Giáo án môn Hóa học 8 - Trường THCS Hải Thượng Lãn Ông

BÀI 4 – TIẾT 8 - PHẢN ỨNG HÓA HỌC (TT)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Chỉ ra dấu hiệu có thể xác nhận chất mới tạo thành, tức là có phản ứng hóa học xảy ra.

- Nêu được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.

- Xác định được chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành trong một số phản ứng hóa học cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, kênh hình và rút ra kết luận.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, nghiên cứu xử lí thông tin.

- Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.

3. Thái độ:

- Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tập.

- Tích cực, tự giác trong học tập.

4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực thực hành.

- Năng lực đọc hiểu, xử lý thông tin.

- Năng lực vận dụng kiến thức.

 

doc 82 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 783Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Trường THCS Hải Thượng Lãn Ông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Con được hình từ một phần/một bộ phận của cơ thể mẹ. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh hình về các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật và hoàn thành bảng, gợi ý đáp án của bảng như sau:
Hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm
 Phân đôi
Xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp. Ví dụ: Trùng roi
Dựa trên sự phân chia đơn giản của tế bào chất và nhân
Nảy chồi
- Xảy ra ở bọt biển và ruột khoang
Dựa trên sự nguyên phân nhiều lần, tạo thành chồi con trên cơ thể mẹ → cá thể mới
Tái sinh
- Xảy ra ở bọt biển, giun dẹp
Từ những mảnh vụn của cơ thể, qua nguyên phân tạo ra cơ thể mới
Bào tử
Rêu, dương xỉ 
Cơ thể mới phát triển từ bào tử 
Bào tử thể → túi bào tử → bào tử → cá thể mới
Sinh dưỡng
Khoai tây, khoai lang, cỏ tranh, thuốc bỏng 
Phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (rễ, thân, lá)
Một cơ quan sinh dưỡng → nẩy chồi → cá thể mới.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập, nếu cần có thể gợi ý cho HS.GV có thể gợi ý một số ứng dụng:
1) Phương pháp nhân giống vô tính: Ghép chồi và ghép cành. Chiết cành và giâm cành
 Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi)
- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con
- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng
- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào
* Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn.Đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống
 2) Nuôi mô sống: Là tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.
- Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.
3) Nhân bản vô tính: Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
2. Tìm hiểu sinh sản hữu tính của sinh vật
Hãy hoàn thành bảng sau để so sánh sinh sản vô tính và sinh hữu tính
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Giống nhau
 Đều là quá trình sinh học tạo ra cơ thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
Khác nhau
-  Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. 
- Cơ thể mới được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ.
-  Con giống mẹ
-  Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. 
- Con được hình thành do có sự kết hợp của cả bố và mẹ
-  Con có những đặc điểm giống bố và mẹ
Các đại diện
Động vật đa bào bậc thấp.
Rêu, dương xỉ, khoai tây, khoai lang, cỏ tranh, thuốc bỏng 
ĐV đa bào bậc cao.
TV bậc cao.
Sơ đồ chung về quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Cơ thể mẹ
Cơ thể bố
Giao tử cái
Giao tử đực
Hợp tử
Cơ thể mới
	Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật? Cho ví dụ minh họa.
Yếu tố bên trong: di truyền, hoocmon,
Yếu tố bên ngoài: Môi trường sống, dinh dưỡng, mật độ cá thể,.
2.1. Hãy đọc thông tin sau và làm bài tập dưới đây:
