Giáo án môn Tin học khối 12 - Tiết 1 đến tiết 25

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Qua chương này học sinh cần:

 Biết được bài toán quản lí;

 Biết các công việc thường gặp khi xử lí thông của một tổ chức;

 Biết các khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL;

 Biết các mức thể hiện của CSDL;

 Biết các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL;

 Biết các chức năng của hệ QTCSDL, hoạt động của hệ QTCSDL, vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;

 Biết các bước để xây dựng CSDL.

2. Kĩ năng:

 Xây dựng được một cơ sở dữ liệu đơn giản.

3. Thái độ:

 Nhận thức được tầm quan trọng của CSDL với bài toán quản lí trong sự phát triển của xã hội tin học ngày nay.

 

doc 67 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1551Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 12 - Tiết 1 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý sách và 
mượn trả sách
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lý trong thư viện?
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về: Người đọc, tác giả, sách
Nhóm 1: Thảo luận liệt kê thông tin về người đọc.
Nhóm 2: Thảo luận Liệt kê thông tin về sách
Nhóm 3: Thảo luận Liệt kê thông tin về tác giả
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác có ý kiến bổ xung, nhận xét.
GV: Chuẩn hoá lại kiến thức cho mỗi nhóm, nhận xét, chọn 3 học sinh tích cực nhất có câu trả lời góp ý tốt nhất để cho điểm.
Người đọc, tác giả, sách.
Lắng nghe yêu cầu của giáo viên
Nhóm 1: Thảo luận về Người đọc
- Họ tên, ngày sinh, số thẻ mượn, ngày mượn, tên sách.
Nhóm 2: Thảo luận thông tin về sách
- Tác giả, mã sách, tên sách.
Nhóm 3: Thảo luận thông tin về tác giả
- Mã tác giả, họ và tên tác giả
- Đại diện các nhóm lên trình bày
-Theo dõi nhận xét của giáo viên để rút ra kiến thức cần thiết. 
Bài 2: Kể tên các hoạt động chính của thư viện.
+ Quản lý sách gồm các hoạt động như nhập/xuất sách, vào/ ra kho, thanh lý sách....
 + Mượn/ trả sách:
Cho mượn: kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, tìm sách trong kho, ghi sổ mượn/trả và trao sách cho HS mượn.
Nhận trả sách: kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, đối chiếu sách trả và phiếu mượn,
ghi sổ mượn/trả, ghi sự cố sách trả quá hạn hoặc hư hỏng, nhập sách về kho.
Thông tin về sách và tác giả: giới thiệu sách theo chủ đề, chuyên đề, tác giả, sách mới
Hoạt động 3: Thực hiện bài tập 3-SGK (10 phút) 
Kể tên các hoạt động chính của thư viện
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: yêu cầu học sinh liệt kê tất cả các đối tượng có liên quan đến CSDL Quản lý thư viện
GV: Chia lớp thành 3 nhóm đại diện cho 3 đối tượng chính liên quan đến CSDL để thảo luận.
GV: Yêu cầu từng nhóm liệt kê các hoạt động chính của nhóm mình và giải thích ý nghĩa của mỗi hoạt động đó.
GV: Chuẩn hoá lại kiến thức cho mỗi nhóm. Nhận xét khuyến khích ý thức tích cực sáng tạo của các thành viên trong nhóm.
- Người đọc sách, người thủ thu, người quản lý
Nhóm 1: Nhóm người thủ thư
- Cho mượn sách, kiểm kê sách
Nhóm 2: Nhóm người quản lý
- Mua sách, nhập sách, thanh lý sách
Nhóm 3: Nhóm người đọc sách
- Mượn sách, trả sách 
Bài 3: Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL quản lí sách và mượn/trả sách, chẳng hạn như người đọc, sách...
CSDL ThuVien có thể có: người mượn, sách, tác giả, hóa đơn nhập, biên bản thanh lí, 
+ Người mượn (hs): số thẻ mượn, họ tên, ngày sinh, giới tính, lớp, địa chỉ, ngày cấp thẻ, ghi chú.
