Giáo án môn Hóa học 9 - Chương 4: Hiđrocacbon, nhiên liệu

A - MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I – KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

* Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại.).

Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ được chia làm hai loại chính:

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2529Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Chương 4: Hiđrocacbon, nhiên liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 : Hiđrocacbon. nhiên liệu
A - Một số kiến thức cần nhớ
I – Khái niệm về hợp chất hữu cơ
* Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại...).
Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ được chia làm hai loại chính:
Hợp chất hữu cơ
Dẫn xuất của hiđrocacbon
Hiđrocacbon
 Hiđrocacbon no
Công thức tổng quát : CnH2n + 2.
Chất tiêu biểu : CH4
 Hiđrocacbon không no
Công thức tổng quát : CnH2n.
Chất tiêu biểu: C2H4
Hiđrocacbon không no
Công thức tổng quát : CnH2n – 2.
Chất tiêu biểu : C2H2
Hiđrocacbon thơm
Chất tiêu biểu : C6H6
Dẫn xuất chứa halogen Chất tiêu biểu : C2H5Cl, C6H5Br
Dẫn xuất chứa oxi. Chất tiêu biểu : Rượu etylic axit axetic, chất béo, các gluxit
Dẫn xuất chứa nitơ Protein
* Các chất có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau gọi là polime. Như là : tinh bột, xenlulozơ, protein, chất dẻo, tơ, cao su...
II – Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị : Cacbon hoá trị là IV ; hiđro hoá trị I ; oxi hoá trị II... Các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon : Mạch thẳng (không phân nhánh), mạch nhánh và mạch vòng.
CH3
Thí dụ : H3C– CH2– CH2–CH3 ; H3C– CH– CH2– CH3 ; 
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo một trật tự xác định. 
Thí dụ : CH3–O–CH3 ; CH3–CH2–O–H
Công thức cấu tạo là cách biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Mỗi liên kết được biểu thị bằng 1 nét gạch nối giữa các nguyên tử, bằng hóa trị của nguyên tố.
Thí dụ : H H
 | |
H – N – C – C = O
 | |
 H O – H
III –hiđrocacbon
Hiđrocacbon là các hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa cacbon và hiđro.
Hợp chất
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Công thức phân tử Phân tử khối
CH4
16
C2H4
28
C2H2
26
C6H6
78
Công thức cấu tạo 
 H
H – C – H
H
Chỉ có liên kết đơn.
 H H
H – C = C – H
Giữa 2 nguyên tử C có liên kết đôi, trong đó có một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học.
H – C º C – H
Giữa 2 nguyên tử C có liên kết ba, trong đó có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học.
3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn trong vòng 6 cạnh đều.
Trạng thái
Khí
Lỏng
Tính chất vật lí
Không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
Không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất ; độc ; dễ bay hơi.
Tính chất hoá học
– Giống nhau :
Có phản ứng cháy sinh ra CO2 và H2O :
CH4 + 2O2 đ CO2 + 2H2O
C2H4 + 3O2 đ 2CO2 + 2H2O
2C2H2 + 5O2 đ 4CO2 + 2H2O
2C6H6 + 15O2 đ 12CO2 + 6H2O
– Khác nhau :
Chỉ tham gia phản ứng thế
CH4 + Cl2 
 CH3Cl + HCl
Có phản ứng cộng
C2H4 + Br2 đ 
C2H4Br2
CH2 = CH2 + H2 
C2H6
C2H4 + H2O đ 
C2H5OH
Có phản ứng cộng
C2H2 + Br2 đ 
C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 
đ C2H2Br4
Vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng (nhưng khó khăn)
C6H6 + Br2 
C6H5Br + HBr
C6H6 + Cl2 
C6H6Cl6
ứng dụng
Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, rượu etylic, axit axetic ; 
Làm cho quả nhanh chín.
Làm nhiên liệu, hàn xì, thắp sáng ; Là nguyên liệu sản xuất nhựa PVC, cao su...
Làm dung môi, điều chế thuốc nhuộm, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật...
Điều chế
Có trong khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí bùn ao...
Sản phẩm chế hoá dầu mỏ. Sinh ra khi quả chín.