H? Hãy khoanh tròn Đúng hay Sai ở các nhận định sau đây:
Nhận định
Đúng hay Sai
Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tính đực và tính cái.
Đúng 
Sinh sản vô tính giúp đời con thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi.
Sai 
Sinh sản hữu tính có các giai đoạn phức tạp hơn sinh sản vô tính.
Đúng 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. GV chuẩn bị các video và cho HS xem phim về sinh sản ở sinh vật
Xem phim về sinh sản vô tính của sinh vật
- Xem phim về sự sinh sản vô tính ở trùng roi, trùng giày, giun dẹp, cây thuốc bỏng, cây rau má, 
- HS thảo luận và mô tả sự sinh sản vô tính của các sinh vật dựa theo phim vừa xem.
Xem phim về sinh sản hữu tính ở sinh vật
- Xem một đoạn phim về sự sinh sản hữu tính ở cá, ếch, bò sát, chim, thú
- Mô tả sự sinh sản của các sinh vật vừa xem. Nhận xét đặc điểm sinh sản của mỗi loài và sự tiến hóa của hình thức sinh sản.
Thảo luận và nêu vai trò của sinh sản đối với sinh vật và đối với con người.
- Đối với đời sống sinh vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
- Đối với con người: Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành chăn nuôi; thực phẩm, 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính và hữu tính của sinh vật, viết tóm tắt các ứng dụng đã tìm được hoặc viết thành báo cáo để trình bày.
- Thảo luận với người thân về ứng dụng của sinh sản vô tính trong cuộc sống con người: nuôi cấy mô; cấy ghép nội tạng;
- Tìm hiểu và nêu một số biện pháp để điều hòa sinh sản, ứng dụng điều hòa sinh sản để tăng số trứng, tăng số con, điều chỉnh giới tính,.
- Vì sao chim và thú thường sinh sản vào khoảng cuối xuân đầu hè?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Yêu cầu HS tìm thêm thông tin về quá trình sinh sản của sinh vật:
Hãy tìm hiểu trong thực tiễn và trên sách, báo, các phương tiện thông tin về các nội dung cho trước và viết thành báo cáo để trình bày hoặc nộp cho GV đánh giá.
Đọc để hiểu về hiện tượng trinh sinh ở loài Ong.
Một số ứng dụng sinh sản vô tính và hữu tính ở Việt Nam và trên thế giới: Nuôi cấy mô, nhân bản vô tính, cấy ghép nội tạng ...
2. Bài tập:
H? Thế nào là sinh sản.
H? Hãy nêu tên 4 nhóm thực vật và 4 nhóm động vật em biết có hình thức sinh sản khác nhau.
H? Em hãy so sánh sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.
H? Sinh sản hữu tính có tính ưu việt hơn sinh sản vô tính ở điểm nào? Tại sao?
H? Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
H? Mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Bài 11. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Thí nghiệm: Chạm tay vào lá cây trinh nữ, quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra:
 Gợi ý: lá cây trinh nữ cụp lại
- Sau 5 phút, dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra:
 Gợi ý: Sau 5 phút, lá cây trinh nữ có thể trở về trạng thái bình thường, sau đó khi dùng bút, thước kẻ chạm vào, lá cây trinh nữ lại cụp lại.
2. Ví dụ: Khi nóng, con người có phản ứng toát mồ hôi. 
H? Thảo luận nhóm: trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay chạm vào? (Lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay (hay các vật khác) chạm vào để bảo vệ cây).
2. Vì sao con người có phản ứng toát mồ hôi khi nóng? (Toát mồ hôi giúp điều hòa thân nhiệt).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thí nghiệm thử phản ứng của giun đất:
- GV có thể chia nhóm học sinh trong lớp từ 4-6 HS rồi thực hiện thí nghiệm, GV chú ý giúp HS xác định vị trí đầu, đuôi của giun và khi châm kim, chỉ châm nhẹ đủ để gây kích thích, không gây tổn thương cho cơ thể giun.
	Yêu cầu HS chuẩn bị trước thí nghiệm đặt 1 chậu cây cạnh cửa sổ trước khi học bài này 1 tuần, và mang đến lớp quan sát hiện tượng xảy ra. 
a. Em hãy mô tả phản ứng của giun đất khi bị châm nhẹ vào các vị trí khác nhau trên cơ thể?
