Giáo án môn Hóa học 9 - Tính chất của phi kim

1. MỤC TIÊU :

 1.1. Kiến thức:

HS biết: - Tính chất vật lý của phi kim.

 HS hiểu : - Tính chất hoá học của phi kim là tác dụng với kim loại, với oxi, với hiđro.

 - Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh ,yếu của một số phi kim .

 1.2. Kĩ năng :

HS thực hiện được: - Quan sát TN hình ảnh TN và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim .

HS thực hiện thành thạo : - Viết được các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim.

- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học .

 1.3. Thái độ :

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2050Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tính chất của phi kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
 CHƯƠNG III:
 Tuần 16. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
Tiết 30 
ND:27/11/12
1. MỤC TIÊU :
 1.1. Kiến thức:
HS biết: - Tính chất vật lý của phi kim.
 HS hiểu : - Tính chất hoá học của phi kim là tác dụng với kim loại, với oxi, với hiđro.
 - Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh ,yếu của một số phi kim .
 1.2. Kĩ năng : 
HS thực hiện được: - Quan sát TN hình ảnh TN và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim .
HS thực hiện thành thạo : - Viết được các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim. 
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học .
 1.3. Thái độ :
Thói quen: - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập hoá học.
Tính cách: - Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.
 - Giúp học sinh biết một số hoá chất độc để các em cẩn thận khi làm thí nghiệm
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
Tính chất hóa học chung của phi kim 
3. CHUẨN BỊ :
 3.1.GV: - Hoá chất: S, C, P, khí H2.
 - Dụng cụ: Đèn cồn, sơ đồ phản ứng của hiđro với clo.
 3.2. HS: Kiến thức về tính chất hoá học của oxi, của hiđro, của kim loại đã học
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện HS
 4.2. Kiểm tra miệng: (5 p)
?- Viết tên, kí hiệu hoá học, hoá trị của 8 nguyên tố phi kim? 10 điểm.
 ¶- Lưu huỳnh (S: II, IV, VI); Nitơ (N: III, V);
Oxi (O: II); Cacbon (C: II, IV); Clo (Cl: I).
Flo (F: I); Hiđro (H: I); Photpho (P: III, V). 10 điểm.
4.3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 1: (5 p)Tìm hiểu tính chất vật lý của phi kim:
Mục tiêu : 
KT:HS biết tính chất vật lí của phi kim
Vào bài : Chúng ta đã biết về một số phi kim khi tìm hiểu về kim loại. Vậy các phi kim đó có tính chất vật lí nào ta cùng tìm hiểu 
 Giáo viên cho học sinh quan sát các hoá chất: C, S, P, H2.
¶- Nhận xét về trạng thái mỗi chất?
- Giáo viên dùng bút thử điện vào phi kim.
- Nhận xét về khả năng dẫn diện, dẫn nhiệt của phi kim?
?- Nêu các tính chất vật lý của phi kim?
GV: Một số phi kim độc: clo, brôm, iốt.
HĐ 2: (20 p) Tìm hiểu tính chất hoá học của phi kim:
Mục tiêu : 
KT:HS biết được các tính chất hóa học của phi kim là tác dụng với kim loại, với oxi, với hiđro.
.
KN:Viết dược các phương trình phản ứng xảy ra .
Vào bài : các phi kim đó có tính chất hóa học gì chúng ta sẽ tìm hiểu .
Nhớ lại tính chất hoá học của oxi, hiđro, kim loại. Các nhóm thảo luận (3').
+ Viết tất cả các phản ứng hoá học, trong đó có phi kim tham gia phản ứng với đơn chất?
¶- Các nhóm ghi nhận kết quả, báo cáo.
?- Phi kim có thể tác dụng với những hoá chất nào?
¶- HS liệt kê các phản ứng của phi kim với kim loại, với khí hiđrô, với khí oxi
