Giáo án môn Hóa học 9 - Chương III: Phi kim. sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Học sinh nắm vững:

 - Tính chất vật lý chung của phi kim: trạng thái, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy và tính độc của một số phi kim.

 - Tính chất hóa học chung của phi kim: Phi kim tác dụng với kim loại; phi kim tác dụng với hiđro và phi kim tác dụng với oxi.

 – Mức độ hoạt động hóa học của phi kim.

2. Kĩ năng

 - Kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích và kĩ năng làm thí nghiệm, từ đó học sinh rút ra được tính chất vật lí và tính chất hóa học chung của phi kim.

 - Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của phi kim, so sánh khả năng hoạt động hóa học mạnh yếu của phi kim.

 - Tự tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại các góc.

 - Trình bày kết quả đã thực hiện và đánh giá.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Chương III: Phi kim. sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trong học tập. 
 - Yêu thích học tập bộ môn.
II. Phương pháp dạy học
 - Phương pháp học theo góc
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ
 - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
 - Phương pháp vấn đáp
III. Phương tiện dạy học
	1. Chuẩn bị của giáo viên
Phần I : Chuẩn bị 3 khay hoá chất, mỗi khay gồm các mẫu phi kim: cacbon (than chì), lưu huỳnh, photpho, iot, brom, khí clo, khí oxi, 1 lá đồng, 1 dụng cụ thử tính dẫn điện.
Phần II: Chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học cho từng góc học tập
 * Góc trải nghiệm
 - Dụng cụ: Tủ làm thí nghiệm độc hại, ống nghiệm nhỏ (1c), ống dẫn khí (1c), ống vuốt nhọn (1c), đèn cồn (2c), bao diêm (1c), giá ống nghiệm (1c), kẹp gỗ (2c), chén sứ (1c), thìa múc hóa chất (1c), bình tam giác (6c), phễu chiết (1c), bình cầu (1c), nút cao su (8c), muôi sắt (3c), dao (1c), giấy thấm,.
 - Hóa chất: gồm các mẫu hóa chất: viên Zn, 1 lọ dd HCl đặc, 1 lọ dd HCl loãng, 9 bình khí Clo, qùy tím, nước, dd NaOH, 6 lá đồng, 3 mẩu kim loại natri.
 * Góc quan sát 
 - Máy tính, máy chiếu đa năng, webcom.
 * Góc phân tích
 - Sách giáo khoa Hoá học 9 và một số tài liệu nâng cao môn Hoá học.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách giáo khoa Hóa học 9, vở ghi, bút, thước
 - Xem trước bài 25.
IV. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
 (Không tiến hành vì đây là bài đầu tiên của chương III)
3. Dạy bài mới (35 phút)
* Giới thiệu chương: (2 phút) Ở những tiết học trước các em đã được tìm hiểu kiến thức chương I: Các loại hợp chất vô cơ và chương II: Kim loại. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu sang Chương III: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 
Các em cùng mở SGK trang 73
HS nghe và mở SGK
GV ghi bảng: Chương III: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
HS: Ghi bài
GV: Trong Chương III các em sẽ được tìm hiểu 3 nội dung cơ bản sau: (slide 1)
 - Phi kim có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nào?
 - Clo, cacbon, silic có những tính chất và ứng dụng gì?
 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì?
GV: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung thứ nhất (hiệu ứng nội dung 1)
GV ghi đầu bài
Tiết 30 – Bài 25: Tính chất của phi kim
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của phi kim 
Thời
gian
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của phi kim
6 phút
18 phút
GV: Trước tiên, các em sẽ tìm hiểu phần I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
GV: Ghi bảng mục I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
GV: Cầm khay hoá chất của một nhóm và giới thiệu.
Ở trên mỗi bàn cô đã để sẵn 1 khay hoá chất giống nhau gồm một số mẫu phi kim (clo, brom, photpho đỏ, lưu huỳnh, cacbon, oxi) . 
Hỏi: Các em hãy quan sát và cho biết: ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở những trạng thái nào?
Hỏi: Hãy nhận xét câu trả lời của bạn?
