Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 35 đến tiết 46

CHỦ ĐỀ : OXI – SỰ CHÁY VÀ SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Học sinh biết được các kiến thức sau:

- HS nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi, nguyên tố hoá học đầu tiên được nghiên cứu trong chương trình hoá học ở trường phổ thông:

+ Tính chất vật lí: Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

+ Tính chất hoá học: Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim, nhiều hợp chất. Oxi có hoá trị II. Khái niệm phản ứng hoá hợp.

+ Ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

- HS biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.

- Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

- Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.

Ngoài ra, qua bài học còn tích hợp nội dung bài học với nhiều bộ môn khác.

- HS vận dụng được các kiến thức về tính chất vật lí, hoá học của oxi,.để điều chế oxi và làm thí nghiệm minh hoạ một số tính chất hoá học của oxi.

 

docx 33 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1052Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 35 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oxi để cho tôm thở đấy.
Em hãy giải thích tại sao trong các hồ cá cảnh hoặc các đầm nuôi tôm người ta phải “Sục” không khí vào hồ nước?
Giải thích: Do khí oxi ít tan trong nước nên người ta “Sục” không khí nhằm hòa tan nhiều hơn khí oxi giúp tôm, cá hô hấp tốt hơn. Từ đó nâng cao năng suất.
Áp dụng: Sau khi dạy xong phần tính chất vật lý của oxi
II. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp đàm thoại, tìm tòi.
- Phương pháp hợp tác (thảo luận nhóm).
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập hoá học.
- Phương pháp tích hợp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.GV: 
Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh.
- Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, muôi sắt, lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, nút cao su, que đóm.
 Hoá chất: S, P, Fe, KMnO4, KClO3, nước oxi già, than củi, nến.
- Tranh : Ứng dụng của khí oxi.
b. Tài liệu tham khảo:
SGK Hoá học 8, Sinh học 6, Sinh học 8, Sinh học 9, Vật lí 8,SGV, SBT,
+ Thông tin tích hợp giáo giục bảo vệ không khí trong lành.
+ Thông tin tích hợp giáo giục theo chủ đề có lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2. HS: Chuẩn bị trước bài học: Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu trên sách báo về tình hình ô nhiễm không khí và các biện pháp phòng tránh.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
(Có lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo)
Thời gian
Tiết theo PPCT
Bài tương ứng SGK
 Phương pháp/ hình thức tổ chức
Tuần 20
Tiết 39, 40
Bài 24: Tính chất của oxi
* Phương pháp
- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Sử dụng các phương tiện trực quan (video clip về vai trò và ứng dụng của oxi)
- Phát huy sự sáng tạo của HS qua thảo luận các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống dựa trên các tình huống cấp thiết nhằm kích thích tâm lí HS.
- Phát triển năng lực HS qua hoạt động thiết kế sơ đồ kiến thức trên máy tính.
* Hình thức tổ chức
