Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 14: Tính chất hoá học của muối

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Hs biết được:

- Tính chất hóa học của muối: Tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân hủy

- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.

 2. Kỹ năng:

- Tiến hành 1 số thí nghiệm hoặc từ các tính chất đã biết rút ra tính chất hóa học của muối.

- Viết được các pthh minh họa

- Biết xét các cặp chất cụ thể có xảy ra phản ứng hay không

 3. Giáo dục: Tính cẩn thận trong công việc, lòng yêu thích bộ môn. Tính tự học tự nghiên cứu

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1786Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 14: Tính chất hoá học của muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09/10/2015 (Lớp 9A) - Dạy chuyên đề theo PP Bàn tay nặn bột
Tiết 14: tính chất hoá học của muối
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Hs biết được:
- Tính chất hóa học của muối: Tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân hủy
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
 2. Kỹ năng: 
- Tiến hành 1 số thí nghiệm hoặc từ các tính chất đã biết rút ra tính chất hóa học của muối.
- Viết được các pthh minh họa
- Biết xét các cặp chất cụ thể có xảy ra phản ứng hay không
 3. Giáo dục: tính cẩn thận trong công việc, lòng yêu thích bộ môn. Tính tự học tự nghiên cứu 
II. Đồ dùng dạy học.
 1. Hoá chất và dụng cụ:
- Hóa chất: Cu, ddAgNO3, ddBaCl2, ddH2SO4, ddCuSO4, ddNaOH, CaCO3
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút.
 2. Các đồ dùng khác: Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
(?) Nêu tính chất hoá học của Ca(OH)2 và viết phương trình minh hoạ tính chất đó?
(?) Làm bài tập 1 (sgk/30) 
2. Vào bài: 
 - GV cho hs quan sát các chất ở bài 1 sgk thuộc loại muối => Muối có những tính chất hóa học nào? Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì?
3. Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (1p)
- GV: Chiếu hình ảnh của 1 số muối
- GV: Chúng ta đã biết về thành phần, tên gọi, một số tính chất của muối ở lớp 8 và lớp 9.
(?) Muối có những tính chất hóa học nào?
Hoạt động 2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh (5p)
- Trước khi tìm hiểu tính chất hóa học của muối. GV yêu cầu hs nhớ lại cách tra bảng tính tan
- GV: Chiếu bảng tính tan 
(?) Nêu nhận xét về tính tan của muối Cl, muối SO4, muối NO3...?
- GV: Nêu câu hỏi
(?) Dựa vào kiến thức cũ em hãy dự đoán muối có những tchh nào? (ở phần oxit, axit, bazo ở lớp 9)
- GV: Cho hs quan sát lại phản ứng ở bài tập 1 và hướng dẫn hs nhớ lại p/ứ phân hủy ở lớp 8 để hs rút ra tính chất muối bị nhiệt phân hủy
- GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại có thể nêu và viết PTHH minh họa 1 số tính chất của muối
- GV: Yêu cầu hs ghi tất cả các ý kiến và gộp lại thành ý kiến chung
Hoạt động 3: Đề xuất các câu hỏi (5p)
- GV: Cho hs suy nghĩ, thảo luận theo nhóm đề xuất các câu hỏi nghiên cứu.
(?) Em còn băn khoăn thắc mắc gì về tính chất của muối?
- GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo trước lớp các câu hỏi của mình
- GV: Cùng hỗ trợ hs để có câu hỏi phù hợp, có thể trả lời bằng thí nghiệm và xoáy vào nội dung bài học
- GV: Ghi câu hỏi lên bảng
\
Hoạt động 4: Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu (10p)
