonat. 5. Magiêcacbonat. 6. Natrihiđroxit. 7. Magiê.
Những chất trong dãy tác dụng được với Silic là: 
A. 1, 2, 3, 4, 5.	B. 2, 6, 7.	C. 2, 3, 6, 7.	D. 1, 2, 4, 6.
Câu 19. Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là
A. Dung dịch Ca(OH)2. 	C. Dung dịch Ba(OH)2.
B. Nước Brom.	D. Dung dịch BaCl2.
Câu 20: Có 3 muối dạng bột NaHCO3,Na2CO3 và CaCO3.Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất
A. Quỳ tím B. Phenolphtalein C. Nước và quỳ tím D. Axit HCl và quỳ tím
Câu 21: Chọn phát biết nào sai về CO2 và SO2?
A. cả CO2 và SO2 đều tạo kết tủa với nước vôi trong.
B. SO2 làm mất màu dung dịch nước Br2, còn CO2 thì không.
C. cả CO2 và SO2 đều làm mất màu dung dịch KMnO4.
D. cả CO2 và SO2 đều là oxit axit.
Câu 22. Cho sơ đồ sau : X + Y → CaCO3 + BaCO3 + H2O. Hãy cho biết X, Y có thể là: 
A. Ba(OH)2 vàCa(HCO3)2 B. BaCl2 và Ca(HCO3)2 
C. Ba(OH)2 và CO2 D. Ba(AlO2)2 và Ca(OH)2 
Câu 23. Có 4 chất bột màu trắng riêng biệt: Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, CaSO4.2H2O. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy nhận biết các chất trên. Viết ptpư minh họa.
Câu 24: Dẫn hỗn hợp khí CO2,CO, O2, N2 lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch NaOH, rồi qua bình hai chứa Fe2O3 (đun nóng). Viết các phương trình phản ứng xãy ra và xác định khí thoát ra sau phản ứng.
* Vận dụng
Câu 1: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. có 3 dung dịch chứa muối sau:
Dung dịch (1): CO32-	Dung dịch (2): HCO3-	Dung dịch (3): CO32-, HCO3-
Để phân biệt 3 dung dịch trên có thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho ddNaCl dư, lọc, cho axit HCl vào nước lọc
B. Cho ddNH4Cl dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc
C. Cho ddKOH dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc
D. Cho ddBaCl2 dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc
Câu 3. Dung dịch chất A làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch chất B không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
A.NaOH và K2SO4B. KOH và FeCl3 C.K2CO3 và Ba(NO3)2 D. Na2CO3 và KNO3
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn bốn chất rắn sau có cùng số mol: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng giảm nhiều nhất?
A. dd Mg(HCO3)2	C. dd Ca(HCO3)2	B. dd NaHCO3	D. dd NH4HCO3
Câu 5. Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2 ; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. ( Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước). 