C2H5OH
 C2H4 + H2O
Sinh ra khi cho đất đèn hợp nước, sản phẩm chế hoá dầu mỏ.
CaC2 + H2O đ C2H2 + Ca(OH)2
Sản phẩm chưng nhựa than đá.
Nhận biết
Không làm mất màu dung dịch brom
Làm mất màu khí clo khi có ánh sáng
Làm mất màu dung dịch brom.
Làm mất màu dung dịch brom.
Chất lỏng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. 
B. Câu hỏi và bài tập
4.1. Trong các dãy chất sau, dãy nào gồm toàn hợp chất hữu cơ ?
 A. Muối ăn, đường kính, cồn, bột gạo, xăng.
 B. Mỡ, bơ, sữa đậu nành, dầu ăn, dầu hoả.
 C. Kim cương, khí oxi, đá vôi, giấm ăn, muối iot.
 D. Cả A và B.
4.2. Trong các dãy chất sau, dãy nào gồm toàn hợp chất hữu cơ ?
 A. CaCO3, NaCl, CO2, CH4, H2CO3.
 B. NaHCO3, Na2CO3, CO, CO2, CH3COOH.
 C. CH4, C2H6O, C6H6, C2H2, C4H10.
 D. CO2, H2O, C2H5Cl, C2H5N2O2, C2H2.
4.3. Chọn thí nghiệm nào sau đây để nhận biết một chất có phải là hợp chất hữu cơ không ?
 A. Đốt cháy hoàn toàn.
 B. Cho tác dụng với nước vôi trong dư.
 C. Cho tác dụng với P2O5.
 D. Cả 3 thí nghiệm trên.
4.4. Chọn thí nghiệm nào sau đây để chứng minh trong thành phần của hợp chất hữu cơ có nguyên tố cacbon ?
 A. Đốt cháy hoàn toàn.
 B. Cho tác dụng với nước vôi trong dư.
 C. Cho tác dụng với nước.
 D. Cả A và B.
4.5. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm toàn hiđrocacbon ?
 A. C2H2, C2H4, CH4, C6H6, C2H6.
 B. C3H6, C4H8, C3H8, C2H5OH, C5H12.
 C. HCl, CH4, CO2, CO, NH3.
 D. H2S, CH3OH, P2O5, H2CO3, CCl4.
4.6. Chọn những hoá chất nào sau đây để điều chế khí etilen trong phòng thí nghiệm ?
 A. Rượu etylic	 	B. Axit sunfuric đặc
 C. Đá vôi	 	D. Cả A và B
4.7. Chọn những hoá chất nào sau đây để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm ?
 A. Đất đèn.	B. Đá vôi.
 C. Nước.	D. Axit clohiđric.
4.8. Kết luận nào sau đây là đúng nhất ?
 A. Khí đất đèn có mùi khó chịu là mùi của khí axetilen sinh ra.
 B. Khí đất đèn có mùi khó chịu là mùi của khí cháy sinh ra.
 C. Khí đất đèn có mùi khó chịu là mùi của các chất khí H2S, NH3... sinh ra.
 D. Khí đất đèn có mùi khó chịu là do đất đèn không tinh khiết.
4.9. Tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau :
 a) Hiđrocacbon là... phân tử gồm...
 b) Phân tử metan chỉ có liên kết ... nên metan dễ dàng tham gia phản ứng ... (với khí clo hay brom lỏng khi có ...). Nhưng metan không làm mất màu ...
 c) Phân tử etilen và axetilen có liên kết ... và liên kết ..., trong đó có liên kết ... kém bền nên etilen và axetilen dễ dàng tham gia phản ứng ... (làm mất màu dung dịch ...).
 d) Phân tử ... có cấu tạo đặc biệt : Ba liên kết ... xen kẽ ba liên kết ... trong vòng 6 cạnh đều. Nên ... vừa tham gia phản ứng ..., vừa tham gia phản ứng ... trong những điều kiện nhất định.
4.10. a) Viết tất cả các công thức cấu tạo của các hiđrocacbon có công thức phân tử là C2H6 và C3H6.
b) Dựa vào công thức cấu tạo, hãy đoán tính chất hoá học của C2H6 và C3H6.