Cô mời em nhắc lại.
GV chốt kiến thức, ghi bảng
GV: Cầm dụng cụ thử tính dẫn điện
GV: Trên mỗi khay hóa chất có 1 dụng cụ thử tính dẫn điện. 
Nhấn : (Slide 2)
Hỏi: Hãy dùng dụng cụ đó để kiểm tra khả năng dẫn điện của các phi kim: lưu huỳnh, photpho, khí oxi, cacbon (dạng than chì) 
GV: Phát thêm cho mỗi nhóm một lá kim loại đồng 
GV yêu cầu: So sánh khả năng dẫn điện của các phi kim trên với kim loại đồng .
Hỏi: Em có nhận xét gì về khả năng dẫn điện của các phi kim trên?
GV: Nhóm em có nhất trí với ý kiến của nhóm bạn không?
GV: Cacbon(dạng than chì) là một trong các số rất ít phi kim dẫn điện.
GV: Từ kết quả thí nghiệm và kết hợp thông tin SGK, các em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy của các phi kim?
GV: À, đúng rồi. 
GV: Chốt kiến thức và ghi bảng. 
GV chỉ vào bảng và hỏi: Nêu sự khác nhau về những tính chất vật lí này của phi kim so với kim loại?
Hỏi: Các em tiếp tục quan sát kỹ các kí hiệu đặc biệt trên nhãn mác của các bình đựng brom, clo và iot. 
Hỏi : Kí hiệu đó nói lên điều gì?
GV: Rất chính xác. Một số phi kim rất độc như clo, brom, iot
GV: Ghi bảng.
GV: Vì vậy khi sử dụng hoặc làm thí nghiệm với các loại hoá chất này chúng ta cần hết sức cẩn thận. Và các em cũng hiểu được tại sao vừa rồi cô không yêu cầu các em thử tính dẫn điện của khí clo và brom.
GV: Thông qua các nội dung vừa tìm hiểu, hãy trình bày những tính chất vật lí chung của kim loại?
GV: Cô yêu cầu các em hãy chuyển khay hóa chất về vị trí quy định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của phi kim. 
Chuyển ý: Các em đã vừa tìm hiểu xong tính chất vật lí của phi kim và biết được sự khác nhau về những tính chất vật lí cơ bản của phi kim với kim loại. Sau đây cô trò chúng ta tìm hiểu tiếp phần II. Phi kim có những tính chất hóa học nào?
GV: ghi mục II. Phi kim có những chất hóa học nào? 
GV: Để nghiên cứu phần II, các em sẽ học theo phương pháp góc mà các em đã được học ở một số bài trước . 
Nhấn: (slide 3). 
GV: Hôm nay các em chỉ hoạt động ở 3 góc đã được cô bố trí sẵn đó là: 
+ góc quan sát
+ góc phân tích
+ góc trải nghiệm
GV: Thời gian hoạt động ở mỗi góc tối đa là 5 phút. Ở 3 góc với cách học tập khác nhau nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ. Sau khi lần lượt trải qua hoạt động ở 3 góc theo chiều kim đồng hồ, với tổng thời gian là 15 phút, các nhóm sẽ báo cáo kết quả; từ đó rút ra kết luận về TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM. 
GV: Sau đây, tùy theo năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, các em hãy lựa chọn cho mình một góc xuất phát phù hợp.
GV: Hôm nay các em đã lựa chọn 3 góc tương đối cân xứng về số lượng, nên cô không cần điều chỉnh nữa.
( Nếu số lượng học sinh ở các góc không cân bằng thì giáo viên khéo léo động viên, điều chỉnh để số lượng học sinh ở mỗi góc đồng đều nhau)
GV: Ở thời điểm xuất phát:
- Tại góc quan sát, giáo viên phân công nhóm trưởng nhóm 1. 
- Tại góc phân tích, giáo viên phân công nhóm trưởng nhóm 2.
- Tại góc trải nghiệm, giáo viên phân công nhóm trưởng nhóm 3.
-> Các nhóm hoạt động dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
GV: Các nhóm chú ý lên màn hình để nắm vững nhiệm vụ cụ thể tại mỗi góc mà các nhóm sẽ trải qua.