 Tùy vào khả năng quan sát của HS, GV có thể gợi ý về phản ứng co của cơ thể giun đất khi châm kim là một phần cơ thể hay toàn bộ.
b. Vì sao giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm?
 Gợi ý: Do sự điều khiển của hệ thần kinh (dạng chuỗi hạch). 
H? Em hãy đọc đoạn thông tin sau đây và cho biết:
1. Cảm ứng ở sinh vật là gì?
	Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng thích hợp (trả lời) với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và biểu hiện bằng vận động sinh trưởng hoặc vận động dinh dưỡng (ví dụ: vận động bắt mồi của cây nắp ấm, vận động cụp lá của cây trinh nữ khi bị chạm phải), còn cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Ở động vật có hệ thần kinh, phản xạ là 1 dạng điển hình của cảm ứng.
2. Hãy cho biết kích thích trong thí nghiệm về giun đất ở trên là gì?
Kích thích tác động gây ra phản ứng ở đây là kim nhọn. 
3. Hãy thay kim nhọn bằng đũa thủy tinh và lặp lại thí nghiệm, so sánh với kết quả thí nghiệm ở trên.
- Sau khi thử lại thí nghiệm kích thích, GV sẽ hỏi lại HS về tác nhân kích thích để giúp HS phân biệt được tác nhân kích thích ở đây chính là hành động châm kim hay chạm vào phần cơ thể của giun đã gây ra phản ứng trả lời, chứ không phải là kim nhọn. 
- Sau khi HS tìm hiểu được khái niệm cảm ứng, xác định được kích thích ở thí nghiêm trên. GV yêu cầu HS phân tích các yếu tố của quá trình trả lời phản ứng ở sinh vật bằng cách xác định: Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện trả lời kích thích của thí nghiệm với giun đất là gì?
+ Bộ phận tiếp nhận: Các tế bào trên bề mặt da của giun
 + Bộ phận điều khiển: Các hạch thần kinh tại các phần khác nhau trên cơ thể giun
 + Trả lời kích thích: Phản ứng co tại một phần hay trên toàn bộ cơ thể giun. 
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu phần thông tin về ví dụ phản ứng ở các loài sinh vật khác nhau: phản ứng hướng sáng của thực vật, của trùng roi, hay các hình thức phản xạ của động vật. Ngoài các ví dụ có trong tài liệu hướng dẫn học này, GV có thể cho HS quan sát thêm các ví dụ qua các hình ảnh, video sưu tầm hoặc yêu cầu HS lấy ví dụ từ đời sống thực tế.
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Em hãy cho biết tác nhân kích thích và hình thức phản ứng của 3 ví dụ trong phần Khởi động là gì? (Điền kết quả vào bảng sau)
Bảng. Một số hình thức phản ứng ở sinh vật
Ví dụ
Tác nhân kích thích
Hình thức phản ứng
1
Sự va chạm
Lá cây trinh nữ cụp lại
2
Nhiệt độ
Toát mồ hôi
2. Hãy lấy ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật, chỉ ra tác nhân kích thích trong các ví dụ đó bằng cách hoàn thành bảng bên dưới:
Bảng. Một số ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật
TT
Ví dụ cảm ứng
Tác nhân kích thích
1
Hiện tượng bắt mồi ở cây nắp ấm 
Sự va chạm
2
Người đi đường dừng lại trước đèn đỏ
Sự thay đổi màu sắc đèn
3
4
5
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV có thể yêu cầu HS làm thí nghiệm hướng sáng của cây trước 1 tuần, Học sinh xác định được các yếu tố của quá trình cảm ứng: Bộ phận tiếp nhận, Bộ phận điều khiển và trả lời kích thích trong hiện tượng này.
- GV hướng dẫn HS cách thành lập một phản xạ có điều kiện: Muốn thành lập một phản xạ có điều kiện, ta cần thực hiện lần lượt 3 bước sau:
+ Xác định mục tiêu của phản xạ muốn thành lập.
+ Tìm kích thích đặc trưng có hiệu quả cao.
+ Kết hợp nhiều lần các kích thích không điều kiện và có điều kiện.
- HS thực hiện ở nhà các bước để hình thành các thói quen tốt cho bản thân hay các loài vật nuôi trong nhà, chia sẻ lại kết quả với các bạn cùng lớp vào tuần học tiếp theo.
1. Em hãy đọc thông tin trên, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành cho bản thân mình các thói quen tốt: 
- Thức dậy đúng giờ vào buổi sáng.
- Xếp hàng khi mua hàng hoặc nơi công cộng.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
2. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành các phản xạ có điều kiện cho các loài vật nuôi trong nhà:
- Ăn đúng giờ. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
H? Em hãy tìm các ví dụ về một số dạng cảm ứng của thực vật: 
- Tính hướng sáng. Tính hướng đất.
- Cảm ứng đối với sự va chạm. Cảm ứng theo nhiệt độ.
- GV có thể chia nhóm, yêu cầu HS làm tập san hoặc bài thuyết trình, chia sẻ với các bạn.
Bài 12. ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT
A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 GV cho HS liệt kê các đặc điểm bên ngoài khác nhau giữa các bạn trong lớp để thấy được sự đa dạng về hình thái giữa các bạn HS với nhau.
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin trong tài liệu hướng dẫn học, giới thiệu về hệ thống phân loại 5 giới, có thể yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các loài sinh vật ở mỗi giới. Nội dung bài chủ yếu viết theo lối diễn dịch, HS sẽ nghiên cứu thông tin và làm các bài tập liên quan để hình thành kiến thức mới. GV khuyến khích các HS thảo luận, chia sẻ thông tin để cùng tìm ra đáp án đúng nhất.
1. Vi khuẩn
	HS đã được học về các loại tế bào trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6, các em đã phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Do đó, GV có thể đảo bài tập sau lên trước và gợi ý để các em nhắc lại các đặc điểm của tế bào vi khuẩn.	
H? Em hãy quan sát hình 1, chú thích tên tế bào và các bộ phận từ 1 đến 7.
Hình 1. Tế bào vi khuẩn (nhân sơ)
	1- Lông mao; 	2- Roi; 	3- Vỏ nhày; 	4- Thành tế bào;
	5- Màng sinh chất; 	6- Chất tế bào; 	7- Vùng nhân
Học cá nhân: 
H? Em hãy quan sát các hình dạng khác nhau của vi khuẩn trong hình 2, 3, 4, 5, 6 và cho biết hình thái của các dạng vi khuẩn đó là gì? (Điền kết quả vào bảng 1).
Bảng 12.1. Hình thái của vi khuẩn
Hình
Tên vi khuẩn
Hình thái
12.2
Vi khuẩn viêm màng não
Hình cầu
12.3
Vi khuẩn gây bệnh tả
Hì12.2h dấu phẩy
12.4
Khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh than
Dạng sợi
12.5
Vi khuẩn E.coli
Hình que
12.6
Vi khuẩn Leptospira
Dạng xoắn
2. Virut
Học theo cặp: 
H? Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: Vì sao virut không được coi là tế bào sống:
Gợi ý: HS có thể nêu được do virut không có cấu tạo tế bào (không có các thành phần cơ bản của 1 tế bào sống); do virut chỉ nhân lên khi tồn tại trong cơ thể vật chủ 
3. Nguyên sinh vật
Học theo cặp:
H? Em hãy suy nghĩ và cho biết những điểm giống và khác nhau giữa nguyên sinh vật và vi khuẩn. (Ghi kết quả vào bảng 2):
Bảng 2. So sánh Vi khuẩn và Nguyên sinh vật
So sánh
Vi khuẩn
Nguyên sinh vật
Giống nhau
Đều có cấu tạo đơn giản: đơn bào
Khác nhau
Nhân sơ
Nhân thực
4. Thực vật
H? Em hãy đọc các đoạn thông tin trên, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 3:
Bảng 3.
Đặc điểm
Rêu
Quyết (Dương xỉ)
Hạt trần
Hạt kín
Nơi sống
Nơi ẩm
Đất
Đất
Đất, 
Sinh sản
Bằng bào tử
Bằng bào tử
Bằng hạt
Bằng hạt
Đại diện
Rêu
Dương xỉ
Cây Thông
Cây Ớt
5. Động vật
	GV hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 chia ĐV thành 2 nhóm chính: Động vật không xương sống và Động vật có xương sống.
 Sự đa dạng trong loài
GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm sự đa dạng, đa dạng sinh vật là gì, ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với loài và môi trường.
Học theo cặp:
1. Liệt kê 5 đặc điểm thể hiện sự đa dạng giữa những chú chó trong hình 12.20
Gợi ý: Màu sắc lông, kích thước cơ thể, kích thước chân, kiểu tai, kiểu đuôi
2. Giải thích tại sao các nhà khoa học lại xếp tất cả các con chó nuôi vào cùng một loài, mặc dù chúng có rất nhiều đặc điểm khác nhau
Gợi ý: Do chúng có khả năng giao phối và sinh ra những thế hệ tiếp theo (sinh ra con cái hữu thụ).
3. Những bông hoa cúc trong hình có chung đặc điểm gì?
Gợi ý: Những bông hoa cúc có đặc điểm chung về màu sắc, hình dạng