A. Na+ và SO2-4 	B. Na+, HCO-3 và SO2-4 	 
C. Ba2+, HCO-3 và Na+ 	D. Na+, HCO-3 
* Vận dụng cao
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
A. NaOH và NaClO. B. Na2CO3 và NaClO. C. NaClO3 và Na2CO3.	 D. NaOH và Na2CO3.
Câu 2: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
 X → X1 + CO2 X1 + 2CO2 + H 2O → X 2
 X 2 + Y → X+ Y1+ H 2O X 2 + 2Y → X + Y2 + 2H 2 O 
 Hai muối X, Y tương ứng là 
A.CaCO3, NaOH. B.BaCO3,Na2CO3. C.CaCO3,NaHCO3. D.MgCO3,NaHCO3
Câu 3:Cho dãy chuyển hóa sau:
Công thức của X là
	A. NaOH	B. Na2CO3	C.NaHCO3	D. Na2O.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
(a) 	(b) Si + dung dịch NaOH ®
(c) 	(d) O3 + Ag ®
(e) 	(f) 
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 5: Cho các phản ứng sau:
(a) H2S + SO2 ®	(b) Na2S2O3 + ddH2SO4 loãng ®
(c) SiO2 + Mg t0, tỉ lệ mol 1:2 	(d) Al2O3 + ddNaOH ®
(e) Ag + O3 ®	(g) SiO2 + HF ®
Số phản ứng tạo ra đơn chất là
	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 6:Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào ddKMnO4
(II) Sục khí SO2 vào dd H2S
(III) Sục hỗn hợp khí NO2, O2 vào nước
(IV) Cho MnO2 vào ddHCl đặc, nóng 
(V) Cho Fe2O3 vào ddH2SO4 đặc, nóng 
(VI) Cho SiO2 vào ddHF
Số thí nghiệm có phản ứng oxh-khử xảy ra là
	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 7:Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với ddHCl đặc 
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với ddNaOH
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag
(7) Cho dd NH4Cl tác dụng với dd NaNO2 đun nóng
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
	A. 4.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt Mg trong khí CO2 
(2) Đốt Ag2S trong khí O2 
(3) Cho O3 vào dd KI
(4) Cho F2 vào H2O
(5) Cho ddKI vào ddFeCl3 dư ở nhiệt độ thường
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
	A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
	Ca(OH)2 +Cl2 X ® Y ® CO2 +Mg Z
X, Y, Z lần lượt là
	A. CaCl2, CaCO3, MgCO3	B. CaOCl2, CaCl2, MgO
	C. CaOCl2, CaCO3, CO	D. CaCl2, Na2CO3, MgO
Câu 10. Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch của các chất sau: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 5.	B. 4.	C. 7.	D. 6.
Câu 11. Trộn dung dịch các cặp chất sau trong các bình được đánh số: (1) Na2CO3 + AlCl3; (2) Na2CO3 + H2SO4; (3) NaHCO3 + Ba(OH)2; (4) Na2S + AlCl3; (5) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2; (6) Na2CO3 + CaCl2. Các phản ứng tạo đồng thời kết tủa và khí là
A. (2), (3) và (5).	B. (1), (2) và (5).	C. (1), (4) và (6).	D. (1), (4) và (5).
Câu 12. Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. KHSO4, Na2CO3, Ca(OH)2 và NaCl.	B. HCl, Na2CO3, NaCl và Ca(OH)2.
C. HNO3, KHSO4, Na2CO3 và Ca(OH)2.	D. HNO3, KHSO4, Mg(NO3)2 và Ca(OH)2.
Câu 13. Tiến hành hai thí nghiệm. Thí nghiệm A: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều. Thí nghiệm B: cho từ từ từng giọt Na2CO3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều. Kết luận rút ra là
A. Thí nghiệm A không có khí bay ra, thí nghiệm B có khí bay ra ngay lập tức.
B. Thí nghiệm A lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm B có khí ngay lập tức.
C. Cả hai thí nghiệm đều không có khí.
D. Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu.
Câu 14: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất.	B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất.	D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
Câu 15: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dung dịch AgNO3 dư (Coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là
A. 7.	B. 8.	C. 6.	D. 9.
Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn hổn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dd Z. Sục khí Y dư vào dd Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dd NaOH dư thấy tan một phần được dd G.
 a) Chất rắn X gồm
A. BaO,MgO,A2O3 B. BaCO3,MgO,Al2O3 C. BaCO3,MgCO3,Al D. Ba,Mg,Al
 b) Khí Y là
A. CO2 và O2 B. CO2 C. O2 D. CO
 c)Dung dịch Z chứa
A. Ba(OH)2 B. Ba(AlO2)2 C. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2 D. Ba(OH)2 và MgCO3
 d) Kết tủa F là 
A. BaCO3 B. MgCO3 C. Al(OH)3 D. BaCO3 và MgCO3
 e) Trong dd G chứa
A. NaOH B. NaOH và NaAlO2 C. NaAlO2 D. Ba(OH)2 và NaOH
Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần dung dịch còn lại thu được 5g kết tủa nữa. Giá trị của V là:
A.3,36 lít 	B. 4,48 lít 	C. 2,24 lít 	D.1,12 lít
Câu 18: Sục từ từ V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7g kết tủa. Giá trị của V là: 
A. 2,24 lít; 4,48 lít B. 2,24 lít; 3,36 lít C. 6,72 lít; 3,36 lít D. 3,12 lít; 2,24 lít 
Câu 19: Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít khí CO2 vào 400ml dung dịch A ta thu được 1 kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?
