Giáo án môn Hóa học 9 - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức: HS hiểu được:

- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng của môi trường.

- Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí và đất), và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn (thành phần các chất trong môi trường, ảnh hưởng của nhiệt độ), từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật làm bằng kim loại (ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn).

1.2. Kĩ năng

- HS biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và biết bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.

- Thực hiện tốt các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó có biện pháp bảo vệ kim loại.

- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.

1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn.

2. Trọng tâm - Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng.

 - Biện pháp chống ăn mòn kim loại.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21 – Tiết 27
Tuần dạy: 15
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức: HS hiểu được: 
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng của môi trường.
- Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí và đất), và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn (thành phần các chất trong môi trường, ảnh hưởng của nhiệt độ), từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật làm bằng kim loại (ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn).
1.2. Kĩ năng 
- HS biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và biết bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
- Thực hiện tốt các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó có biện pháp bảo vệ kim loại.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn.
2. Trọng tâm - Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng.
 - Biện pháp chống ăn mòn kim loại.
3.Chuẩn bị
3.1. Giáo viên
 Chuẩn bị trước thí nghiệm “ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại”
3.2. Học sinh: Học bài và giải các BT ở nhà, soạn và xem trước các phần trong bài mới. 
 Chuẩn bị1 số đồ dùng bị gỉ.
4. Tiến trình day học
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 91 : 92 : 93 :
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Gang, thép là gì? Gang và thép có những đặc điểm khác nhau như vậy, chúng có thành phần giống và khác nhau như thế nào ? 
2. Nguyên liệu , nguyên tắc sản xuất gang, thép. Quy trình sản xuất gang và thép. 
1. Ÿ Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% - 5%.
 Ÿ Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon dưới 2%.
 Ÿ Gang và thép có những đặc điểm khác nhau như vậy, chúng có thành phần giống và khác nhau như : Gang và thép đều là hợp kim của sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố khác, nhưng lượng C trong gang từ 2% 5%, còn thép ít hơn dưới 2%).
2. Sản xuất gang: 
Ÿ Nguyên tắc: Dùng C0 khư sắt 0xit ở nhiệt độ cao trong lò cao)
Ÿ Quá trình sản xuất gang : Nguyên liệu đưa vào lò cao qua miệng lò xếp thành từng lớp xen kẽ nhau, không khí nóng thổi từ 2 bên lò từ dưới lên.
PT: C + 02 C02.
 C + C02 2C0.
Khí C0 khử sắt 0xit trong quặng thành sắt.
3C0 + Fe203 2Fe + 3C02.
Mn02, Si02 Mn, Si , 
 Sản xuất thép : 
Ÿ Nguyên tắc : Khí 02 hóa thành sắt thành sắt 0xit Fe0., Fe0 0xi hóa C, MN, Si,S, P )
Ÿ Quá trình sản xuất : Fe0 + C Fe + C0. (sản phẩm thu được là thép).
3
3
4
6
4
4.3. Bài mới
GV giới thiệu bài: Hàng năm thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn . Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn ?
Hoạt động của gv và hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là sự ăn mòn kim loại.
GV dùng 1 số vật mẫu: đồ dùng là kim loại bị gỉ (dao gỉ , đinh gỉ, nêu VD khác như song cửa sổ, biển lớp) và gọi HS nêu thế nào là sự ăn mòn kim loại..
GV giải thích về sự ăn mòn của kim loại và gọi HS đọc lại nội dung trong SGK phần I.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Ÿ Thí nghiệm : Dùng 4 chiếc đinh sắt loại nhỏ, 1 ít Ca0, dầu nhờn, dung dịch muối ăn, nước cất.
Tiến hành: 
a. Đinh sắt trong không khí khô: Cho mẫu Ca0 vào 1 lọ có nút, cho chiếc đinh sắt vào và đậy chặt nút lại.
b. Đinh sắt ngâm trong cốc nước cất: đổ 1 lớp dầu nhờn hoặc dầu ăn lên trên mặt.
c. Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn.
d. Đinh sắt ngâm trong cốc nước có tiếp xúc với không khí.
GV: Cho học sinh quan sát các thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn và nêu hiện tượng.
Ÿ Ống 1: Đinh sắt không bị ăn mòn.
Ÿ Ống 2 : Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn.
Ÿ Ống 3 : Đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị ăn mòn nhanh.
Ÿ Ống 4 : Đinh sắt bị ăn mòn chậm.
- Vậy từ các thí nghiệm trên chúng ta sẽ rút ra được kết luận gì ?
GV nêu: Ở nhiệt độ cao, sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
VD: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
VD: Kẹp sắt dùng để gắp than cho vào lò hay lấy ra thường ngày thường xuyên được tiếp xúc với nhiệt độ nên dể bị gỉ.
Ÿ Vậy nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại hay không ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
Ÿ Vì sao phải bảo vệ kim loại để các đồ vật bằng kim loại xài thường ngày không bị ăn mòn ?
HS: Các nhóm nhỏ thảo luận và nêu, nhóm khác nhận xét, GV sửa chữa.
Gọi HS đọc thêm phần : “ Em có biết ” quy trình bảo vệ 1 số máy móc.
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại 
 Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
 1. Aûnh hưởng của các chất trong môi trường
 Thí nghiệm:
 Hiện tượng :
Kết luận: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
2. Aûnh hưởng của nhiệt độ 
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại .
III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn 
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
VD: Sơn, mạ, bôi trơn dầu mỡ lên bề mặt kim loại.
 Để kim loại ở nơi khô ráo, thoáng mát, thường lau chùi sạch sẽ.
 Rửa dụng cụ sạch rồi mới bôi dầu.
- Chế tạo kim loại ít bị ăn mòn.
VD: Cho thêm vào thép 1 số kim loại như: Crom, Niken, 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố.
1. Sự ăn mòn kim loại là:
Sự phá hủy kloại và hợp kim do kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường.
Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tiếp xúc với các chất có môi trường axit trong tự nhiên.
Sự tác dụng của kim loại và hợp kim với các chất trong không khí. ( Phương án B)
2. Trong không khí chủ yếu có: 02, C02, hơi nước và 1 số tạp chất khí khác.. Nếu để 1 miếng sắt trong không khí, miếng sắt bị ăn mòn là do:
Sự phá hủy của môi trường và hơi nước.
Sự 0xi hóa của 0xi.
Tác dụng hóa học của khí C02.
Cả 3 phương án A, B, C.
Cả 2 phương án A, B. ( Phương án D).
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài theo câu hỏi SGK, làm BT 4, 5 trang 67 SGK.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập chương II : kim loại ” 
 Ôn các kiến thức cơ bản trong chương và các dạng BT đã học:
+ Tính chất hóa học của kim loại.
+ Tính chất hóa học của nhôm.
+ Tính chất hóa học của sắt.
5. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 21 Su an mon kim loai va bao ve kim loai khong bi an mon_12174281.doc