4. Nêu những đặc điểm khác nhau của các bông hoa cúc này.
Gợi ý: Khác nhau về số lượng cánh hoa
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Học cá nhân: 
Làm bài tập về khảo sát sự đa dạng. Mục đích của bài tập là rèn cho HS các kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản : đếm số lượng, trình bày số liệu, vẽ biểu đồ cụ thể ở đây là nghiên cứu sự đa dạng của các loài sinh vật.
Gợi ý: số hạt ở 20 quả lần lượt là : 7, 3, 8, 6, 3, 4, 7, 5, 6, 6, 7, 8, 3, 4, 6, 4, 3, 7, 8, 4.
1. Hãy tính số hạt đậu có số lượng hạt tương ứng, ghi kết quả vào bảng 4:
Bảng 4. Số lượng hạt đậu
Số lượng hạt trong quả
3
4
5
6
7
8
Số lượng quả
4
4
1
4
4
3
2. Vẽ biểu đồ tần suất thể hiện kết quả của bạn Nam, cho biết số lượng hạt/quả bằng bao nhiêu là phổ biến nhất ở loài đậu đó.
Gợi ý: GV hướng dẫn HS sử dụng biểu đồ đường hoặc biểu đồ cột rời để thể hiện cho bảng số liệu. Sau đó, GV có thể gợi ý HS nhận xét biểu đồ: Số lượng hạt trong đậu bao nhiêu là phổ biến? ... 
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Học các nhân: 
Dựa vào cách làm theo bài tập ở phần C, GV có thể hướng dẫn các em tự tiến hành một khảo sát sự đa dạng của 1 đặc điểm nào đó: số lá chét của các lá trên cây (như trong tài liệu hướng dẫn học) hoặc chiều cao, cỡ giầy các bạn trong lớp Thông qua các bài tập này, học sinh rèn luyện được các kỹ năng nghiên cứu khoa học, tư duy logic, và đặc biệt HS quan sát được sự đa dạng giữa các loài sinh vật.
Học theo nhóm:
1. Em hãy thảo luận với các bạn và nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống, cho biết tác nhân gây bệnh là gì ? (Điền vào bảng 6)
Gợi ý : GV có thể gợi ý các em những bệnh phổ biến trong học sinh, hoặc theo đặc thù của từng địa phương, từng vùng miền : Cúm A, Sởi, Thủy đậu
2. Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra các căn bệnh – hội chứng trong hình sau là gì? (Điền kết quả vào bảng 7) 
Bảng 7. Tác nhân gây một số bệnh – hội chứng ở người
TT
Tên bệnh
Nguyên nhân (tác nhân gây bệnh)
1
Ebola
Virut
2
Cúm thường
Vi khuẩn
3
HIV/AIDS
Virut
E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Học theo nhóm: 
H? Em hãy thực hiện khảo sát sự đa dạng về đặc điểm của các loài sinh vật (thực vật hoặc động vật) mà em biết. Từ đó hãy rút ra ý nghĩa của sự đa dạng với loài?
H? Điều gì xảy ra nếu toàn bộ kí sinh trùng trên Trái đất biến mất?
Giáo viên có thể chia nhóm, yêu cầu học sinh làm bài thuyết trình hoặc tập san, trình bày ở các buổi học tiếp theo.
Bài 25. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN 
 I. Mục tiêu bài học
Sau khi học bài này, học sinh có thể: 
- Kể tên được các thành phần chủ yếu của hệ tuần hoàn và phân biệt chúng về cấu tạo và chức năng 
- Phân tích được mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
- Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
- Vận dụng được những kiến thức về hệ tuần hoàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Tranh: Cấu tạo máu, cấu tạo hệ tuần hoàn máu, hướng dẫn thao tác sơ cứu cầm máu
- Bảng phụ, phiếu học tập ...
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
A. Hoạt động khởi động
- GV chú ý tổ chức để HS cả lớp được tham gia trò chơi. Chú ý nên chọn bạn lớp trưởng làm quản trò và một bạn có nét chữ to, dễ đọc làm thư kí đứng lên bục giảng để ghi lại câu trả lời của các đội lên bảng. Khi kết thúc trò chơi, phần còn lại trên bảng là các thành phần của hệ tuần hoàn.
- GV dẫn dắt HS nghiên cứu từng thành phần một theo tiến trình: Đầu tiên là nghiên cứu về máu (mục 1). Tiếp theo nghiên cứu về tim, mạch máu và các vòng tuần hoàn (mục 2).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Máu
- GV yêu cầu HS nhận biết được các thành phần của máu thông qua hoạt động chú thích vào hình 1 đồng thời phân biệt được chức năng của các thành phần đó thông qua hoạt động hoàn thành bảng 24.1