(?) Để trả lời cho các câu hỏi băn khoăn thắc mắc ở trên chúng ta cần làm gì?
- GV: Chiếu các dụng cụ hóa chất dùng trong toàn bài
- GV: Yêu cầu hs suy nghĩ cá nhân, thảo luận trong nhóm để đề xuất các thí nghiệm sao cho mỗi thí nghiệm có thể trả lời 1 câu hỏi. Nhóm nào thắc mắc câu hỏi nào thì tự thiết kế thí nghiệm để trả lời cho câu hỏi đó.
- GV: Hỗ trợ để đưa ra các thí nghiệm đảm bảo: thực hiện trực tiếp, an toàn, kết quả rõ ràng có thể trả lời cho câu hỏi đặt ra.
- GV: Cho hs trình bày vào bảng nhóm câu hỏi và thí nghiệm thiết kế của mình treo trước lớp.
*) Tiến hành thí nghiệm
- GV: Trước khi tiến hành thí nghiệm em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm.
- GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận để rút ra một số dự đoán phù hợp
- GV: cho hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm để kiểm chứng dự đoán.
- GV: Cho Hs lên lấy dụng cụ hóa chất phù hợp
- GV: Theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, uốn nắn những thao tác chưa chuẩn của học sinh
- GV: yêu cầu hs phân công các thành viên trong nhóm: Thực hiện thí nghiệm, quan sát, giải thich hiện tượng và viết pthh nếu có 
- GV: Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả kèm theo sản phẩm thí nghiệm, thảo luận toàn lớp
Hoạt động 5: Kết luận kiến thức mới (5p)
- GV: Trên cơ sở kết quả của mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu hs suy nghĩ đưa ra kết luận về mỗi tính chất hóa học của muối.
- GV: Chuẩn kiến thức theo kết luận của học sinh và ghi tóm tắt lên bảng
- GV: Yêu cầu hs so sánh kết luận với ý kiến ban đầu của mình về tính chất hóa học của muối và rút ra điểm mới đã tìm được
Hoạt động 6: Phản ứng trao đổi (6p)
- GV: Cho hs quan sát lại các pthh về tính chất của muối
(?) Trong các phản ứng trên các thành phần hóa học của chất trước và sau phản ứng như thế nào?
- GV: Hướng dẫn hs quan sát có thể biểu diễn sự thay đổi bằng phấn màu
- GV: Các phản ứng đó là phản ứng trao đổi
(?) Phản ứng trao đổi là gì?
(?) Trong các p/ứ trên em hãy nhận xét các chất sản phẩm có đặc điểm gì?
- GV: Đặc điểm của chất sản phẩm chính là điều kiện để p/ứ trao đổi xảy ra
(?) Vậy điều kiện cho p/ứ trao đổi xảy ra là gì?
- GV: Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học có thể hệ thống bằng sơ đồ tư duy
- Hs theo dõi
- HS theo dõi bảng tính tan và rút ra nhận xét
- HS: Dự đoán các tính chất hóa học của muối
- HS: Có thể nêu các ý kiến khác nhau
- HS: Ghi lại tất cả các ý kiến và gộp lại thành ý kiến chung
+) Muối có thể t/d với axit -> muối mới + axit mới
VD: P/ứ ở phần điều chế SO2 và t/c hóa học của axit
+) Hai dd muối có thể p/ứ với nhau 
VD: P/ứ nhận biết muối sunfat = dd BaCl2
+) Dd muối có thể t/d với dd bazo
+) Muối có thể bị phân hủy khi nung nóng
- HS: Suy nghĩ theo nhóm đề xuất các câu hỏi
- HS: Mỗi nhóm có thể đề xuất nhiều câu hỏi khác nhau
- HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét và chọn ra một số câu hỏi dùng để nghiên cứu tính chất hóa học của muối
(?1) Muối tan và không tan trong nước có thể t/d với axit như thế nào? Cần điều kiện gì để phản úng xảy ra?
(?2) Muối tan và không tan trong nước t/d với bazo như thế nào? Cần đ/k gì để p/ứ xảy ra?
(?3) Muối t/d với muối khác như thế nào? Cần điều kiện gì để p/ứ xảy ra?