4.11. a) Viết phương trình hoá học khi đốt cháy các chất : CH4, C2H2, C2H4, C6H6.
b) Nếu sản phẩm sinh ra có a mol CO2 và b mol H2O thì ứng với mỗi trường hợp sau chất đem đốt là chất nào ?
A. a > b ; B. a = b ; C. a < b.
4.12. Lựa chọn trong số các hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+2, CnH2n, CnH2n – 2, chất nào có tính chất sau :
 a) Làm mất màu khí clo (hoặc brom khan) khi có ánh sáng.
 b) Làm mất màu dung dịch brom.
Viết các phương trình hoá học dạng tổng quát.
4.13. Có ba chất khí không màu đựng trong ba lọ riêng biệt chưa có nhãn là : metan, etilen, cacbon đioxit. Hãy lựa chọn một trong các phương pháp sau để phân biệt được cả ba chất :
 A. Cho tác dụng với khí clo.
 B. Cho tác dụng với dung dịch brom.
 C. Cho tác dụng với nước vôi trong.
 D. Cả B và C.
Viết các phương trình hoá học (nếu có).
4.14. Có một hỗn hợp gồm metan và axetilen, làm thế nào để có được :
 a) Khí metan sạch ? b) Khí axetilen sạch ?
4.15. Phân biệt các khí sau bằng phương pháp hoá học :
 a) CH4, C2H2, NH3, HCl.
 b) Metan, etilen và axetilen (chỉ dùng một hoá chất).
4.16. Khi giải thích tính chất hoá học của benzen : Benzen phản ứng với brom khan (có xúc tác bột sắt, đun nóng) mà không phản ứng với brom trong dung dịch, có bốn ý kiến khác nhau là :
 A. Brom khan có nồng độ brom cao hơn brom trong dd nên đủ cho phản ứng xảy ra.
 B. Benzen không tan trong nước nên sự tiếp xúc (trộn lẫn) giữa benzen và brom trong dung dịch kém, do vậy không có phản ứng.
 C. Trong phân tử benzen có vòng 6 cạnh bền ; nên mặc dù có liên kết đôi nhưng benzen khó tham gia phản ứng cộng (với dd brom). Trong điều kiện nhất định benzen có phản ứng thế (với brom khan).
 D. Cả A, B và C.
Hãy chọn cách giải thích đúng nhất.
4.17. Bằng phản ứng hoá học, hãy chứng minh benzen vừa có tính chất của hiđrocacbon no vừa có tính chất của hiđrocacbon không no.
4.18. Dẫn V lít khí A đi qua bình đựng dd brom thấy dd brom nhạt màu và khối lượng của bình tăng thêm 5,6 gam. Hỏi :
a) A có thể là chất nào trong số các chất có công thức hoá học sau ?
A. CH4 B. C2H4 C. C2H6 D. C6H6
b) Cho biết V = 4,48 lít (ở đktc), hãy viết công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của khí A.
c) Viết phương trình hoá học.
4.19. Xác định khối lượng mol phân tử của X. Biết rằng khối lượng riêng của X ở đktc là 1,25 gam/lít.
4.20. Xác định khối lượng mol phân tử của X. Biết rằng khi hoá hơi 1,6 gam chất X chiếm thể tích 2,24 lít (đktc).
4.21. Đốt cháy 0,5 lít khí A cần 2,5 lít oxi thu được 1,5 lít CO2 và 2 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử của A (các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ, áp suất).
4.22. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon A biết tỉ khối hơi của A so với không khí bằng 2. Viết công thức cấu tạo có thể có của A.
4.23. Đốt cháy 10 lít hiđrocacbon A thu được 40 lít CO2 và 32,148 gam H2O (các thể tích đo ở đktc).
Lập công thức phân tử của A. 
Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở có thể có của A.
c) Tính thể tích O2 (đktc) để đốt cháy hết lượng hiđrocacbon trên.
4.24. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 17,6 gam CO2 và 0,6 mol H2O. Xác định công thức phân tử của A và viết các công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử đó.
4.25. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon no A trong oxi thấy rằng trước và sau phản ứng tổng số mol các chất không đổi. Xác định công thức phân tử của A.