Nhấn: (slide 4)
GV: Mời đại diện nhóm 1 đọc phần nhiệm vụ ở Góc quan sát. 
GV: Cô lưu ý tại góc này, các em sẽ quan sát các video thí nghiệm, sau mỗi thí nghiệm, thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập số 1
Nhấn: (slide 5)
GV: Cô lại mời đại diện nhóm 2 đọc phần nhiệm vụ của Góc phân tích. 
GV: Ở góc này các con ngoài nghiên cứu thông tin SGK, các em nghiên cứu thêm tài liệu phần phi kim; thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập số 3 
 GV: Yêu cầu đại diện nhóm 3 đọc nhiệm vụ góc trải nghiệm trên màn hình 
Nhấn : (slide 6)
GV: Vì một số các thí nghiệm đã làm ở các tiết học trước, nên tại Góc trải nghiệm các em sẽ tiến hành làm 3 thí nghiệm.
- Cô đã chuẩn bị một dụng cụ điều chế khí H2 (trên phễu đựng dd HCl, dưới bình cầu đựng viên kẽm), đèn cồn, kẹp hóa chất, thìa đốt hóa chất, và các dụng cụ cần thiết.
- Hóa chất của mỗi nhóm gồm : 2 bình khí clo, 1 lá đồng và 1 mẩu natri.
Các em lưu ý: trước khi đốt hiđro, phải thử độ tính khiết của khí tránh gây nổ.
Thí nghiệm 1 và 3, các em làm thí nghiệm với các hóa chất độc, lẽ ra phải làm trong tủ “hốt”, nhưng tủ “hốt” rất đắt tiền nên cô đã thiết kế chiếc “tủ làm thí nghiệm độc hại”, bên trên có quạt hút khí, khí độc sẽ theo ống dẫn vào bình đựng nước vôi.
GV: Trên tay cô có 3 phiếu học tập được ghim thành tệp
- Ở góc quan sát, các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
- Ở góc trải nghiệm, các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Ở góc phân tích, các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.
GV: giao phiếu học tập cho mỗi nhóm: Đây là phiếu học tập của mỗi nhóm.
GV: Nhiệm vụ cụ thể cô đã kẹp trên giá đặt ở mỗi góc tương ứng.
GV: Các em đã sẵn sàng chưa? Thời gian cho lần hoạt động 1, bắt đầu.
GV: Sau khi các nhóm hoạt động xong ở góc xuất phát (hết 5 phút), giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm hs cầm theo phiếu học tập và di chuyển sang góc kế tiếp theo chiều kim đồng hồ.
(GV nhắc nhở các nhóm hoàn thành nhiệm vụ khi thời gian còn 1 phút, còn 10 giây trước khi hết giờ)
GV: Hết 5 phút GV yêu cầu HS di chuyển sang góc cuối cùng.
Nhấn các (slide 7), (slide 8), (slide 9) tương ứng để tính thời gian hoạt động.
GV: Quan sát hoạt động của mỗi nhóm. Lưu ý theo dõi, hướng dẫn kĩ nhóm ở góc trải nghiệm. 
HS ghi bài.
HS: Quan sát các mẫu phi kim
HS trả lời : Phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái:
+ trạng thái rắn như: lưu huỳnh, cacbon, photpho đỏ
+ trạng thái lỏng như: Brom
+ trạng thái khí như : oxi ; clo .
HS: Nhận xét -> HS nhắc lại
HS: ghi bài
HS: - Lưu huỳnh, photpho và khí oxi không dẫn điện.
- Cacbon (dạng than chì) có dẫn điện, nhưng kém hơn kim loại đồng .
HS: Nhóm em nhất trí với ý kiến của nhóm bạn. 
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời:
- Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
HS: - Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và đa số kim loại có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
HS: quan sát kĩ nhãn mác và trả lời: Đó là kí hiệu của các hóa chất độc, có hại cho sức khỏe của con người.
HS: ghi bài
HS: ghi nhớ
HS: Nhắc lại kiến thức vừa tìm hiểu.
HS: thực hiện chuyển khay hoá chất về vị trí quy định. 
