Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 48: Tính chất – Ứng dụng của hiđro

A/ Mục tiêu:

- Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro ko nhừng t/d với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các p/ư này đều toả nhiệt; HS biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khí cháy đều toả nhiệt

- Biết làm thí nghiệm hiđro t/d với CuO. Biết viết PTPƯ của hiđro với oxit kim loại.

B/ Chuẩn bị: Chuẩn bị cho 3 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm:

- Zn; dd HCl; CuO; Cu;

- 2 ống nghiệm; ống dẫn khí chữ Z; đèn cồn

- Bảng nhóm, bút dạ.

 Sử dụng cho thí nghiệm H2 t/d CuO.

C/ Phương pháp: Nghiên cứu.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1877Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 48: Tính chất – Ứng dụng của hiđro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 Tính chất –ứng dụng của hiđro
Ngày giảng: 6/3/2008
A/ Mục tiêu:
Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro ko nhừng t/d với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các p/ư này đều toả nhiệt; HS biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khí cháy đều toả nhiệt
Biết làm thí nghiệm hiđro t/d với CuO. Biết viết PTPƯ của hiđro với oxit kim loại.
B/ Chuẩn bị: Chuẩn bị cho 3 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm:
Zn; dd HCl; CuO; Cu; 
2 ống nghiệm; ống dẫn khí chữ Z; đèn cồn
Bảng nhóm, bút dạ.
à Sử dụng cho thí nghiệm H2 t/d CuO.
C/ Phương pháp: Nghiên cứu.
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra : 
So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lí giữa H2 và O2
Tại sao trước khi sử dụng H2 để làm thí nghiệm, chúng ta phảI thử độ tinh khiết của khí H2? Nêu cách thử? 
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
+ Điều chế H2(HS nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế khí hiđro ) sử dụng ống dẫn khí chữ Z có sẵn CuO.
 Để H2 thoát ra một lúc cho được H2 tinh khiết
Đưa đèn cồn đang cháy vào ống dẫn khí phía dưới CuO
+ Yêu cầu HS quan sát sự thay đổi màu sắc của chất rắn. 
HS: Điều chế H2; làm thí nghiệm H2 tác dụng CuO; Quan sát sự thay đổi màu sắc của chất rắn
- Xuất hiện chất rắn màu đỏ; xuất hiện những giọt nước
GV: Cho HS so màu của sản phẩm
Thu được với kim loại đồng rồi nêu tên sản phẩm
GV: Chốt kiến thức
GV: Gọi HS viết PTPƯ
HS: Viết trên bảng, HS khác nhận xét bổ sung. 
GV: 
? Nhận xét thành phần của các chất tham gia và tạo thành sau p/ư
? Khí H2 có vai trò gì trong p/ư trên
GV: Chốt lại kiến thức
HS làm bài vào bảng nhóm
Đại diện nhóm đính bài làm lên bảng
Nhận xét bài làm của nhóm khác.
GV đưa đáp án chuẩn
HS: Xem đáp án để sửa bài của mình
Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O
HgO + H2 à Hg + H2O
PbO + H2 à Pb + H2O
GV: ở những nhiệt độ khác nhau, hiđro đã chiếm nguyên tử oxi của một số oxit kim loại để tạo ra kim loại. Đây là một trong những pp điều chế kim loại
GV: ? Em có kết luận gì về tính chất hoá học của Hiđro
HS: Nêu kết luận
1 HS đọc cho cả lớp nghe kết luận.
GV: Yêu cầu HS quan sát H5.3 và nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó.
GV chốt kiến thức về ứng dụng của H2
GV: ? Qua 2 tiết đã học em thấy cần phải nhớ những kiến thức nào của H2 
HS Trả lời và đọc phần ghi nhớ
 IV. Củng cố:
HS: Làm bài
GV: Gọi HS trả lời, giải thích sự lựa chọn (Đáp án c)
HS: Chọn câu trả lời đúng
Đáp án đúng: b, d, e.
Tác dụng của hiđro với đồng(II) oxit
Khi cho một luồng khí H2 đi qua CuO nung nóng thì có kim loại Cu và nước được tạo thành. Phản ứng toả nhiệt.
PTPƯ:
H2(k) + CuO(r) to H2O(h) + Cu(r)
 (k.màu) (đen) (k.màu) ( đỏ)
Trong p/ư trên H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO. Do đó H2 có tính khử
Bài tập: Viết PTPƯ hoá học khí H2 khử các oxit sau: 
Sắt III oxit
Thuỷ ngân II oxit
Chì II oxit.
Kết luận: SGK
III/ ứng dụng của hiđro:
 SGK
Bài tập 1: Hãy chọn PTHH mà em cho là đúng. Giải thích sự lựa chọn.
2H + Ag2O to 2Ag + H2O
H2+AgO to Ag +H2O
H2 + Ag2O to 2Ag + H2O
2H2 + Ag2O to Ag + 2H2O
Bài tập 2: Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau: 
a) Hiđro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển
b) Hiđro là khí nhẹ nhất trong các chất khí
c) Hiđro sinh ra trong quá trình thực vật bị phân huỷ
d) Đại bộ phận khí hiđro tồn tại trong thiện nhiên dưới dạng hợp chất.
e) Khí hiđro có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất
V. BàI tập: 
- Bài tập: 5,6/112
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 6
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_31_Tinh_chat_Ung_dung_cua_hidro.doc