+ Sách: mã sách, tên sách, loại sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, giá tiền, mã tác giả, tóm tắt nội dung sách.
+ Tác giả: mã tác giả, họ tên tác giả, ngày sinh, ngày mất (nếu có), tóm tắt tiểu sử....
Hoạt động 4: Thực hiện bài tập 4-SGK (10 phút)
- CSDL Quản lý Thư viện cần những bảng nào?
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Theo em CSDL nêu trên gồm những bảng nào? Trong mỗi bảng đó cần quản lý những thông tin nào? Có những cột nào?
GV: Bổ sung thêm những thiếu sót cho học sinh.
GV: Khi cấp một thẻ mượn cho một người đọc mới thì cập nhật bảng nào?
GV: Khi một người đọc mượn sách cần cập nhật bảng nào? Trong bảng PHIEUMUON, thông tin này cần phải chịu rằng buộc nào?
GV: Khi một người đọc trả sách cần cập nhật bảng nào?
GV: Khi có hoá đơn nhập sách mới thì cập nhật những bảng nào?
GV: Nhận xét bổ sung, góp ý và những thiếu sót của học sinh.
- Bảng MASACH: Tacgia, masach, tensach
- Bang NGUOIĐOC: Hoten, mathe, ngaysinh, ngaymuon.
- Bang HOCSINH: Phieumuon, Sach, Tacgia
- Ngày trả phải lớn hơn ngày mượn
- Bảng HOCSINH: Trasach, sach, tacgia
- Bảng HOAĐON: Sach
Bài 4: Theo em, CSDL nêu trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần những cột nào?.
Tùy theo cách tổ chức và quản lý của thư viện mỗi trường, CSDL THUVIEN có thể có những bảng khác nhau. 
IV. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP (3 phút) 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập, đánh giá bài làm của học sinh và cho điểm. 
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ (2 phút) 
- Làm tiếp các bài tập nếu chưa làm xong
- Thực hành đến khi hết thời gian
- Đọc trước bài mới.
Tiết 9: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố toàn bộ kiến thức trong chương I.
2. Kỹ năng:
- Học sinh hiểu và làm được bài trong chương I.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ làm bài nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Đề kiểm tra.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Giấy kiểm tra, bút.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Đề kiểm tra.
IV. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
Tổng quát lại bài kiểm tra cho học sinh.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ
- Về xem trước chương II.
CHƯƠNG 2
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Qua chương này học sinh cần:
Hiểu các chức năng chính của Access: Tạo bảng, thiết lập mối quan hệ giữa các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin;
Biết 4 đối tượng chính của Access: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo;
Biết 2 chế độ làm việc: chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc) và chế độ làm việc với dữ liệu;
Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng;
Biết tạo và sửa cấu trúc bảng;
Hiểu việc tạo liên kết giữa các bảng;
Biết các lệnh làm việc với bảng: cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu;
Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi;
Biết các bước chính để tạo ra một mẫu hỏi;
Biết khái niệm báo cáo và vai trò của nó;
Biết các bước lập báo cáo.
2. Kĩ năng:
Thực hiện được khởi động và thoát khỏi Access;
Tạo một CSDL mới, mở một CSDL đã có;
Thực hiện được tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu;
Thực hiện việc khai báo khoá;
Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng;
