Giáo án môn Hóa học 9 - Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ

I. MỤC TIÊU :

 1.1 Kiến thức:

 HS biết: - Khái quát hoá các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, học sinh phân loại và phân biệt được mỗi loại hợp chất vô cơ đã học.

Học sinh hiểu :- HS hiểu sâu về tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất, viết được phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất.

 1.2. Kĩ năng :

 HS thực hiện được: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết phương trình hoá học, nhận biết hoá chất và giải thích các hiện tượng hoá học trong đời sống, sản xuất.

 HS thực hiện thành thạo : Kỹ năng giải bài tập định lượng.

 1.3. Thái độ :

Thói quen : Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn khi được vận dụng kiến thức vào giải bài tập định tính và định lượng .

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1292Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I:
 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
 Tuần 10. Tiết 18 
ND 16/10/12
I. MỤC TIÊU :
 1.1 Kiến thức: 
 HS biết: - Khái quát hoá các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, học sinh phân loại và phân biệt được mỗi loại hợp chất vô cơ đã học.
Học sinh hiểu :- HS hiểu sâu về tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất, viết được phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất.
 1.2. Kĩ năng : 
 HS thực hiện được: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết phương trình hoá học, nhận biết hoá chất và giải thích các hiện tượng hoá học trong đời sống, sản xuất.
 HS thực hiện thành thạo : Kỹ năng giải bài tập định lượng.
 1.3. Thái độ : 
Thói quen : Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn khi được vận dụng kiến thức vào giải bài tập định tính và định lượng .
 Tính cách : Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Phân loại các hợp chất vô cơ.
 Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
 3. CHUẨN BỊ 
3.1. GV: Sơ đồ thể hiện tính chất các hợp chất vô cơ, các bài tập.
3.2.HS: Kiến thức về oxit, axit, bazơ, muối.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1.. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 
 4.2. Kiểm tra miệng : Lồng ghép tiết luyện tập.
 4.3.Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: : (15 phút) Sửa bài tập cũ để học sinh rút ra kiến thức cần nhớ:
 GV gọi 1 học sinh sửa Bài tập về nhà.
Cho các chất: HCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2, H2SO4, SO2, NaHCO3, K2O, Fe2O3, H2S, Ba(OH)2, CuO, KHSO4, Fe(OH)3, CO2, HNO3. Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất trên?
GV gọi 4 học sinh sửa Bài tập 1/43.
GV tổ chức cho học sinh nhận xét để rút ra các nội dung cần nhớ.
?- Hợp chất vô cơ có mấy loại? Kể ra? Phân loại oxit, axit, bazơ, muối?
Dựa vào Bài tập 1/43, hãy nêu tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối?
Giáo viên treo sơ đồ thể hiện các hợp chất vô cơ.
3. Luyện tập:
Hoạt động 2: : (20 phút) Giải Bài tập mới:
¶- BT1: Bài tập 2/43 sách giáo khoa.
- Gọi học sinh phân tích, giải thích từng hiện tượng.
+ Dung dịch HCl tác dụng với natri hiđroxit có sinh ra khí không?
+ Khí nào làm đục nước vôi trong?
+ Dự đoán chất phản ứng với dung dịch HCl sinh ra khí CO2?
+ Muối cacbonat sinh ra do NaOH phản ứng với chất nào?
- Gọi 1 học sinh giải lên bảng.
Bài tập 2:
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch: Na2CO3, Na2SO4, Na2NO3?
GV yêu cầu HS:
?- Phân loại các chất đề bài cho?
?- Nêu điểm giống và khác nhau của 3 muối?
? Nhận biết muối nào trước? Hiện tượng gì?
? Cho biết các thuốc thử chọn để nhận biết các dung dịch muối trên?
Bài tập 3:
Dẫn 4,48 lít CO2 qua 100 g dung dịch NaOH 20%.
a. Muối gì tạo thành? Khối lượng bao nhiêu?
b. Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng?
 GV gọi 1 học sinh tóm tắt đề bài:
¶- Học sinh tìm hiểu đề, xác định hướng giải?
?- CO2 + NaOH có thể xảy ra mấy trường hợp?
+ Yếu tố nào quyết định sản phẩm phản ứng?
→ Tỷ lệ 
¶- Học sinh xác định tỷ lệ theo phương trình sau đó so sánh với đề bài.
¶- Học sinh đưa ra hướng giải cụ thể từng công thức:
+ Tìm số mol CO2, NaOH.