- HS tiến hành thí nghiệm theo 4 nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV đặt vấn đề: Có những vấn đề nào liên quan đến việc điều chế và lưu trữ khí oxi? Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và oxi trong công nghiệp; oxi có những tính chất hoá học gì? Những tính chất đó của oxi được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống? Vai trò của oxi. 
- Cho HS xử lí thông tin vào phiếu học tập tại lớp. (theo nhóm)
Tuần 21
Tiết 41
Tiết 42
Bài 25: Sự oxi hóa- Phản ứng hoá hợp – Ứng dụng của oxi.
Bài 26: Oxit
* Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Sử dụng các phương tiện trực quan.
* Hình thức tổ chức
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và kiến thức về oxi giải quyết câu hỏi và tình huống do giáo viên đưa ra.
- Chuẩn bị thí nghiệm: GV hướng dẫn, gợi ý xây dựng ý tưởng sản phẩm cho HS qua các thí nghiệm cần thực hiện như:
 + Điều chế oxi từ thuốc tím; Điều chế khí oxi từ nước oxi già; Thí nghiệm minh hoạ khả năng cháy của than trong không khí và trong oxi; Thí nghiệm minh hoạ khả năng cháy của nến trong không khí và oxi. 
- GV hướng dẫn cho HS trình bày những hoá chất, dụng cụ cần chuẩn bị và cách tiến hành thí nghiệm được phân công vào giấy khổ A4 một cách rõ ràng, đầy đủ và dễ thực hiện. 
- GV gợi ý cho mỗi nhóm chọn hình thức báo cáo khác nhau làm tăng sự phong phú của sản phẩm, tăng khả năng sáng tạo của HS (phát triển năng lực sáng tạo).
- GV phân công cho các nhóm tiến hành thí nghiệm (tại phòng thí nghiệm): 
+ Điều chế oxi từ thuốc tím, sau đó so sánh khả năng cháy của than trong không khí và trong oxi.
+ Điều chế oxi từ nước oxi già, sau đó so sánh khả năng cháy của nến trong không khí và trong oxi.
Tuần 22
Tiết 43
Tiết 44
Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ.
Bài 28: Không khí – Sự cháy
* Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm thực hành.
* Hình thức tổ chức
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và kiến thức về oxi giải quyết câu hỏi và tình huống do giáo viên đưa ra.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ HS tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
+ GV theo dõi, giám sát quá trình chuẩn bị và thực hành, hỗ trợ HS khi cần. Yêu cầu HS ghi rõ hoá chất, tiến trình thí nghiệm, chụp hình sản phẩm hoặc quay video clip về quá trình thực hành thí nghiệm. Cách tiến hành thí nghiệm, HS có thể tham khảo theo các tài liệu hướng dẫn thực hành hoặc các video trên mạng
+ Sau khi thực hành, các nhóm xây dựng, chế tạo và thực hiện báo cáo tại nhà.
+ Yêu cầu nội dung báo cáo đầy đủ kiến thức về oxi và cách tiến hành thí nghiệm điều chế - thử tính chất của oxi, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hành.
+ Sản phẩm báo cáo: video clip quá trình thực hành thí nghiệm điều chế mà minh hoạ tính chất của oxi. Hướng tới mục tiêu là phổ biến cho mọi người ý nghĩa quan trọng của oxi với sự sống. GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường không khí cũng như có biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
Tuần 23
Tiết 45
Tiết 46 
Bài 28: Không khí – sự cháy (tt)
Bài 29: Bài Luyện tập 5
* Phương pháp
-Phương pháp đàm thoại - tìm tòi.
-Phương pháp hợp tác (thảo luận nhóm)
-Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp sử dụng bài tập hóa học.
-Phương pháp tích hợp
* Hình thức tổ chức