Thực hiện các lệnh làm việc với bảng: cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu;
Viết đúng các biểu thức điều kiện đơn giản;
Tạo được mẫu hỏi đơn giản;
Tạo được báo cáo bằng Wizard;
Thực hiện lưu trữ và in báo cáo.
3. Thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của Hệ QTCSDL với bài toán quản lí trong sự phát triển của xã hội tin học ngày nay.
II. NỘI DUNG
	Chương II gồm 7 bài học và được dạy trong 24 tiết. (7 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành, 2 tiết bài tập).
Tiết 10:
§ 3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
Ngày soạn: //2011
Ngày dạy: //2011
I. MỤC TIÊU
	Qua bài học này học sinh cần:
1. Kiến thức:
Hiểu các chức năng chính của Access: Tạo bảng, thiết lập mối quan hệ giữa các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin;
2. Kỹ năng:
Biết 4 đối tượng chính của Access: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo;
Biết 2 chế độ làm việc: chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc) và chế độ làm việc với dữ liệu;
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, ham học hỏi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, Vở ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giảng nội dung bài mới:
GV: Hệ QTCSDL là gì ?
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm HS.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Dẫn vấn đề vào bài mới: Trong chương trình tin hoc lớp 10 các em đã được học phần mềm nào của Microsoft ?
GV: trong bộ phần mềm Office các em còn thấy những phần mềm nào?
GV: trong chương trình lớp 12 chúng ta học về CSDL và chúng ta sẽ sử dụng phần mềm Micosoft Office Access để cài đặt và khai thác CSDL.
GV: Access nghĩa là gì ?
GV: Access là một hệ QTCSDL vậy nó cung cấp cho con người những khả năng nào ?
GV: Tổng hợp các câu trả lời của HS để đưa ra các khả năng của Access.
GV: Access giúp người làm CSDL tạo CSDL, nhập dữ liệu, sửa chữa dữ liệu và khai thác thông tin từ CSDL thông qua các đối tượng chính sau:
GV: lấy ví dụ về bài toán quản lý học sinh để minh hoạ một số ví dụ về các đối tượng của Access. 
GV: Theo các em có mấy cách để khởi động Access?
HS: lên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên.
HS: Micosoft Office Word
HS: 
- Micosoft Office Excel
- Micosoft Office Access
HS: ghi tựa đề bài mới vào vở.
HS: Access có nghĩa là truy cập, truy xuất
HS: tham khảo sgk trả lời câu hỏi của GV
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: có 2 cách
- Khởi động bằng biểu tượng của Access trên desktop
- Khởi động Access bằng Start menu.
§ 3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
1. Phần mềm Micosoft Access 
- Microsoft Access gọi tắt là Access, là hệ QTCSDL nằm trong bộ phần mềm tin học văn phòng Micosoft Office do hãng Microsoft sản xuất.
- Access ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn qua các phiên bản: Access 97, Access 2003, Access 2007.
2. Khả năng của Microsotf Access 
a) Access có những khả năng nào?
- Tạo và lưu trữ CSDL gồm các bảng, quan hệ giữa các bảng;
- Giải quyết các bài toán quản lý; 
- Cung cấp công cụ cập nhật và khai thác CSDL.
b) Ví dụ: lấy ví dụ ở SGK
3. Các đối tượng chính của Access
a) Các đối tượng chính
Bảng (Table): được dùng để lưu trữ CSDL. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể quản lý và bao gồm các hàng, các cột chứa thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó.
Mẫu hỏi (Query): là đối tượng cho phép tìm kiếm, thống kê, sắp xếp và kết xuất dữ liệu từ một hay nhiều bảng.