4.26. Đốt cháy hoàn toàn a lít hiđrocacbon A cần b lít oxi, sinh ra c lít khí cacbonic và d lít hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện).
Biết = và = . Xác định công thức phân tử của A, thử lại sau khi tìm ra công thức phân tử của hiđrocacbon A.
4.27. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hiđrocacbon B và oxi dư. Làm lạnh hỗn hợp sản phẩm thấy thể tích giảm 50%, dẫn phần còn lại qua dung dịch KOH dư thấy thể tích phần còn lại giảm tiếp 83,3%.
 a) Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của B.
 b) Tính thành phần % thể tích các khí trong hỗn hợp X.
4.28. Cho a gam hiđrocacbon A phản ứng với Cl2 có chiếu sáng chỉ thu được một sản phẩm thế mono clo duy nhất B với khối lượng 4,04 gam. Để trung hoà dung dịch thu được khi hấp thụ hết lượng khí HCl được tạo ra từ phản ứng trên vào nước cần 80,0ml dung dịch NaOH 1M.
a) Xác định công thức phân tử của A, B.
b) Tính a, biết hiệu suất phản ứng thế là 80%.
4.29. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam chất hữu cơ A cần V lít O2 (đktc), chỉ thu được CO2 và hơi nước với số mol bằng nhau. Nếu cho 5,6 gam A nói trên vào dung dịch brom dư thì thu được 37,6 gam sản phẩm cộng.
 a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên của A.
 b) Xác định V và viết PTHH của phản ứng cộng giữa A với HCl.
 c) Viết PTHH của phản ứng trùng hợp A. Tìm hệ số trùng hợp, nếu polime thu được có M = 210 000 gam.
4.30. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon A thu được 3,52 gam cacbon đioxit và 2,16 gam nước ; Khối lượng oxi cần cho phản ứng là 4,48 gam.
Biết m gam chất A chiếm thể tích 0,896 lít (đktc).
a) xác định biết công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của A và minh hoạ bằng phương trình hoá học.
4.31. Dẫn hỗn hợp X gồm hai khí metan và axetilen đi qua bình đựng dd brom dư, thấy thể tích khí còn lại bằng 50% thể tích ban đầu ; bình đựng dd brom nặng thêm 2,6 gam. (Các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.)
a) Viết phương trình hoá học .
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp X.
4.32. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp R gồm 2 chất khí CH4 và C3H6 sinh ra 11,2 lít khí CO2. (Các thể tích khí đo ở đktc.)
a) Tính thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp R.
b) Nếu cho toàn bộ hỗn hợp R tác dụng với dung dịch brom dư thì khối lượng brom tham gia phản ứng là bao nhiêu gam ?
4.33. Có 1,12 lít hỗn hợp M gồm C2H6, C2H4 và một hiđrocacbon không no C có 1 liên kết ba trong phân tử. Cho hỗn hợp M đi qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng brom đã phản ứng là 9,6 gam và thể tích khí còn lại là 0,224 lít.
a) Tính thành phần % thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp M.
b) Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon C biết 1 gam khí này chiếm thể tích 0,56 lít. (Các thể tích khí đều đo ở đktc.)
4.34. Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon.
a) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp A đối với nitơ, biết 560,0ml hỗn hợp đó (ở đktc) nặng 0,725 gam.
b) Đốt cháy Vml hỗn hợp A, cho các sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa P2O5, bình 2 chứa Ba(OH)2, thấy khối lượng bình 1 tăng 2,7g ; bình 2 tăng 5,28g. Tính V.
c) Xác định công thức phân tử các hiđrocacbon, biết rằng trong hỗn hợp A có một hiđrocacbon là anken.
4.35. Đốt cháy 448ml hỗn hợp khí (ở đktc) gồm hai hiđrocacbon CnH2n+2 và CmH2m (n, m ³ 2) rồi dẫn hỗn hợp sản phẩm vào nước vôi trong dư, thấy tạo ra 4 gam kết tủa. 
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của mỗi hiđrocacbon.
b) Tính thể tích mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp đầu nếu khối lượng sản phẩm cháy là 2,57 gam.