Hình 25.1: Thành phần cấu tạo của máu
Đáp án bảng 25.1: 
Các thành phần của máu
Chức năng
Huyết tương
Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
Hồng cầu
Vận chuyển O2, CO2
Bạch cầu
Bảo vệ cơ thể
Tiểu cầu
Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống mất máu
+ Trả lời câu hỏi: 
(1) Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có hồng cầu
(2) Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có bạch cầu
(3) Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có tiểu cầu
- GV gợi ý trả lời các câu hỏi trên: HS dựa vào chức năng của các thành phần của máu để trả lời.
Hệ thống các câu hỏi trên giúp HS củng cố kiến thức về chức năng các thành phần của máu
 2. Tim, mạch máu và các vòng tuần hoàn
a. Tim
- Thông qua hoạt động “Vẽ và chú thích các bộ phận của tim theo trí tưởng tượng của mình”, từng HS bộc lộ biểu tượng ban đầu của mình về các bộ phận của tim. 
- Hoạt động quan sát hình 25.2, hình 25.3 
Kết luận: Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van hai lá, va ba lá, van động mạch)
b. Mạch máu
- GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm là trả lời các câu hỏi: 
+ Có những loại mạch máu nào?.
 HS có thể trả lời được câu hỏi này dựa vào hiểu biết của bản thân và việc quan sát hình cấu tạo ngoài và cấu tạo trong mà HS đã học ở phần nghiên cứu về tim.
+ “Dự đoán xem trong các mạch máu kể trên, mạch máu nào sẽ có thành dày nhất, mỏng nhất? Tại sao?”
- HS có thể vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời và có thể xuất hiện những băn khoăn không biết câu trả lời của mình có đúng hay không? Câu trả lời đúng phải như thế nào. à Từ đó kích thích HS mong muốn tìm hiểu để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
- Nhiệm vụ thứ 2 của hoạt động nhóm là hoàn thành bảng 1. Sau đây là đáp án bảng 1
Các loại mạch máu
Sự khác biệt về cấu tạo giữa các mạch máu
Chức năng
Động mạch
Thành có 3 lớp: Biểu bì, cơ trơn và cơ liên kết. Lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch
Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với tốc độ cao, áp lực lớn
Tĩnh mạch
Thành có 3 lớp: Biểu bì, cơ trơn và cơ liên kết. Lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
Dẫn máu từ tế bào trở về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
Mao mạch
Nhỏ và phân nhánh nhiều
Thành mỏng chỉ có một lớp tế bào
Lòng hẹp
Thực hiện chức năng trao đổi chất giữa máu với các tế bào do máu chảy rất chậm
- Từ kết quả bảng 1, HS có thể trả lời được câu hổi: “Giải thích vì sao có sự khác biệt về cấu tạo giữa 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch” 
+ Vì chức năng của chúng khác nhau: Động mạch(dẫn máu từ tim đến các cơ quan với tốc độ cao, áp lực lớn); Tĩnh mạch (dẫn máu từ tế bào trở về tim với vận tốc và áp lực nhỏ); Mao mạch (thực hiện chức năng trao đổi chất giữa máu với các tế bào do máu chảy rất chậm).
c. Các vòng tuần hoàn
- GV lưu ý: Ở tiểu học, HS đã được học về sự di chuyển của máu trong 2 vòng tuần hoàn, đây là kiến thức nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức mới.
- Đáp án bảng 25.3
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất phải
Tâm thất trái co
Động mạch chủà Vòng tuần hoàn lớn
Tâm thất phải co
Động mạch phổiàVòng tuần hoàn nhỏ
+ Hướng dẫn trả lời các câu hỏi:
H? Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất (để có thể khi co tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất.
- Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.
- Hệ tuần hoàn máu gồm mấy vòng tuần hoàn. Đó là những vòng tuần hoàn nào? Mô tả đường đi của máu trong từng vòng tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn máu bao gồm 2 vòng tuần hoàn. Đó là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
 Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạ

Tài liệu đính kèm:

  • docKHTN 7 phan mon hoa hoc vnen_12213335.doc