HS: nghe và ghi bài
HS quan sát và ghi bài
HS: nghe và nhận nhiệm vụ
HS: Nắm vững phương pháp học tập.
HS: Quan sát, suy nghĩ để lựa chọn góc phù hợp với phong cách học của mình, sau đó di chuyển về góc xuất phát.
HS: nghe và ghi nhớ
HS: nhận nhiệm vụ
HS: Nhóm trưởng và các thành viên nhận nhiệm vụ
HS: Đại diện nhóm 1 đọc nhiệm vụ Góc quan sát
HS: nghe và ghi nhớ
HS: Đại diện nhóm 2 đọc nhiệm vụ Góc phân tích.
Học sinh nghe
HS: Đại diện nhóm 2 đọc nhiệm vụ Góc trải nghiệm.
HS: Nghe và ghi nhớ
Học sinh nghe và ghi nhớ
HS lắng nghe GV hướng dẫn
Các nhóm nhận nhiệm vụ và phiếu học tập.
HS: Chuẩn bị các điều kiện cho lần hoạt động thứ nhất.
HS: Các nhóm bắt đầu hoạt động.
HS hoạt động lần lượt tại các góc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
HS di chuyển góc theo hướng dẫn của giáo viên
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái:
– Rắn: cacbon, photpho,
– Lỏng: brom
– Khí: oxi, clo
- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
+ Một số phi kim rất độc: Clo, brom, iot,
II. Phi kim có những tính chất hóa học nào?
1. Tác dụng với kim loại
 t0
2Na+ Cl2 -> 2NaCl
 t0
2Cu + O2 → 2CuO
* Nhận xét: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
2. Tác dụng với hiđro t0
2H2 + O2 -> 2H2O
 t0
H2 + Cl2 -> 2HCl
* Nhận xét: Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi
 t0
4P + 5O2 → 2P2O5
* Nhận xét: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim
- Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hidro
 - Phi kim mạnh: flo, oxi, clo
- Phi kim yếu: cacbon, silic...
8 ph
 Hoạt động 2: Báo cáo kết quả.
GV: Sau khi HS đã hoạt động học ở các nhóm , GV ổn định trật tự và yêu cầu, lớp trưởng thu phiếu học tập -> đại diện nhóm đứng lên báo cáo kết quả.
GV: Kiểm tra phiếu học tập số 1 của nhóm 1 -> yêu cầu nhóm 2 và 3 nhận xét
 GV: Kiểm tra phiếu học tập số 2 của nhóm 2 
-> nhóm 1 và 3 nhận xét
GV: Sẽ giải thích các thắc mắc của học sinh gặp phải khi hoạt động ở góc trải nghiệm.
GV lưu ý các tình huống hs quan sát được khi làm thí nghiệm 3 có các hiện tượng khác với SGK.
GV: Kiểm tra phiếu học tập số 3 của nhóm 3 -> nhóm 1 và 2 nhận xét
Hỏi: Sau quá trình hoạt động ở cả 3 góc các em đã đi đến thống nhất về tính chất hóa học của phi kim. Vậy, phi kim có mấy tính chất hóa học? Đó là những tính chất nào?
GV: Hãy nhận xét câu trả lời của bạn?
GV: Ghi bảng, giữ khoảng cách giữa đề mục các tính chất cho phù hợp.
GV: Mời đại diện nhóm 1 và 2 lần lượt lên bảng viết 2 PTHH minh họa cho tính chất 1, tính chất 2 và rút ra nhận xét.
GV: Mời đại diện nhóm 3 lên bảng viết 1 PTHH minh họa cho tính chất phi kim tác dụng với oxi và rút ra nhận xét.
GV: Các em hãy theo dõi bài làm của các bạn trên bảng và nhận xét?
GV: Mời 1 HS nhận xét.
GV: Ở tính chất hoá học thứ 3 có nhận xét: “Nhiều” phi kim tác dụng với oxi là do: Nhấn : (slide 10) và đọc * Lưu ý : Các nguyên tố Phi kim như : Flo, Clo, Brom, Iot không tác dụng trực tiếp với oxi. Kiến thức này các em sẽ được học trong chương trình hoá học phổ thông.