4.36. Cho 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. 
a) Tính số mol mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp.
b) Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
4.37. Một hiđrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi so với không khí là 2,69. Đốt cháy A thu được CO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng là 4,89 : 1.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Cho A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ số mol là 1:1 (có Fe xúc tác) thu được chất B và khí C. Khí C được hấp thụ hoàn toàn trong 2 lít dung dịch NaOH 0,5M. Để trung hoà lượng NaOH dư cần 0,5 lít dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng A tham gia phản ứng và khối lượng sản phẩm B tạo thành.
4.38. Cho 5,4 gam hỗn hợp gồm benzen lẫn trong nước tác dụng hết với natri thì thấy khối lượng natri phản ứng là 2,3 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Nêu phương pháp tách riêng benzen từ hỗn hợp. Giả sử tách được hoàn toàn thì lượng benzen thu hồi được bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng hỗn hợp ?
4.39. Cho 20ml benzen (D = 0,88g/ml) tác dụng với brom khan có xúc tác sắt và đun nóng thu được 19 gam brombenzen. Tính hiệu suất của phản ứng.
4.40. Khí mỏ dầu (còn gọi là khí đồng hành) có thành phần thể tích là 77% CH4 ; 10% C2H6 ; 5% C3H8 ; 5% C4H10 ; 3% CO2 và N2. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí mỏ dầu (đo ở đktc), nếu sự hao phí là 2%. Biết năng suất toả nhiệt của CH4 là 880kJ/mol ; của C2H6 là 1560kJ/mol ; của C3H8 là 2053kJ/mol ; của C4H10 là 2660kJ/mol.
4.41. Khí thiên nhiên có thành phần thể tích là 90% CH4 ; 2% C2H6 ; 8% CO2 và N2. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí thiên nhiên. Nếu hiệu suất quá trình đốt cháy là 98% (năng suất toả nhiệt của các khí như ở bài 4.40).
4.42. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than antraxit (loại than tốt nhất) có khoảng 94% khối lượng là cacbon, nếu hiệu suất quá trình cháy là 90%. Biết năng suất toả nhiệt của cacbon là 393kJ/mol.
4.43. Khi luyện cốc, ngoài than cốc người ta còn thu được 3% nhựa than đá và các nhiên liệu khí khác. Trong nhựa than đá có 20% khối lượng benzen. Hãy tính khối lượng benzen thu được khi luyện 1 tấn than trong lò cốc. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%.
4.44. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp etilen để điều chế chất dẻo polietilen (PE).
b) Để được 1 tấn chất dẻo PE cần lấy bao nhiêu m3 khí etilen (đo ở đktc), nếu hiệu suất của quá trình trùng hợp là 92% ? Biết trong chất dẻo PE có 95% là polietilen, còn 5% là các phụ gia khác.
c) Nếu đem 1 tấn chất dẻo PE để sản xuất túi đựng hàng thì được bao nhiêu chiếc túi loại 0,1 gam/chiếc.
4.45. Đố vui : Giải ô chữ !
– Hàng ngang :
+ Dòng 1 : Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no.
+ Dòng 2 : Khí này còn gọi là khí đất đèn.
+ Dòng 3 : Nguyên tố nhẹ nhất.
+ Dòng 4 : Dung dịch này bị mất màu khi tác dụng với hiđrocacbon không no.
+ Dòng 5 : Một chất tác dụng với oxi được gọi là sự .
 + Dòng 6 : Chất khí, màu vàng lục, bị mất màu khi tác dụng với hiđrocacbon no ngoài ánh sáng.
+ Dòng 7 : Chất khí, có trong khí bùn ao, khí thiên nhiên, khí biogaz.
+ Dòng 8 : Nguyên tố không thể thiếu trong hợp chất hữu cơ.
 + Dòng 9 : Chất lỏng, không tan trong nước, độc, vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng.
+ Dòng 10 : Chất khí duy trì sự cháy, duy trì sự sống.
+ Dòng 11 : Khí này làm cho quả nhanh chín.
– Hàng dọc : Tên một loại hợp chất hữu cơ.
