Giáo án môn Hóa học 9 - Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

I. MỤC TIÊU :

 1.1. Kiến thức:

HS biệt: Biết được : mục đích ,các bước tiến hành ,kĩ thuật thực hiện các TN

HS hiểu : -Nhôm tác dụng với oxi

 - Sắt tác dụng với lưu huỳnh .

 - Nhận biết kim loại nhôm và sắt .

 1.2. Kĩ năng :

 HS thực hiện được: - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn ,thành công các TN trên .

 HS thực hiện thành thạo : - Quan sát mô tả ,giải thích hiện tượng TN và viết được các PTHH.

 - Viết tường trình TN

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2816Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 .Tiết 29 
THỰC HÀNH: 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
 ND:22/11/12
I. MỤC TIÊU :
 1.1. Kiến thức: 
HS biệt: Biết được : mục đích ,các bước tiến hành ,kĩ thuật thực hiện các TN 
HS hiểu : -Nhôm tác dụng với oxi 
 - Sắt tác dụng với lưu huỳnh .
 - Nhận biết kim loại nhôm và sắt .
 1.2. Kĩ năng :
 HS thực hiện được: - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn ,thành công các TN trên .
 HS thực hiện thành thạo : - Quan sát mô tả ,giải thích hiện tượng TN và viết được các PTHH. 
 - Viết tường trình TN
 1.3. Thái độ :
 Thói quen: - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
Tính cách: - Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Phản ứng của nhôm với oxi 
 Phản ứng của sắt với lưu huỳnh 
 Nhận biết nhôm và sắt 
3. CHUẨN BỊ :
 3.1. GV: - Hoá chất: Bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, dung dịch NaOH.
 - Dụng cụ: Ống hút, ống nghiệm, đèn cồn, muỗng thuỷ tinh, kẹp gỗ, đế sứ.
 3.2. HS: Kiến thức về tính chất của nhôm, sắt,baõn töôøng trình
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4. 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS (3 phút)
- Giáo viên ổn định vị trí thực hành các nhóm.
- Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành và một số lưu ý về an toàn khi thí nghiệm.
- Các nhóm kiểm tra dụng cụ, hoá chất của nhóm. 
 4.2. Kiểm tra miệng : . Ôn các kiến thức cơ bản (7 phút )
? - Nêu tính chất hoá học của nhôm?
¶- Nhôm tác dụng với phi kim (O2, Cl2, S), tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối, kiềm.
?- Nêu tính chất hoá học của sắt?
¶- Sắt tác dụng được với phi kim (O2, Cl2, S), tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối
?- So sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt?
¶- + Giống: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
 + Khác: Nhôm tác dụng được với dung dịch kiềm còn sắt không phản ứng.
4.3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: TN1: (7 phút) Tác dụng của nhôm với oxi:
Mục tiêu : 
KN:HS tiến hành được thí nghiệm đốt bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn ,quan sát hiện tượng và rút ra được kết luận .
GV hướng dẫn HS làm TN
- Lấy ½ thìa bột nhôm cho vào bìa cứng, gõ nhẹ để bột nhôm rơi đều trên ngọn lửa đèn cồn. 
?Quan sát hiện tượng, cho biết trạng thái, màu sắc các chất? 
? Giải thích và viết phương trình hoá học? 
?Cho biết vai trò của Al trong phản ứng?
- Các nhóm làm thí nghiệm, chú ý trạng thái, màu sắc hoá chất.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai cho học sinh khi thao tác thí nghiệm.
? Viết phương trình hoá học xác định vai trò của nhôm trong phản ứng?
TN1: Tác dụng của nhôm với oxi:
HS làm TN theo nhóm và trả lời các câu hỏi .
Nhôm cháy, loé sáng tạo thành chất rắn màu trắng
Do Al tác dụng với O2 không khí tạo ra Al2O3 màu trắng và phản ứng toả nhiệt.
Phương trình hoá học:
t0
 4Al + 3 O2 → 2Al2O3
Trắng Không màu Trắng
Nhôm bị oxi hoá bởi oxi nên nhôm giữ vai trò là chất khử trong phản ứng.
Hoạt động 2: TN2: (7phút )
 Tác dụng của sắt với lưu huỳnh:
Mục tiêu : 
KN:HS tiến hành được thí nghiệm đốt hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh , quan sát hiện tượng và rút ra được kết luận .
GV hướng dẫn HS làm TN
- Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
? Quan sát hiện tượng.
?Cho biết màu sắc mỗi chất trong phản ứng? 
?Giải thích và viết PTHH?
- Gọi 1 học sinh trộn hỗn hợp theo đúng tỷ lệ, cho học sinh quan sát màu sắc mỗi chất, trạng thái các chất trước, sau khi đun.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên: Thử nghiệm bằng nam châm với hỗn hợp và sản phẩm phản ứng.
- Các nhóm báo cáo hiện tượng
TN2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh:
HS làm TN theo nhóm và trả lời các câu hỏi .
Hỗn hợp có sắt nên bị nam châm hút.
- Đun: Sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh tạo ra FeS có màu đen và là muối nên không nhiễm từ.
Phương trình hoá học:
t0
 Fe + S → FeS._
Trắng Vàng Đen xám
Hoạt động 3: TN3: (7 phút)
 Nhận biết hai kim loại nhôm và sắt:
Mục tiêu : 
KN:Hsbiết cách tiến hành TN cho NaOH vào 2 ống nghiệm đựng Al., Fe ,quan sát hiện tượng và rút ra được kết luận .
GV hướng dẫn HS làm TN
- Gọi các nhóm trình bày cách làm bài tập về nhà.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra cách tiến hành:
+ Đánh số thứ tự từng kim loại.
+ Trích mỗi kim loại 1 ít vào lỗ đế sứ.
+ Nhỏ 3-4 giọt dung dịch NaOH vào từng mẩu thử.
- Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại hiện tượng, sau đó ghi vào nhãn mỗi lọ hoá chất.
- Giáo viên kiểm tra kết quả các nhóm.
TN3: Nhận biết hai kim loại nhôm và sắt:
HS làm TN theo nhóm và trả lời các câu hỏi .
- Mẩu có khí bay lên là Al.
- Mẩu không hiện tượng là Fe.
Vì Al phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí H2 còn Fe thì không phản ứng với dung dịch NaOH.
 4.4. Tổng kết : (10 p)
- Rút ra kết luận về tính chất giống, khác nhau của nhôm và sắt?
- Học sinh thu dọn và vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
- Học sinh hoàn chỉnh "Bản tường trình" theo mẫu.
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
Nắm vững các bước tiến hành các TN,hiện tượng xảy ra và viết PTPU xảy ra .
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Ôn lại tính chất của kim loại.
- Chuẩn bị bài "Tính chất chung của phi kim".
- Học sinh xem lại: Tính chất hoá học của kim loại, của oxi, của hiđro.
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_23_Thuc_hanh_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_nhom_va_sat.doc