Giáo án môn học Tin học khối 11 - Bài 7: Ôn lại một số kiến thức cơ bản

I.MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức:

 Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của của hệ soạn thảo văn bản.

 Các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.

 Hiểu được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản

2.Về kỹ năng:

• Học sinh phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.

• Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, sửa chữa trong văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.

3.Về thái độ: Học sinh có ý thức hơn trong việc soạn thảo văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Phòng máy, sách nghề Tin học văn phòng 11.

2.Học sinh: Xem trước bài 7

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 6985Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tin học khối 11 - Bài 7: Ôn lại một số kiến thức cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 11A1:.
Lớp 11A2:.
Lớp 11A3:.
Lớp 11A4:.
Tiết PPCT: 17,18,19
Phần 3. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD
Bài 7. ÔN LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.MỤC TIÊU: 
1.Về kiến thức: 
Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của của hệ soạn thảo văn bản. 
Các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
Hiểu được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản
2.Về kỹ năng: 
Học sinh phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.
Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, sửa chữa trong văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
3.Về thái độ: Học sinh có ý thức hơn trong việc soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: Phòng máy, sách nghề Tin học văn phòng 11.
2.Học sinh: Xem trước bài 7
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Phương pháp thuyết trình – giảng giải, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài học sinh trả lời câu hỏi: Trong Windows Explore, làm cách nào để hiển thị thông tin dưới dạng:
Các biểu tượng lớn? (HS nêuView\Tiles)
Các biếu tượng nhỏ? (HS nêuView\Icons)
Danh sách? (HS nêu View\List)
Danh sách chi tiết? (HS nêu View\Details)
3.Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Nhắc lại một số khái niệm kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Chiếu lên màn nội dung cần điền vào chỗ trống. Yêu cầu HS lần lượt nêu nội dung cần điền.
GV: Nhận xét và bổ sung.
Thảo luận và điền vào chỗ trống.
I.	NHẮC LẠI:
1.	Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang:
- Thành phần cơ bản trong văn bản là các kí tự.
- Một hoặc vài kí tự ghép lại với nhau thành một từ. Các từ được phân biệt bởi dấu cách hay còn gọi là kí tự trống (space).
- Tập hợp các từ được kết thúc bởi một trong các dấu chấm câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) gọi là câu.
- Tập hợp các kí tự nằm trong cùng một đường cơ sở từ bên trái sang bên phải màn hình soạn thảo hoặc trang in gọi là một dòng.
- Nhiều câu liên tiếp nhau, tương đối hoàn chỉnh về ý nghĩa tạo thành một đoạn văn bản. Trong word, đoạn văn bản được định nghĩa bằng cách nhấn phím Enter.
- Phần văn bản thấy được tại một thời điểm trên màn hình gọi là trang màn hình.
- Phần văn bản thiết kế để in trên một trang giấy gọi là trang văn bản.
Hoạt động 2: Trình bày một số quy tắc gõ văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Đặt câu hỏi lần lượt cho học sinh trả lời.
D6 Cách gõ các dấu câu? 
D7 Cách gõ các dấu đóng ngoặc? 
D8 Cách gõ các dấu mở ngoặc hoặc mở nháy? 
GV: Lần lượt chiếu nội dung kiến thức lên màn. dùng tệp văn bản word, cố đặt các dấu sai nguyên tắc để minh họa những khuyết điểm không nên có trong văn bản word. 
HS nêu: sát từ trước nó, cách từ sau nó một kí tự trống.
HS nêu: sát từ trước nó, cách từ sau nó một kí tự trống.
HS nêu: sát từ sau nó, cách từ trước nó một kí tự trống.
HS: thảo luận và thực hiện theo yêu cầu và ghi chép.
2.	 Một số quy tắc gõ văn bản: 
·1	Các dấu câu như: “.”, “,”, “;”, “!”, “?”, các dấu đóng ngoặc như: “)”, “]”, “}”, “>” và các dấu đóng nháy như: “’”, “”” phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách (nếu còn nội dung).
·2	Các dấu mở ngoặc như: “(”, “[”, “{”, “<” và các dấu mở nháy như: “‘”, “”” phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. 