C. Một số đề kiểm tra chương IV
Đề 1
(Thời gian 45 phút)
Câu 1 : (2 điểm) Điền các công thức cho sẵn : CH4, C2H2, C2H4, C6H6 vào chỗ trống thích hợp trong các sơ đồ sau.
a) 	... + 	Cl2 CH3Cl + HCl
b) 	... +	Br2 dd đ C2H4Br2
c) 	... + 	2Br2 dd đ C2H2Br4
d)	 ... + 	Br2 lỏng C6H5Br + HBr
Câu 2 (2 điểm) : Chọn câu đúng nhất trong các câu sau.
 A. Benzen vừa có phản ứng thế như một hiđrocacbon no vừa có phản ứng cộng như một hiđrocacbon không no.
 B. Bình thường benzen không làm mất màu dung dịch brom, nhưng khi có xúc tác và nhiệt độ benzen có thể làm mất màu dung dịch brom như một hiđrocacbon không no.
 C. Khi có xúc tác và nhiệt độ, benzen có phản ứng thế với brom khan.
 D. Cả 3 câu trên.
Câu 3 : (2 điểm) Có bốn chất đựng trong 4 lọ riêng biệt là C6H6, CH4, C2H2, CO2. Nêu cách làm để phân biệt được 4 chất trên. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Câu 4 : (4 điểm) Có 1,68 lít hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H4 (ở đktc).
a) Dẫn hỗn hợp A đi qua dung dịch brom thấy dung dịch này nặng thêm 0,7 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.
b) Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A rồi dẫn sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư, thì khối lượng bình có thay đổi không ? Thay đổi như thế nào ?
Đề 2
(Thời gian 45 phút)
Câu 1 (2 điểm) : Viết các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng và tên sản phẩm tạo thành.
 a) 	CH4 + Cl2 đ ? + ?
 b) 	C2H4 + Br2 đ ?
 c) 	C2H2 + Br2 đ ?
 d) 	C6H6 + Br2 đ ? + ?
Câu 2 (2 điểm) : Làm thế nào để thu được khí metan từ hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit, etilen và metan. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Câu 3 (2 điểm) : Nêu ứng dụng của CH4, C2H4, C2H2 và C6H6.
Câu 4 (4 điểm) : Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 1,8 gam hơi nước và 4,48 lít khí (đktc) làm đục nước vôi trong.
a) Hỏi X có thể là chất nào trong số các chất có công thức sau ? Giải thích.
A. C2H4 B. C2H2 C. CH4 D. C2H6
b) Viết công thức cấu tạo và dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của X.
c) Viết PTHH của phản ứng điều chế X trong phòng thí nghiệm.
Đề 3
(Thời gian 45 phút)
Câu 1 (2 điểm) : Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau 
a) Hợp chất hữu cơ là ...
b) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng ... Hoá trị của cacbon là ..., của oxi là ..., của hiđro là ...
c) Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ cho biết ...
d) Dựa vào thành phần phân tử, hợp chất hữu cơ được chia làm hai loại chính là ... và ...
Câu 2 (2 điểm) : Điền vào ô trống để hoàn thành bảng sau 
Metan
Etilen
Công thức phân tử
Công thức cấu tạo
Tính chất vật lí
Tính chất hoá học đặc trưng Phương trình hoá học minh hoạ
Câu 3 (2 điểm) : Khi giải thích vì sao khi đốt trong không khí, axetilen thì cháy sáng còn benzen lại sinh ra nhiều muội than, có 3 ý kiến khác nhauằnh sau :
A. Vì axetilen là chất khí nên dễ cháy hơn benzen là chất lỏng.
B. Do thành phần phân tử khác nhau.
C. Do phân tử benzen có tỉ lệ % khối lượng cacbon lớn nên khi cháy không đủ oxi để đốt cháy hết cacbon.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Hãy chọn câu đúng nhất và minh hoạ bằng các phương trình hoá học.
Câu 4 (4 điểm) : Chia 4,48 lít hỗn hợp khí gồm etilen và một hiđrocacbon no N làm hai phần bằng nhau :
– Phần 1 : Đốt cháy hoàn toàn thì hết 8,96 lít oxi.
– Phần 2 : Dẫn qua bình đựng dd brom dư thì khối lượng bình tăng thêm 1,4g.
 a) Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
 b) Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon N.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEN THUC CHUONG IV HOA HOC 9.doc