+ Lập tỷ lệ mol → Sản phẩm là muối gì?
+ Lập tỷ lệ mol theo phương trình hoá học → Chất dư. 
+ Tìm các đại lượng đề hỏi:
mct
mdd
m = n.M
c% = .100
mdd = mdd NaOH + mCO2 
* THGDHN: Rèn kĩ năng tính toán thành phần phần trăm về thể tích ,khối lượng nhắm nâng cao năng suất lao động .
I. SỬA BÀI TẬP:
 Oxit axit: SO2, CO2. 
 Oxit bazơ: CuO, K2O, Fe2O3. 2,5 điểm
 Axit không có oxi: HCl, H2S.
 Axit có oxi: H2SO4, HNO3. 2,5 điểm
 Bazơ tan trong nước: NaOH, Ba(OH)2.
 Bazơ không tan trong nước: Mg(OH)2, 
 Fe(OH)3. 2,5 điểm.
 Muối trung hoà: CuSO4.
 Muối axit: NaHCO3, KHSO4. 2,5 điểm
(1) Oxit (nước, axit, nước, kiềm, muối).
(2) Bazơ (axit, oxit axit, dung dịch muối).
(3) Axit (kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối).
(4) Muối (axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối, kim loại, oxit kim loại + oxit axit).
* Kiến thức cần nhớ:
- Phân loại các hợp chất vô cơ.
- Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
 +Kim loại 
 +Bazơ
 +Oxit bazơ
Oxit bazơ
Oxit axit
Muối
Bazơ
Axit
 + Axit 
 + Oxit axit 
+ Muối 
Bazơ+
t0
 + Axit 
 + Oxit axit 
 oxit bazơ+
 bazơ+
 +axit 
+ Muối
II. BÀI TẬP MỚI:
 BT1:Bài 2/43SGK
Chọn e. Vì dung dịch NaOH + HCl không tạo ra khí. Mà khí làm đục dung dịch Ca(OH)2 → Đó là CO2.Vậy hợp chất tác dụng với HCl phải là Na2CO3 nên:
2NaOH(dd) + CO2(k) → Na2CO3(dd) + H2O(l)
Na2CO3(dd)+2HCl(dd)→2NaCl(dd)+CO2(k)+H2O(l)
Bài tập 1:
+ Đánh số thứ tự 3 lọ dung dịch.
- Trích mỗi dung dịch 1 ít làm mẩu thử.
- Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào 3 mẩu. Mẩu nào sủi bọt khí thì nhận biết Na2CO3. 2 mẩu còn lại không hiện tượng.
Phương trình hoá học:
Na2CO3(dd)+2HCl(dd)→2NaCl(dd)+CO2(k)+H2O(l).
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào 2 mẩu. Mẩu nào có kết tủa trắng là Na2SO4.
Phương trình hoá học:
Na2SO4(dd)+BaCl2(dd)→2NaCl(dd) + BaSO4(r).
Mẩu còn lại không hiện tượng là NaNO3
Bài tập 2:
a. Số mol CO2: nCO2 = = 0,2 (mol).
Khối lượng NaOH: mNaOH = = 20 (g).
- Số mol NaOH: nNaOH = = 0,5 (mol).
- Ta có: n == 2.5 > 1
→ Muối tạo thành là muối Na2CO3.
PTHH:
CO2(k) + 2NaOH(dd) → Na2CO3(dd) +H2O(l).
So sánh tỷ lệ mol:
nCO2 : nNaOH = : → nNaOH dư.
nNa2CO3 = nCO2 = 0,2 (mol).
Khối lượng Na2CO3:
mNa2CO3 = 0,2.106 = 21,2 (g).
b. nNaOH pư = 2nCO2 = 2.0,2 = 0,4 (mol).
nNaOH dư = 0,5 - 0,4 = 0,1 (mol).
mdd sau pư = 100 + (0,2.44) = 108,8 (g).
mNaOH dư = 0,1.40 = 4 (g).
C%NaOHdư = .100 = 3,68%.
C%nNa2CO3 = .100 = 19,49%.
- So sánh tỷ lệ mol → Chất phản ứng dư.
mdd
 mct
. 100
C% = 
- Tìm mdd mới = Tổng khối lượng các chất phản ứng - mrắn - mkhí (nếu có).
- Tìm (chất tan, chất dư sau phản ứng).
4.4. Tổng kết :
- Qua Bài tập 2, nêu từng bước để có thể nhận biết hoá chất?
 1. Nhận biết hoá chất mất nhãn:
 - Đánh số thứ tự mỗi lọ.
 - Trích hoá chất làm mẩu thử.
 - Chọn thuốc thử thích hợp và nêu lên hiện tượng ở mỗi mẩu thử.
 - Kết luận hoá chất nhận biết.
- Giáo viên lưu ý một số thuốc thử cần dùng
- Dựa vào Bài tập 3, nêu các bước giải bài toán chưa biết sản phẩm và có tính nồng độ dung dịch các chất sau phản ứng?
2. Bài toán tính theo phương trình hoá học:
- Tìm số mol hai chất tham gia phản ứng (nA, nB).
- So sánh tỷ lệ nA : nB để xác định phản ứng tạo ra sản phẩm gì.
- Viết phương trình hoá học.
- So sánh tỷ lệ mol → Chất phản ứng dư.
mdd
 mct
. 100
C% = 
- Tìm mdd mới = Tổng khối lượng các chất phản ứng - mrắn - mkhí (nếu có).
- Tìm (chất tan, chất dư sau phản ứng).
4.5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
*Đối với bài học ở tiết học này :học nắm vững các kiến thức trọng tâm.
Bài tập về nhà: Học sinh khá, giỏi làm Bài tập 3/43 sách giáo khoa.
Bài tập: Cho các chất: CuSO4, H2SO4, Fe, Na2SO4, Ag, CO2, NaOH. Chất nào tác dụng được với: 
 a. Dung dịch NaOH? b. Cu(OH)2?
 c. Dung dịch CuSO4? d. Dung dịch BaCl2?
 *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
 - Xem lại tính chất hoá học của bazơ, muối; 
 - Cách tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, dự đoán hiện tượng thí nghiệm.
 -Chuẩn bị sẳn mẩu tường trình TN
 Chuẩn bị tiết sau thực hành.
5 PHỤ LỤC 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Luyen_tap_chuong_1_Cac_loai_hop_chat_vo_co.doc