- GV tổ chức cho HS trình bày báo cáo trong 2 tiết học của Bài 28 và Bài 29. Nhóm cử đại diện báo cáo.
- Chuẩn bị các mẫu phiếu đánh giá.
- Các nhóm còn lại đóng góp ý kiến, nhóm báo cáo trả lời ý kiến. 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
 Đặt vấn đề: Em hãy cho biết trong quá trình quang hợp, cây xanh nhả ra khí gì ? ( khí o xi )
Ở các lớp dưới và ở chương I, II, III các em biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Các em có nhận xét gì về màu sắc, mùi vị và tính tan trong nước của khí oxi? Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? Oxi có những ứng dụng gì ? Thành phần của không khí gồm những chất khí nào và làm gì để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm ? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề "OXI – SỰ SỐNG VÀ SỰ CHÁY "
HOẠT ĐỘNG CỦA GV + HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
GV: Oxi là nguyên tố phổ biến nhất chiếm 49.4% khối lượng vỏ trái đất.
? Trong tự nhiên oxi có ở đâu.
HS: Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng:
- Đơn chất: có trong không khí.
- Hợp chất: có trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người, động vật thực vật.
? Hãy cho biết KHHH, CTHH ,NTK, PTK của oxi.
- Gv điều chế và thu oxi vào lọ thủy tinh
- Hs quan sát, nêu: 
 + Trạng thái, màu
 + Ngửi để nhận biết mùi
? So với k/khí, oxi nặng hay nhẹ hơn.
GV: ở 20o C 1 lít nước hoà tan được 31 ml oxi, 700 lít NH3 ? Vậy oxi tan nhiều hay ít trong nước.
? Vậy oxi có tính chất vật lí gì.
- Hs: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước - Gv kết luận
- Tích hợp giáo dục theo chủ đề:
- Giải thích hiện tượng vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao cá thường ngoi lên trên mặt nước?
- HS: thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập số 1
? Hãy giải thích tại sao khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi càng giảm, Phi công phải thở bằng bình khí oxi.
Trả lời: - Khi nhiệt độ càng cao thì chất khí hoà tan trong nước càng ít ---> cá thường ngoi lên trên mặt nước để lấy thêm không khí.
- Vì d O2 /kk = 32/29 nên khí oxi nặng hơn không khí
GV: Đặt vấn đề : Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? 
*. Hoạt động 2:
1. Tác dụng với phi kim.
GV: giới thiệu và làm thí nghiệm đốt S trong oxi.
Đưa muôi sắt chứa S vào ngọn lửa đèn cồn.
? HS: quan sát nhận xét
Đưa S đang cháy vào lọ đựng khí oxi.
- Hs quan sát và nêu được:
 + Hiện tượng (ngoài không khí và trong oxi)
 + Giải thích 
- Gv kết luận, cho biết sản phẩm tạo thành và yêu cầu Hs viết phương trình hóa học
GV : Sản phẩm thu được đó là khí lưu huỳnh đi oxit SO2 ( hay còn gọi là khí sun furơ), và rất ít lưu huỳnh trio xit(SO3) .
? Em hãy viết phương trình của phản ứng và cho biết trạng thái của các chất.
GV: làm tiếp thí nghiệm đốt P đỏ trong không khí và sau đó đưa vào lọ oxi.
HS: quan sát thí nghiệm và nhận xét.
? So sánh sự cháy của P trong không khí và trong oxi.
- Gv nhận xét, cho biết sản phẩm tạo thành là P2O5 (khói trắng) và yêu cầu Hs viết phương trình hóa học
- GV: Chất bột đó là P2O5 tan được trong nước.? - HS:Viết phương trình phản ứng.
GV: giải thích hiện tượng " Ma trơi"
( do phốt pho trong xương người đã chết trong quá trình phân huỷ thể xác thoát ra không khí rồi tự bốc cháy và đi theo chiều gió)
2. Tác dụng với kim loại:
GV: trình chiếu thí nghiệm đốt dây sắt nhỏ trong lọ chứa khí oxi: 
+ Đốt dây sắt ngoài không khí (không có và có mẩu gỗ)
 + Đốt dây sắt trong oxi (có mẩu gỗ)
- Hs quan sát, nêu:
 + Sắt không cháy trong không khí
 + Hiện tượng: Trong oxi, Fe cháy sáng chói, tạo ra các hạt màu nâu
HS: quan sát thí nghiệm và nhận xét.
? Viết phương trình của phản ứng.
? Giải thích hiện tượng đồ dùng bằng sắt để lâu ngoài không khí hay bị rỉ.
- Gv kết luận, cho biết sản phẩm tạo thành là Fe3O4
- Hs viết phương trình hóa học
3. Tác dụng với hợp chất:
- Gv giảng:
 + Khí hóa lỏng (gas đun nấu, quẹt gas)
 + Khí metan (khí bùn ao, biogas): hình thành khi thực vật phân hủy trong môi trường không có oxi (dưới bùn, trong hầm biogas)
- GV: giới thiệu một số hợp chất: khí metan, cồn, xăng, dầu, xenlulozo... khi cháy trong không khí tạo ra khí CO2.
? Viết phương trình của phản ứng của khí mêtan , tác dụng với oxi.
 - HS: thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập số 2
? Em hãy viết PTHH khi đốt cồn C2H6O
? Em rút ra kết luận gì về đơn chất khí oxi
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích: 
? Xã hội ngày càng phát triển theo hướng CNH-HĐH .Em có nhận xét gì về lượng khí CO2 được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và tác hại đến bầu khí quyển.
? Tại sao trước khi xuống giếng sâu người ta lại thả cành cây có lá xanh với bóng điện thắp sáng.(Vì d C02 /kk = ---> khí CO2 thường tích tụ trong các hang động và giếng sâu nên người ta thường thả cành cây có lá xanh với bóng điện thắp sáng xuống giếng sâu để xẩy ra sự quang hợp hút khí CO2 , nhả khí oxi )
? Tại sao chúng ta nên bảo vệ rừng "rừng là lá phổi xanh của con người". (GDMT: Rừng là một nhà máy sinh học thường xuyên thu nhận CO2 và cho ra O2. Đặc biệt khi trái đất nóng lên do ô nhiễm không khí (hiệu ứng nhà kính), lúc đó rừng sẽ giảm lượng khí CO2) vì thế chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng)
* Hoạt động 3:
GV cho bài tập
- Hs lập phương trình, hs khác nhận xét
- Gv nhận xét
- Hs thực hiện:
 + Chuyển đổi khối lượng P, oxi ra số mol
 + Viết phương trình hóa học
 + Xác định tỷ lệ số mol theo phương trình phản ứng
- Gv hướng dẫn hs so sánh hai tỷ lệ :
 số mol P ban đầu ? số mol oxi ban đầu
 số mol P theo pthh số mol oxi theo pthh
 + Nếu ? là > : P dư
 + Nếu ? là < : Oxi dư
 Thay số vào Þ oxi dư, giải bài toán theo P
- Gv hướng dẫn cách 2: phần so sánh Þ oxi dư (thực hiện ngoài nháp), tính theo P
- Hs giải và nhận xét
- Gv nhận xét, nêu đáp án
 nP = = 0,3 (mol)
 nO2 = = 0,25 (mol)
 4P + 5O2 → 2P2O5
 4 mol 5 mol 2 mol
Ban đầu: 0,3 0,25 /
Ph.ứng: 0,2 0,25 0,1
Sau p.ứ: 0,1 0 0,1
a) Sau phản ứng, P còn dư 0,1 mol
 mPdư = 0,1 x 31 = 3,1 (g)
b) Khối lượng P2O5 tạo thành:
 mP2O5 = 0,1 x 142 = 14,2 (g)
- Gv hướng dẫn: 24 kg than (thành phần chính là C)
 + 0,5% là S 2%
 + 1,5% là tạp chất không cháy
 Þ C chiếm 98%
- Hs tiến hành giải bài tập, nhận xét, sửa sai (nếu có)
mS = =0,12kg (=120g), nS = = 3,75 mol
mC = = 23,52kg (=23520g)
nC = = 1960 mol
 C + O2 → CO2
 1 mol 1 mol
 1960 mol → 1960 mol
 VCO2 = 1960.22,4 = 43904 (lít)
 S + O2 → SO2
 1 mol 1 mol
 3,75 mol → 3,75 mol
 VSO2 = 3,75.22,4 = 84 (lít)
- Gv nhận xét
* Hoạt động 4:
Tìm hiểu khái niệm sự oxi hóa