Hoạt động 3: Trình bày các thao tác biên tập trong văn bản và cách soạn thảo văn bản chữ Việt.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: lần lượt chiếu từng đoạn phim, hỏi:
D1.Tổ hợp phím nào giúp ta chọn toàn văn bản?
D2.Tổ hợp phím nào giúp ta chọn kí tự bên phải/trái con trỏ?
D3.Tổ hợp phím nào giúp ta chọn từ vị trí con trỏ đến cuối/đầu từ?
D4.Tổ hợp phím nào giúp ta chọn từ vị trí con trỏ đến đầu/cuối dòng?
Hướng dẫn HS khởi động UNIKEY.
Cho HS làm mẫu.
Lưu ý HS cách chọn phông chữ và bảng mã cho phù hợp
Thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi.
Lưu ý cách chọn phông chữ và bảng mã cho phù hợp.
3. Các thao tác biên tập trong văn bản
Thao tác nhanh
Chọn văn bản bằng bàn phím
Sử dụng nút lệnh trên thành công cụ: 
Tổ hợp phím
 Chọn đối tượng: Trước khi tác động lệnh đến đối tượng nào cần phải chọn (đánh dấu) đối tượng đó.
 Sao chép (Copy): Sao chép nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm.
 Cắt (Cut): Lưu nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm đồng thời xoá nội dung đó khỏi văn bản hiện thời.
 Dán (Paste): Lấy nội dung từ bộ nhớ đệm ra và chèn(“dán”) vào văn bản từ vị trí con trỏ hiện thời.
 Thao tác nhanh - Chọn văn bản bằng bàn phím (SGK).
 Các lệnh biên tập thực hiện bằng tổ hợp phím.
4. Soạn thảo văn bản chữ Việt
Ä Để soạn thảo được văn bản chữ Việt, cần có:
Chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt: Unikey, Vietkey (đã được cài đặt và bật chức năng gõ chữ tiếng Việt).
Một số phông chữ tiếng Việt (đã được cài đặt).
Ä Thao tác qua máy chiếu để HS biết, mặc dù đã cài đặt chương trình tiếng Việt nhưng chưa bật chức năng gõ tiếng Việt thì chưa thể gõ tiếng Việt.
Hoạt động 4: CÁC CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ VĂN BẢN TRÊN MÀN HÌNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
	Cách chọn chế độ hiển thị văn bản? 
	Cách chọn nhanh chế độ hiển thị văn bản? 
	Cách phóng to, thu nhỏ các chi tiết trên màn hình? 
HS: Trả lời câu hỏi.
Thực hiện trực tiếp 
II.	CÁC CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ VĂN BẢN TRÊN MÀN HÌNH:
1.	Chọn chế độ hiển thị văn bản: 
-	Mở bảng chọn View, chọn dòng lệnh thích hợp:
 Hiển thị văn bản dưới dạng đã đơn giản hóa.
 Xem bố trí văn bản trên toàn trang.
 	 Xem cấu trúc của một văn bản.
Hiển thị văn bản trên toàn bộ màn hình.
(hoặc chọn nút thích hợp: ở góc trái, bên dưới cửa sổ soạn thảo)
2.	Xem trước trang in: 
-1	Mở bảng chọn File; 
-2	Chọn lệnh Print Preview.
3.	Phóng to, thu nhỏ các chi tiết trên màn hình: 
-	Mở hộp điều khiển Zoom ở góc trái thanh công cụ chuẩn;
-	Chọn hoặc nhập tỉ lệ hiển thị.
Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- Toàn lớp quan sát thao tác của bạn.
- Thực hành lại các nội dung đã nêu.
- Trả lời theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ xung.
- Điền vào bảng theo yêu cầu.
- HS đưa ra nhận xét.
- Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung.
- Gõ văn bản theo mẫu - Trang 46
1. Thực hiện các thao tác.
 Cho một số HS thực hiện qua máy chiếu:
Khởi động và kết thúc Word.
Gọi tên và chỉ ra các thành phần cơ bản của màn hình Word.
Thực hiện các thao tác: tạo mới một đoạn văn bản, lưu văn bản, đóng, mở văn bản. 
Ä Quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
2. Trả lời các câu hỏi.
Ä Lần lượt gọi một số HS trả lời theo câu hỏi của bài 2 - trang 45 (SGK).
Ä Sau mỗi câu trả lời của một HS, cho các HS khác nhận xét, bổ xung.
3. Điền vào bảng (trang 45) các nút lệnh tương ứng.
Ä Dành thời gian để HS điền vào bảng.
Ä Theo dõi HS làm bài tập
4. Gõ văn bản theo mẫu (Trang 46 - chưa yêu cầu định dạng).
Ä Sử dụng máy chiếu văn bản mẫu lên màn hình lớn.
Ä Yêu cầu HS đọc văn bản và cho nhận xét, trong văn bản này có những cụm từ nào được lặp nhiều nhất.
Ä Với những thao tác vừa được học, ta có thể sử dụng thao tác nào để có thể soạn thảo nhanh văn bản này?
Ä Theo dõi HS thực hành và hướng dẫn những HS còn nhiều lúng túng trong soạn thảo.
Ä Nhắc nhở HS chú ý quy tắc gõ văn bản.
4.Củng cố và luyện tập:
Gọi một vài học sinh lên thao tác trực tiếp trên máy. GV nhận xét và thao tác mẫu.
5.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Học bài cũ, ôn luyện thao tác nhuần nhuyễn trên máy 
Xem trước nội dung Thực hành HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN
RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 7.doc