Biểu mẫu (Form): giúp nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện hoặc để điều khiển thực hiện một ứng dụng.
Báo cáo (Report): là đối tượng được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu và in ra.
b) Ví dụ: lấy ví dụ ở SGK
4. Một số thao tác cơ bản
a) Khởi động Access:
C1: Nhấp đôi chuột vào biểu tượng của Access trên Desktop. 
C2: Start → All Programs → Microsoft Office → Microsoft Office Access.
Màn hình làm việc của Access
Thanh công cụ
Khung tác vụ làm việc
Thanh bảng chọn
b) Tạo cơ sở dữ liệu mới
Bước 1: Chọn lệnh File → New → Khung tác vụ xuất hiện tác vụ New File
Khung tác vụ New File
Bước 2: Chọn Blank database → xuất hiện hộp thoại File New Database
Bước 3: Chọn nơi lưu trữ tệp CSDL, nhập tên tệp vào ô File name sau đó nháy vào nút Create để tạo CSDL mới.
Sau khi thực hiện đúng 3 bước nêu trên ta có CSDL mới như sau:
Các đối tượng của CSDL 
c) Mở CSDL đã có
C1: Nháy chuột lên tên của CSDL (nếu có) trong khung tác vụ New File
C2: Chọn lệnh File → Open→ Xuất hiện hộp thoại → Chọn tệp CSDL → Open
Hộp thoại mở CSDL đã có
d) Kết thúc phiên làm việc với Access 
	Để kết thúc phiên làm việc với Access ta thực hiện một trong các cách sau:
C1: Chọn File → Exit
C2: Nháy chuột vào biểu tượng ở góc trên bên phải màn hình làm việc của Access.
GV: Khi làm việc với các đối tượng trong Access chúng ta có ba chế độ đối với đối tượng bảng và hai chế độ đối với các đối tượng còn lại.
HS: ghi bài và xem GV minh hoạ trên phần mềm Access.
5. Làm việc với các đối tượng
a) Chế độ làm việc với các đối tượng
 Chế độ thiết kế (Design View): Là chế độ cho phép tạo mới hoặc thay đổi các thiết kế của các đối tượng trong Access.
* Chọn chế độ này ta thưc hiện: Chọn đối tượng → New → Design View → OK hoặc nháy chuột vào biểu tượng 
Hình minh hoạ: Chế độ thiết kế (Design View)
GV: Khi làm việc với các đối tượng trong Access chúng ta có ba chế độ đối với đối tượng bảng và hai chế độ đối với các đối tượng còn lại.
HS: ghi bài và xem GV minh hoạ trên phần mềm Access.
HS: ghi bài và xem GV minh hoạ trên phần mềm Access.
 Chế độ trang dữ liệu (Datasheet View): Là chế độ cho phép nhập trực tiếp dữ liệu vào bảng (chỉ áp dung cho bảng).
* Chọn chế độ này ta thưc hiện: Chọn đối tượng → New → Datasheet View → OK hoặc nháy đôi chuột vào bảng.
 Chế độ thuật sĩ (Wizard): Ở chế độ này Access sẽ hướng dẫn thực hiện làm việc với đối tượng theo từng bước (khó thực hiện với HS vì hướng dẫn bằng tiếng anh).
* Chọn chế độ này ta thưc hiện: Chọn đối tượng → New →  Wizard → OK → thực hiện theo hướng dẫn.
Hình minh hoạ: Chế độ trang dữ liệu (Datasheet View)
GV: Trong Access có nhiều cách khác nhau để tạo mới một đối tượng.
GV: Khi làm việc với đối tượng ta cần mở đối tượng đó ra. Có hai thao tác mở đối tượng là mở để thiết kế và mở để nhập dữ liệu.
HS: ghi bài và xem GV minh hoạ trên phần mềm Access.
HS: ghi bài và xem GV minh hoạ trên phần mềm Access.
b) Tạo mới đối tượng
Access có 3 cách khác nhau để tạo mới một đối tượng:
C1: Người dùng tự thiết kế;
C2: Dùng các mẫu dựng sẵn (Wizard – thuật sĩ);
C3: Kết hợp hai cách trên.
c) Mở đối tượng
 Mở để thiết kế: Chọn đối tượng → nháy .
 Mở nhập dữ liệu: Nháy đôi chuột vào đối tượng.
IV. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
Cho học sinh lên thực hiện lại các thao tác đã học trong bài, giáo viên hướng dẫn thêm nếu học sinh chưa nhớ được.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK và sách bài tập;