A.1,5g 	B.10g 	C.4g D.0,4g
Câu 20: Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy. 
Câu 21: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc). 
Câu 22: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 0,8 mol hỗn hợp X gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO dư đun nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hết Y trong HNO3 loãng dư thu được 0,4 mol NO (là sản phẩm khử duy nhất). Tính tỉ khối hơi của X so với H2 ?
Câu 23: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
108,0. 	B. 75,6. 	C. 54,0. 	D. 67,5.
Câu 24: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Tính m. 
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 19 gam hỗn hợp natri hiđrocacbonat và natri cacbonat bằng dd HCl dư thu được 4,48 lít CO2 ở đktc.
	a) Tính khối lượng mỗi muối ban đầu.
	b) Dẫn toàn bộ CO2 ở trên vào 100 ml dd Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của Ca(OH)2.
Câu 26: Có hỗn hợp 3 muối NH4HCO3, NaHCO3 và Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 bã rắn. Chế hóa bã rắn đó với dung dịch axít HCl thu được 2,24 lít(đktc) khí. Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp muối.
Câu 27: A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M.
Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 ml dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml dung dịch A và khi cho hết 100 mL dung dịch B vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M.
Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml dung dịch C.
Điều chế - ứng dụng
* Biết
Câu 1. Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau:
A. CuO và MnO2	C. CuO và than hoạt tính
B. CuO và MgO	D. Than hoạt tính
Câu 2. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp?
A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO.	B. SiO2 + 2C Si + 2CO.
C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si.	D. SiH4 Si + 2H2.
Câu 3: Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng
A. NaOH.                   B. Na2CO3	C. HF.             	D. HCl.
Câu 4: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách nung SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao với
A. magiê.	B. than cốc.	C. nhôm.	D. cacbon oxit.
Câu 5. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng
A. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si.	B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.	D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng bình CO2.
B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dd NH4NO2 bão hòa.
D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.
Câu 7. Thành phần chính của khí than ướt là
	A. B. 
	C. D. 
* Hiểu
Câu 1. Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hổn hợp, ta dùng
	A. Dung dịch NaHCO3 bão hoà B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà 
	C. Dung dịch NaOH đặc D. Dung dịch H2SO4 đặc
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Than gỗ được tạo nên khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí
(2) Trong công nghiệp khí CO được sản xuất bằng cách cho hơi nước qua than nung đỏ
(3) Khí lò gas (khí than khô) thành phần chủ yếu CO, N2, CO2
(4) Có thể dùng bình khí CO2 để dập tắt các đám cháy
(5) NaHCO3 được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit
Số phát biểu đúng:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 3: Cho các phản ứng sau:
~10500C
(1) H2O + C CO + H2 (2) CO2 + C t0 2CO
(3) HCOOH H2SO4 đ CO + H2O (4) SiO2 + 2C Si + 2CO.
Phản ứng dùng để sản xuất CO trong công nghiệp:
A. (1) 	B. (1), (2)	C. (3) 	D. (1), (2), (3), (4)
Câu 4: Cho các chất khử Mg, Al, C, CO. Chất nào có thể khử được SiO2 thành Si.
A. Al, C, CO	B. Mg, Al, C	C. Mg, Al, CO	D. Mg, Al, C, CO
Câu 5: Cho các phát biểu sau 
(1) Si siêu tinh khiết có tính bán dẫn, được dùng trong kỹ thuất vô tuyến và điện tử
(2) Trong tự nhiên silic chỉ tồn 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de CACBON-SILIC ( QUANG TRI)(1).doc