?- Những phi kim nào tác dụng được với kim loại?
¶- Cl2, S, O2
?- Oxi tác dụng với kim loại tạo thành sản phẩm gì? Viết PTHH?
- Với mỗi phi kim S, Cl2, O2 cho học sinh viết 2 PTHH.
?- Phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành sản phẩm gì? Viết PTHH?
Giáo viên gợi ý để học sinh mô tả phản ứng giữa H2 với O2 đã học ở lớp 8.
- Gọi học sinh viết PTHH?
Giáo viên mô tả phản ứng giữa Cl2 và H2, đặt vấn đề:
+ Tại sao màu vàng khí clo biến mất?
+ Khói màu trắng là chất nào?
+ Tại sao quỳ tím hoá đỏ?
Gọi học sinh viết phương trình hoá học của Cl2, F2 với H2?
- Rút ra kết luận chung?
?- Gọi 2 học sinh làm thí nghiệm đốt P, S trên ngọn lửa đèn cồn?
¶- Nhận xét hiện tượng và giải thích
 - Viết PTHH, ghi trạng thái chất
¶- Rút ra nhận xét chung.
Nhận xét hóa trị của sắt trong sản phẩm phản ứng của sắt với Cl2, S, O2?
?- Viết phương trình hoá học của Fe với Cl2, S, O2?
?- So sánh độ hoạt động của Cl, S, O?
→ Cl > O > S.
- So sánh khả năng hoạt động của Cl và F?
→ F > Cl.
?- Rút ra thứ tự khả năng hoạt động tăng dần của Cl, O, S, F?
?- Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét dựa vào phản ứng nào của phi kim?
Giáo viên giới thiệu khả năng hoạt động của một số phi kim.
I. PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ NÀO?
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, C, P), lỏng (dung dịch Br2, dung dịch I2), khí (H2, O2, Cl2).
Phần lớn phi kim không dẫn điện, nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp
II. PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HOÁ HỌC NÀO?
1. Tác dụng với kim loại:
- Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
t0
 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Trắng xám Vàng Nâu đỏ.
t0
 Fe + S → FeS.
 Trắng xám Vàng Đen.
- Oxi tác dụng với kim loại tạo oxit:
t0
 2Zn + O2 → 2ZnO
 Trắng xám Không màu Trắng
2. Tác dụng với hiđro:
t0
 O2 + 2H2 → 2H2O.
t0
 Cl2 + H2 → 2HCl
t0
 bóng tối
 F2 + H2 → 2HF 
* Kết luận: Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi:
t0
 O2 + S → SO2
 Không màu Vàng Không màu.
t0
 4P + 5O2 → 2P2O5
 Đỏ Không màu Trắng
Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
4. Mức độ hoạt động hoá học của một số phi kim:
Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với kim loại, với hiđro
+ Phi kim hoạt động mạnh: F, Cl, O.
+ Phi kim hoạt động yếu: S, C, P, Si
 4.4. Tổng kết : (12 p)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK tóm tắt nội dung theo sơ đồ tư duy .
Các nhóm làm Bài tập 4/76 sách giáo khoa.
t0
bóng tối
 F2 + H2 2HF
t0
 S + O2 → SO2
t0
 Fe + S → FeS
t0
 C + O2 → CO2
t0
 H2 + S → H2S.
BTVN : Ñoát 2,3 g kim loaïi Na trong bình ñöïng khí clo tạo thành muối có màu trắng .tính khối lượng của clo tham gia phản ứng và khối lương của muối được tạo thành .
 GV yêu cầu HS tóm tắt và về nhà giải tiết sau lên bảng sửa .
Nhận xét tiết học.
4.5. Hướng dẫn hs tự học : (5 p)
*Đối với bài học ở tiết học này :
- Học nắm vững các tính chất vật lí ,hóa học chung của phi kim 
 - . BTVN: Bài tập 3, 5, 6/76 SGK.
Giáo viên gợi ý: Bài tập 5, 6.
+ Viết các phương trình hoá học xảy ra.
+ Tìm số mol sắt, lưu huỳnh, so sánh tỷ lệ mol.
+ Xác định thành phần của A, của B.
**Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
 - Chuẩn bị bài "Clo".
+ Viết phương trình hoá học của clo với kim loại, với hiđro?
+ Liên hệ các ứng dụng của clo để tìm ra tính chất hoá học?
 5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_25_Tinh_chat_cua_phi_kim.doc