Tiết 11:
§ 4. CẤU TRÚC BẢNG
Ngày soạn: //2011
Ngày dạy: //2011
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	Qua bài học này học sinh cần:
Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc bảng bao gồm: Trường, bản ghi, kiểu dữ liệu, mô tả dữ liệu, khoá chính.
2. Kỹ năng:
Biết cách tạo và sửa cấu trúc bảng.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước để tạo cơ sở dữ liệu mới?
2. Giảng nội dung bài mới:
Dẫn vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã học khái niệm bảng, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu các thành phần chính của bảng, cách tạo và thay đổi cấu trúc bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: em hãy cho biết trên bảng gồm có những thành phần nào?
GV: Trong Access cột được gọi là trường và hàng được gọi là bản ghi.
GV: các em có nhận xét gì về các dữ liệu của bảng nằm trên cùng một trường?
HS: lên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên.
HS: nghe giảng và ghi tựa đề bài học vào vở
HS: gồm hai thành phần là hàng và cột.
HS: nghe giảng và ghi bài
HS: nghe giảng và ghi bài
HS: Các dữ liệu có cùng một kiểu dữ liệu nào đó.
HS: nghe giảng và ghi bài
§ 4. CẤU TRÚC BẢNG
1. Các khái niệm chính:
Table (Bảng): Là tập hợp dữ liệu về một chủ thể nào đó gồm có nhiều hàng và nhiều cột.
- Trường (cột) – Field: Là các thuộc tính cần quản lí của chủ thể. Mỗi trường là một thuộc tính.
Quy tắc đặt tên trường:
Tên trường <=64 ký tự, không chứa dấu chấm (.), dấu !, dấu nhấn (‘), hoặc dấu [ ]. Tên không bắt đầu bằng ký tự khoảng trắng, tên cột không nên bỏ dấu tiếng việt không nên chứa ký tự trắng.
 Nên đặt tên có ý nghĩa, nên dùng cùng tên cho một trường xuất hiện ở nhiều bảng.
- Bản ghi (hàng) còn gọi là mẩu tin (Record): gồm các dòng ghi dữ liệu lưu giữ các giá trị của trường.
- Kiểu dữ liệu (Data type): Là kiểu giá trị của dữ liệu lưu trong các trường. (Mỗi trường chỉ chọn một kiểu dữ liệu)
Bảng dưới đây mô tả một số kiểu dữ liệu trong Access.
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Minh họa
Text
Dữ liệu kí tự, chữ và số (0 – 255 kí tự)
THPT Phan Chu Trinh, 
Lớp 12A4,
Memo
Dữ liệu văn bản (0 – 65.536 kí tự)
Tương tự như trên nhưng độ dài nhiều hơn
Number
Dữ liệu kiểu số
123, -123
1.23, 
Date/Time
Dữ liệu ngày/thời gian
12/2/08, 1:23:45 PM,...
Currency
Dữ liệu kiểu tiền tệ
$ 1234, 100234 VND,...
AutoNumber
Dữ liệu kiểu số đếm, tự động tạo số nguyên theo thứ tự
1
2
3
4
....
Yes/No
Dữ liệu kiểu Boolean (hay Lôgic. Lưu giữ các giá trị Yes/No, True /False, On/off
Nam hoặc Nữ, hoặc đã vào Đoàn hay chưa,... (dữ liệu chỉ có hai giá trị chọn lựa)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: Sau khi đã thiết kế cấu trúc bảng trên giấy, ta sẽ thực hiện tạo cấu trúc bảng trong Access.
GV: trong bảng mỗi bản ghi phải là duy nhất, nghĩa là không có hai hàng dữ liệu giống hệt nhau. Vì vậy khi xây dựng bảng trong Access ta cần xác định một trường mà giá trị của nó dùng để xác định tính duy nhất của mỗi bản ghi và nó được gọi là khoá chính.
GV: nếu không đặt khoá chính thì Access sẽ tự động tạo thêm một trường có tên ID làm khoá chính và có dữ liệu là AutoNumber. 
GV: Chạy phần mềm Access và tạo trực tiếp một bảng cho HS nhìn thấy.
GV: sau khi thiết kế xong cấu trúc bảng, có thể ta nhận thấy cấu trúc bảng chưa hoàn toàn hợp lí, khi đó chúng ta sẽ sử dụng một số thao tác như thay đổi vị trí trường, thêm trường, xoá trường, thay đổi khoá chính, để thay đổi cấu trúc bảng.