Nhấn : (slide 11) 
Hỏi: Vận dụng tính chất hoá học của phi kim, hãy cho biết sản phẩm của các phản ứng trong ví dụ 1 có CTHH là gì?
Ví dụ 1: Cl2 + Fe ->
 S + Fe ->
GV nhấn hiệu ứng ra 2 PTHH hoàn thiện. (hiệu ứng 2 PTHH đầy đủ)
Hỏi: Hãy cho biết hóa trị của Fe trong các sản phẩm trên?
GV: Vậy tại sao khi clo tác dụng với sắt lại cho sắt(III)clorua, còn lưu huỳnh tác dụng với sắt lại cho sắt(II)suafua.
Cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 4. 
GV ghi bảng mục 4
GV: Quay lại ví dụ 1, clo và lưu huỳnh cùng phản ứng với sắt nhưng lại tạo ra hợp chất của sắt có hóa trị khác nhau. Theo em clo và lưu huỳnh phi kim nào hoạt động hóa học mạnh hơn?
GV: Cô nhất trí với ý kiến của em.
Nhấn : (slide 12) 
GV: Các em lại tiếp tục quan sát ví dụ 2 (dấu điều kiện PƯHH). 
F2 + H2 -> 2HF
Cl2 + H2 -> 2HCl
Br2 + H2 -> 2HBr
I2 + H2 -> 2HI
C + H2 -> CH4
Hỏi: Các em có nhận xét gì về các phản ứng trên?
GV: Rất chính xác. Không chỉ PƯ (2) thiếu điều kiện, mà tất cả các phản ứng trên đều thiếu điều kiện. Cô sẽ cung cấp điều kiện của phản ứng. Các em có nhận xét gì về điều kiện của các phản ứng trên?
GV: Lưu ý: PƯ của Flo với Hiđro ngay trong bóng tối đã xảy ra, nếu được thực hiện ở ngoài ánh sáng (hoặc nhiệt độ cao) thì PƯ xảy ra mãnh liệt có thể gây nổ, PƯ(2) cần điều kiện ánh sáng hoặc nhiệt độ, PƯ (3) (4) (5) cần điều kiện nhiệt độ tăng dần. 
GV: Vậy từ điều kiện PƯ của một số phi kim cùng tác dụng với hiđro, hãy sắp xếp các phi kim trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần?
GV: Yêu cầu HS nhận xét và kết luận.
GV: Qua 2 ví dụ trên (Nhấn : (slide 13)) 
 và kết hợp thông tin trong SGK; hãy cho biết mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào đâu?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV: chốt kiến thức
Ghi bảng: Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro
GV: Kết hợp thông tin SGK, hãy cho biết phi kim nào hoạt động hoá học mạnh? phi kim nào hoạt động hoá học yếu? 
GV: Đúng như vậy các em ạ, bằng thực nghiệm người ta xác định được: Flo, clo, oxi là những phi kim mạnh, lưu huỳnh, phot pho, silic, cacbon là những phi kim hoạt động yếu hơn.
GV: chốt kiến thức, ghi bảng
HS: Đại diện nhóm 2 và 3 lần lượt nhận xét bài làm của nhóm 1
- Điều chỉnh, bổ sung kết quả nếu cần.
HS: Đại diện nhóm 1 và 3 lần lượt nhận xét bài làm của nhóm 2
- Điều chỉnh, bổ sung kết quả nếu cần.
HS: dễ mắc phải hiện tượng tại góc trải nghiệm: Có thể xảy ra có nhóm sẽ thấy hiện tượng quỳ tím chuyển thành màu đỏ, sau đó mất màu do khí clo còn dư..
HS: nhận xét bài làm của nhóm khác.
HS: Phi kim có 3 tính chất hóa học:
- Tác dụng với kim loại
- Tác dụng với hiđrô
- Tác dụng với oxi
HS: Nhận xét câu trả lời của bạn
HS: ghi bài
HS: Đại diện nhóm 1và 2 lần lượt lên bảng viết 2 PTHH của tính chất thứ 1, thứ 2 và ghi nhận xét. 