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi I.1.a: Nêu hai phản ứng oxi tác dụng với đơn chất và một phản ứng oxi tác dụng với hợp chất.
- Hs trả lời:
 S + O2 → SO2
 3Fe + 2O2 → Fe3O4
 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi I.1.b: Những phản ứng trên được gọi là sự oxi hóa. Vậy có thể định nghĩa sự oxi hóa một chất là gì?
- Hs trả lời: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa
- Gv nhận xét, kết luận
* Hoạt động 5:
Tìm hiểu khái niệm phản ứng hóa hợp
- Hs trả lời câu hỏi II.1: 
 + Câu a:
Phản ứng hóa học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
4P + 5O2 → 2P2O5
3Fe + 2O2 → Fe3O4
CaO + H2O → Ca(OH)2
2
2
2
1
1
1
 + Câu b: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
- Gv nhận xét kết luận
* Hoạt động 6:
Tìm hiểu ứng dụng của oxi
- Hs nghiên cứu hình 4.4, đọc sgk, nêu ứng dụngcủa oxi
 + Cần cho sự hô hấp: Phi công, thợ lặn, bệnh nhân khó thở
 + Đốt nhiên liệu: đèn xi oxi-axetilen, nhiên liệu tàu vũ trụ
- Gv hỏi:
 + Tại sao phi công lại máy bay dân dụng và hành khách không cần mang theo oxi để thở?
 + Tại sao bệnh nhân nặng nếu không được thở oxi thì họ sẽ chết?
- Hs trả lời
- Gv giảng:
 + Phi công lái máy bay nhỏ, bay rất nhanh, không có thiết bị cân bằng oxi nên phải mang theo oxi để thở, còn trên máy bay dân dụng co thiết bị tạo sự cân bằng oxi như ở mặt đất nên không cần mang theo oxi 
 + Bệnh nhân khó thở hít một lần khí oxi bằng 5 lần hít không khí 
- Tích hợp bộ môn sinh học:
? Tại sao chúng ta không nên đi vào rừng vào ban đêm và lúc mặt trời chưa mọc.
+ Vai trò sinh học của oxi: oxi có vai trò rất lớn về mặt sinh học. Nếu không có oxi, những động vật máu nóng sẽ chết sau vài phút. Trong quá trình quang hợp, ban ngày thực vật hấp thụ khí CO2 thải ra khí O2; ban đêm lại hấp thụ O2 và thải CO2. Động vật sống ở dưới mặt đất lấy oxi từ không khí nhờ phổi. Động vật ở dưới nước luôn hấp thụ khí oxi đã tan trong nước nhờ các khí quản hoặc nhờ trực tiếp các màng tế bào.
+ Oxi có khả năng kết hợp với chất hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi có thể người và động vật. Oxi oxi hoá các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
+ Các nhiên liệu cháy trong khí oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí nên oxi được dùng trong luyện gang thép và được dùng trong đèn xì oxi - axetilen để hàn hoặc cắt các tấm kim loại.
GDMT
Tạo môi trường không khí trong sạch bằng cách tạo ra nhiều khí oxi – trồng nhiều cây xanh
* Hoạt động 7:
Tìm hiểu khái niệm oxit
- Gv nêu một số công thức hóa học: Na2O, Fe2O3, CO2, SO2 
- Hs nêu điểm giống nhau:
 + Là hợp chất hai nguyên tố
 + Có nguyên tố oxi	
- Gv nhận xét, yêu cầu Hs rút ra khái niệm oxit
- Hs nêu định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi
- Gv nêu các cách định nghĩa khác: Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác
* Hoạt động 8:
Tìm hiểu công thức hóa học của oxit
- Gv: CTHH tổng quát của hợp chất hai nguyên tố?
- Hs: AxBy
- Gv: oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có oxi, vậy CTHH tổng quát của oxit là gì?
- Hs: AxOy hay MxOy
- Gv: A, M, x, y là gì ?
- Hs trả lời: A, M là ký hiệu hóa học; x, y là chỉ số
- Gv tổng kết: MxOy
 M: Ký hiệu hóa học
 x, y: chỉ số
* Hoạt động 9:
Tìm hiểu sự phân loại oxit
- Hs thu nhận thông tin trong sgk