(?4) Muối có tác dụng với kim loại không? Mọi p/ứ của muối với k/l đều có thể xảy ra không?
(?5) Có phải tất cả các muối đều bị nhiệt phân hủy không?
- HS: Ghi câu hỏi của nhóm mình vào bảng nhóm
- HS: Thiết kế và làm thí nghiệm 
- HS: Các nhóm lựa chọn dụng cụ và hóa chất phù hợp trên máy chiếu
- HS: Đề xuất thí nghiệm trình bày trên bảng nhóm rồi treo lên bảng trước lớp
- HS: Có thể nêu các dự đoán khác nhau với mỗi thí nghiệm
- HS: Ghi các dự đoán vào nháp hoặc vở thí nghiệm.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, thảo luận toàn lớp
- HS: suy nghĩ đưa ra kết luận về mỗi tính chất hóa học của muối
- HS: Tham khảo thêm thông tin SGK để có cơ sở đầy đủ hơn rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối.
- HS: So sánh
- Đại diện nhóm trình bày chia sẻ thông tin. HS thảo luận về kết luận để thống nhất về kiến thức mới
- HS quan sát p/ứ
- HS: Trong các p/ứ trên các chất tham gia đã trao đổi thành phần cho nhau để tạo ra chất mới
- HS: Nêu khái niệm p/ứ trao đổi
- HS: là chất kết tủa hoặc chất khí
- HS: Sản phẩm tạo thành là chất không tan hoặc bay hơi
I. Tính chất hoá học của muối.
1. Muối tác dụng với kim loại
à dd muối + KL à muối mới + Kl mới.
Cu+2AgNO3àCu(NO3)2 + 2Ag
- Phản ứng xảy ra tương tự : Zn, Fe, Al...
*Đk: Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối.
2. Muối tác dụng với axit.
KL: Muối + axit à muối mới + axit mới.
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2 HCl
*ĐK: Muối tạo thành không tan hoặc axit phải bay hơi.
3. Muối tác dụng với muối.
- KL: 2 dd muối tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
AgNO3+NaCl à AgCl + NaNO3
*ĐK: 1 trong 2 muối hoặc cả 2 muối không tan.
4. Muối tác dụng với dd bazơ.
Kl: Muối + bazơ à Muối mới + bazơ mới.
CuSO4+2NaOHàCu(OH)2+Na2SO4 
*ĐK: Muối hoặc bazơ sinh ra phải không tan.
5. Phản ứng phân huỷ muối.
- Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3...
2KClO3 à 2KCl + 3 O2	
CaCO3 à CaO + CO2.
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
1. Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối.
Cú sự trao đổi cỏc thành phần với nhau tạo ra hợp chất mới
Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2 HCl
AgNO3+ NaCl à AgCl + NaNO3
2. Phản ứng trao đổi.
- Là phản ứng hoá học trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
- Phản ứng trao đổi trong dd của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
* Chú ý: phản ứng trung hoà cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Ca(OH)2 + H2SO4 à CaSO4+ 2H2O
IV. Luyện tập củng cố. (8p)
1. Tóm tắt nội dung chính: học sinh Theo dõi trên máy chiếu: Sơ đồ tính chất hóa học của muối
2. Luyện tập : 
Bài 5 sgk:
đáp án c.
Vì Fe đứng sau đồng nên đẩy đồng ra khỏi muối.
PT: Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu.
Bài 4 sgk tr 33: Cho hs hoạt động nhóm và chấm chéo kết quả của mỗi nhóm
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- GV hướng dẫn hs làm Bài tập 6 SGK/t33
- Làm bài tập vở bài tập. Học thuộc tính chất hóa học của muối
 - Đọc trước bài “một số muối quan trọng”
 Bảng nhóm: 
Câu hỏi
Tiến hành thí nghiệm 
Hiện tượng, giải thích- PTHH
Kết luận kiến thức mới
*********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_9_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_muoi_theo_pp_ban_tay_nan_bot_cuc_chuan.docx