HS: Đại diện nhóm 3 lên bảng thực hiện yêu cầu của GV
HS: Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
HS: Nghe và ghi nhớ
HS: Ghi nhớ kiến thức
HS: - Phản ứng 1: tạo thành FeCl3
- Phản ứng 2: tạo thành FeS
HS: Trong FeCl3, Fe có hóa trị III
Trong FeS, Fe có hóa trị II
HS: ghi bài
HS: clo hoạt động hóa học mạnh hơn lưu huỳnh.
HS: Theo dõi ví dụ.
HS: Các phản ứng trên:
 - một số phi kim cùng tác dụng với hiđro.
- phản ứng (2) thiếu điều kiện nhiệt độ
HS: Điều kiện của phản ứng khó khăn dần: 
HS: ghi nhớ.
HS: Flo, clo, brom, iot, cacbon.
HS: Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
HS: ghi bài
HS: - Phi kim mạnh: Flo, oxi, clo
- Phi kim yếu : Cacbon, silic 
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS: Ghi bài
4. Củng cố - Đánh giá (7 phút)
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu xong tính chất vật lí và hóa học của phi kim, hãy vận dụng những kiến thức này làm các bài tập sau:
GV: Yêu cầu 1HS đọc nội dung bài tập 1
Bài tập 1( Bài 1/SGK trang 76)
Hãy chọn câu trả lời đúng:
a) Phi kim dẫn điện tốt
b) Phi kim dẫn nhiệt tốt
c) Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn và khí
d) Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
Hỏi: Bạn nào đã có ngay câu trả lời?
HS: Nêu đáp án: (d)
GV: Yêu cầu 1HS đọc nội dung bài tập 2
Bài tập 2: Viết PTHH theo sơ đồ phản ứng (Ghi rõ điều kiện của phản ứng)
(2)
(3)
S
 H2S SO2
(1)
 FeS
Nhấn : (slide 15)
GV : Yêu cầu hs làm bài tập cá nhân vào vở và 1 học sinh lên bảng trình bày.
GV thu vở của 3 đến 5 học sinh chấm và lấy điểm.
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét -> HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, bổ sung.
GV: Nhận xét và chấm điểm.
GV: Yêu cầu 1HS đọc nội dung bài tập 3
HS: Đọc bài tập 3 
 Bài tập 3: Đốt cháy một hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. 
Viết phương trình hoá học của phản ứng.
Tính khối lượng của sản phẩm thu được sau phản ứng?
(Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn) 
GV: Hãy đọc PTHH của phản ứng
 Đây thuộc dạng bài toán hoá học nào?
HS: Đây là dạng bài toán cho lượng của 2 chất tham gia phản ứng
GV: Để giải dạng bài toán này các em phải làm các bước nào?
HS: - Tính số mol các chất phản ứng
 - Xét tỉ lệ số mol của 2 chất đó trên PTHH và theo bài ra => chất còn dư, chất PƯ hết
 - Tính sản phẩm của phản ứng dựa vào số mol chất hết
GV: Bài tập này, các em về nhà hoàn thành lời giải, tiết học sau cô sẽ kiểm tra.
Hỏi: Vận dụng những kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao các thí nghiệm tại góc trải nghiệm phải làm trong tủ đốt hóa chất và dẫn khí sinh ra vào bình đựng nước vôi?
HS: Vì sản phẩm sinh ra là khí hiđro clorua rất độc, khí này được hấp thụ bởi nước vôi.
GV: À, rất chính xác. Ngoài các sản phẩm trên, thì một phần clo dư thừa thoát ra cũng được hấp thụ hết trong nước vôi, Tại sao khí clo lại bị hấp thụ bởi nước vôi, các em sẽ có câu trả lời trong bài học tiếp theo.
GV: Với thiết bị dạy học tự làm này đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho con người, trước tiên là sức khỏe của cô trò chúng ta. 