- Gv giảng giải axit tương ứng với oxit axit, oxit axit hóa hợp với nước → aixt tương ứng
 CO2 + H2O → H2CO3
 SO2 + H2O → H2SO3
 SO3 + H2O → H2SO4
- Hs thu nhận thông tin trong sgk
- Gv hướng dẫn cách tìm bazơ tương ứng với oxit bazơ 
 + Xác định hóa trị của kim loại
 + Số nhóm OH tương ứng với hóa trị của kim loại
 Ví dụ: CuO → Cu hóa trị II
 → Bazơ tương ứng Cu(OH)2
* Hoạt động 10:
Tìm hiểu cách gọi tên oxit
- Hs thu nhận thông tin trong sgk
- Gv nêu ví dụ để Hs đọc tên:
 Cu2O: Đồng (I) oxit	
 CuO: Đồng (II) oxit PbO: Chì (II) oxit
 PbO2: Chì (IV) oxit N2O: Đi nitơ oxit
 NO: Nitơ oxit N2O3: Đi nitơ tri oxit
 NO2: Nitơ đi oxit N2O5: Đi nitơ penta oxit
* Hoạt động 11:
Tìm hiểu thành phần không khí
GV: trình chiếu thí nghiệm thành phần của không khí.
HS: quan sát nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận.
* Hoạt động 12:
Tìm hiểu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm (Lồng ghép trải nghiệm sáng tạo)
Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức vật lí, hoá học của oxi, để điều chế oxi và làm thí nghiệm minh hoạ.
- GV cho HS xem các đoạn phim tài liệu, phóng sự về vai trò của oxi đối với sự sống và sự cháy. Những ứng dụng của oxi (bình oxi để hỗ trợ bệnh nhân thở, máy tạo oxi trong bệnh viện,). Sau đó GV đưa ra tên các dự án và giới thiệu các mẫu phiếu.
- GV đặt vấn đề: Có những vấn đề nào liên quan đến việc điều chế và lưu trữ oxi? Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp; oxi có những tính chất hoá học gì? Những tính chất đó của oxi được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống?
-GV: Theo em những hợp chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
- HS: Những hợp chất làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là những hợp chất có nguyên tố oxi.
- GV: Hãy kể 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu tạo có nguyên tố oxi ?
- HS: SO2 , P2O5 , Fe3O4 , CaO , KClO3, KMnO4, 
- Gv: Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có nhiều nguyên tử oxi ?
- HS: Những hợp chất có nhiều nguyên tử oxi: P2O5 , Fe3O4 , KClO3, KMnO4, à hợp chất giàu oxi.
- GV: Trong các giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ?
- HS: Trong các giàu oxi, chất kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4
-GV: Những chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như : KMnO4, KClO3 à được chọn làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92.
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm tại lớp, hoàn thành mẫu phiếu theo yêu cầu, viết kết quả trên giấy A0 hoặc A3.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm các HS ở gần nhà nhau để tiện trao đổi và không quá đông HS để HS nào cũng được hoạt động. Phân công nhóm trưởng. Phân công nhiệm vụ thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và kiến thức về oxi giải quyết câu hỏi và tình huống do giáo viên đưa ra: Nêu hoá chất cần chuẩn bị và cách tiến hành thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Nhóm trưởng phân công các thành viên chuẩn bị dụng cụ, hoá chất và cách tiến hành thí nghiệm.
+ HS tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
- Điều chế khí oxi từ thuốc tím KMnO4, sau đó so sánh khả năng cháy của than trong không khí và trong oxi.
- Điều chế oxi từ nước oxi già H2O2 , sau đó so sánh khả năng cháy của nến trong không khí và trong oxi.
- HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92 à làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp.
+ GV theo dõi, giám sát quá trình chuẩn bị và thực hành, hỗ trợ HS khi cần. 
+ Yêu cầu HS ghi rõ hoá chất, tiến trình thí nghiệm, chụp hình sản phẩm hoặc quay video clip về quá trình thực hành thí nghiệm. Cách tiến hành thí nghiệm, HS có thể tham khảo theo các tài liệu hướng dẫn thực hành hoặc các video trên mạng
+ Sau khi thực hành, các nhóm xây dựng, chế tạo và thực hiện báo cáo tại nhà.
+ Yêu cầu nội dung báo cáo đầy đủ kiến thức về oxi và cách tiến hành thí nghiệm điều chế - thử tính chất của oxi, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hành.
+ Sản phẩm báo cáo: video clip quá trình thực hành thí nghiệm điều chế mà minh hoạ tính chất của oxi. Hướng tới mục tiêu là phổ biến cho mọi người ý nghĩa quan trọng của oxi với sự sống.
GV: trình chiếu một số hình ảnh minh hoạ.
- Tích hợp bảo vệ môi trường:
Gv: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích không khí.
a)21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm.)
b)21% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm.), 78% khí nitơ, 1% khí oxi
c) 21% khí oxi, 78% khí nitơ , 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm.)
d)21% khí oxi, 78% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm.), 1%khí nitơ.
Hs: Trả lời.	
Gv: Đáp án C là tỉ lệ thể tích các khí trong trường hợp không khí không bị ô nhiễm .Nếu có tỉ lệ nào thay đổi thì lúc đó không khí sẽ bị ô nhiễm.
? Trong 3 tỉ lệ % về thể tích các khí trên thì tỉ lệ nào dễ bị thay đổi.
Hs: Tỉ lệ 1% các khí khác dễ bị thay đổi nhất
Gv: Trong các khí khác thì khí nào dễ tăng lên nhất
Hs: Trả lời CO2
Gv: Vậy khi CO2 tăng lên sẽ gây ảnh hưởng gì tới thời tiết.
Hs: Gây ra hiệu ứng nhà kín làm trái đất nóng lên
Gv: Cho Hs quan sát một số hình ảnh do hiệu ứng nhà kín gây ra
Gv: Ngoài CO2 các khí khác như SO2, SO3, khí HCl,. Cũng gây ra ô nhiễm môi trường và gây ra một số hậu quả cho đời sống và sản xuất
Gv: Cho Hs quan sát hình ảnh do ô nhiễm không khí gây ra.
Khói bụi:
Mưa axit:
Gv: Yêu cầu Hs nêu các nguồn thải ra các khí gây ô nhiễm.
Hs: Trả lời.
Gv: Cho hs quan sát môt số hình ảnh gây ô nhiễm
Gv: Yêu cầu Hs Thảo luận nhóm.
Hãy nêu những biện pháp để bảo vệ không khí trong lành.
Hs: Thảo luận nhóm và trả lời.
Gv: Nhận xét.
Hs: Rút ra kết luận 
Gv: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 
GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường không khí cũng như có biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
* Hoạt động 13:
Tìm hiểu phản ứng phân huỷ
GV:Yêu cầu HS thảo luận nhĩm hoàn thành bảng SGK/ 93.
Hs: Thảo luận nhóm.
Gv: Chiếu đáp án.
Hs: Nhận xét.
Gv: Những phản ứng trên có phải là phản ứng hóa hợp không ? Vì sao ?
Hs: Không phải phản ứng hóa hợp vì phản ứng hóa hợp phải có từ hai hay nhiều chất tham gia nhưng chỉ tạo thành một sản phẩm còn những phản ứng này thì chỉ có một chất tham gia nhưng tạo thành hai hay nhiều sản phẩm.
GV : Nhận xét.
GV : Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng phân hủy. Vậy phản ứng phân huỷ là phản ứng như thế nào ? 
HS : Rút ra kết luận.
Gv: Nhận xét.
Gv: Cho ví 

Tài liệu đính kèm:

  • docxhoa hoc 8 CHU DE OXI SU SONG SU CHAY_12270796.docx