GV: Các em ạ, một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hoặc do hoạt động của con người sinh ra các khí độc hại có liên quan đến tính chất hóa học của phi kim như: CO2, SO2, NO2, CO, CH4.. đã gây ra các ảnh hưởng cực đoan đối với môi trường như: hiệu ứng nhà kính, mưa axit. Vì vậy ngay từ bây giờ với những hiểu biết về hóa học, chúng ta phải hành động, chung tay bảo vệ môi trường, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
	5. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
 - Học bài theo SGK và vở ghi
- Làm bài tập 2, 3, 4, 5/ trang 76 SGK.
- Xem trước bài “Clo”.
V/ RUÙT KINH NGHIEÄM SAU TIEÁT DAÏY
GÓC “QUAN SÁT”
(Thời gian thực hiện tối đa 5 phút)
Nhiệm vụ 
- Cá nhân quan sát các thí nghiệm trên máy tính, viết phương trình hóa học của phản ứng.
- Thảo luận nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng, ghi các phương trình hoá học của phản ứng vào Phiếu học tập số 1
GÓC QUAN SÁT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 NHÓM:  (Tìm hiểu tính chất hoá học của Phi kim)
STT
Tên thí nghiệm
Phương trình hóa học của phản ứng
Kết luận
1
Phản ứng của natri và khí clo
Phi kim tác dụng với . tạo thành 
2
Phản ứng của nhôm với oxi không khí
Oxi tác dụng với kim loại tạo thành .
3
Phản ứng của khí hiđro với khí oxi
Khí hiđro tác dụng với .. tạo thành
4
Phản ứng của khí hiđro với khí clo
Khí hiđro tác dụng với  tạo thành
5
Phản ứng của photpho với khí oxi
Phi kim tác dụng với oxi tạo thành 
GÓC “TRẢI NGHIỆM”
(Thời gian thực hiện tối đa 5 phút)
Nhiệm vụ 
- Thảo luận nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Cá nhân quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng. 
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, thư kí viết ý kiến chung của nhóm ghi vào phiếu học tập số 2.
GÓC TRẢI NHIỆM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 NHÓM:  (Tìm hiểu tính chất hoá học của Phi kim)
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng và phương trình phản ứng
Kết luận
1. Natri tác dụng với clo
- Cắt một mẩu nhỏ natri cho vào muôi sắt, rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
- Đốt cháy natri trên muôi sắt ngoài không khí, rồi đưa nhanh vào bình đựng khí clo.
- Quan sát hiện tượng và viết PTHH của phản ứng
Hiện tượng: .
Phương trình phản ứng
Phi kim tác dụng với  tạo thành .
2. Đồng tác dụng với khí oxi
- Dùng kẹp sắt, kẹp lá đồng rồi hơ trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng
Hiện tượng: ..
Phương trình phản ứng
.
Phi kim tác dụng với  tạo thành .
3. Clo tác dụng với hiđro
- Điều chế khí hiđro (mở khóa bình kíp đơn giản cho axit HCl chảy vào bình cầu có viên kẽm), thử khí hiđro để kiểm tra độ tinh khiết của khí.
- Đốt khí hiđro trên ngọn lửa đèn cồn ngoài không khí, rồi đưa nhanh vào bình có chứa khí clo. Sau PƯ, cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng quỳ tím để thử.
- Quan sát hiện tượng và viết PTHH của phản ứng.
* Lưu ý: Sau khi làm thí nghiệm xong, rót 1 ít dd NaOH vào bình, lắc nhẹ.
Hiện tượng: .
Phương trình phản ứng
.
Phi kim tác dụng với ..tạo thành .....
GÓC “PHÂN TÍCH”
 (Thời gian thực hiện tối đa 5 phút)
Nhiệm vụ
- Cá nhân nghiên cứu thông tin Sách giáo khoa và tài liệu phần phi kim.
- Thảo luận nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng, thống nhất ý kiến, thư kí viết ý kiến chung của nhóm vào Phiếu học tập số 3. 
GÓC PHÂN TÍCH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
 NHÓM:  (Tìm hiểu tính chất hoá học của Phi kim)
II. Phi kim có những tính chất hóa học nào?
1. Tác dụng với kim loại.
+ Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành..................
 PTHH: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_25_Tinh_chat_cua_phi_kim.doc