GV: Khi làm việc với bảng đôi khi ta cần phải xoá đi một bảng nào đó không dùng đến nữa hoặc bảng chứa các dữ liệu cũ, sai, hoặc chúng ta cần thay đổi tên bảng cho phù hợp.
HS: nghe giảng và ghi bài vào vở
HS: nghe giảng và ghi bài
HS: nghe giảng và ghi bài
HS: Quan sát trực tiếp cách tạo bảng trong Access.
HS: nghe giảng, quan sát GV làm và ghi bài
HS: nghe giảng, quan sát GV làm và ghi bài
HS: nghe giảng, quan sát GV làm và ghi bài
HS: nghe giảng, quan sát GV làm và ghi bài
HS: nghe giảng, quan sát GV làm và ghi bài
HS: nghe giảng, quan sát GV làm và ghi bài
2. Tạo và thay đổi cấu trúc bảng
a) Tạo bảng (bằng chế độ thiết kế)
B1: Chọn Tables sau đó
C1: Nháy đúp: Create table in design view
C2: New → Design View → OK.
B2: Thiết kế
- Field name: tên trường;
- Data type: xác định kiểu dữ liệu cho trường; 
- Description: mô tả nội dung trường.
B3: Chọn khoá chính cho bảng:
- Chọn trường làm khoá chính;
- Edit → Primary Key hoặc Nháy vào ;
B4: Lưu bảng
- File → Save hoặc nháy vào ;
- Nhập tên bảng vào ô Table name;
- Nháy OK hoặc nhấn Enter
b) Thay đổi cấu trúc bảng
* Thay đổi thứ tự trường
Chọn trường muốn thay đổi vị trí, nhấn chuột và giữ. Khi đó Access sẽ hiển thị một đường nhỏ nằm ngang ngay trên trường được chọn;
Di chuyển chuột, đường nằm ngang đó sẽ cho biết vị trí mới của trường;
Thả chuột khi đã di chuyển trường đến vị trí mong muốn.
* Thêm trường
Để thêm một trường vào bên trên (bên trái) trường hiện tại, thực hiên:
Chọn Insert " Rows hoặc nháy nút ;
Gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và xác định các tính chất của trường (nếu có).
* Xoá trường
Chọn trường muốn xoá;
Chọn Edit " Delete Rows hoặc nháy nút .
*Thay đổi khoá chính
Chọn trường muốn chỉ định là khoá chính;
Nháy nút hoặc chọn lệnh Edit" Primary Key.
c) Xoá và đổi tên bảng
* Xoá bảng
Chọn tên bảng trong trang bảng;
Nháy nút hoặc chọn lệnh Edit" Delete.
Chọn Yes để xoá.
* Đổi tên bảng
Chọn bảng;
Chọn lệnh Edit " Rename;
gõ tên mới cho bảng rồi nhấn Enter.
IV. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
Cho học sinh lên thực hiện lại các thao tác đã học trong bài, giáo viên hướng dẫn thêm nếu học sinh chưa nhớ được.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK và sách bài tập;
Xem trước nội dung Bài thực hành số 2 để tiết sau thực hành tại phòng máy.
TiÕt 12: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin
- Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
- Biết các bước xây dựng CSDL.khi làm việc với CSDL.
2. Kĩ năng.
- Học sinh có kỹ năng nhận biết những nhiệm vụ cụ thể , vai trò và biết được để xây dựng một Hệ CSDL cần có những bước thực hiện như thế nào?
3. Thái độ.
- Tư duy tìm toi, ham học hỏi, ý thức được tầm quan trọng của tin học trong xã hội hiện nay, vận dụng vào thực tiễn.
- Nghiêm túc trong giờ học, có nhận thức đúng về bài học, môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên , máy chiếu, tài liệu liên quan
2. Chuẩn bị của Học sinh: Nghe giảng, Sách giáo khoa, vở ghi, thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên, chuẩn bị bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong dạy bài mới)
2. Dạy nội dung bài mới
Câu 1: Chức năng của hệ QTCSDL
a.Cung cấp cách tạo lập CSDL
b.Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin
c.Cung cấp công cụ kiểm soát điều khiển việc truy cập vào CSDL
d.Các câu trên đều đúng
Câu 2:Thành phần chính của hệ QTCSDL:
a.Bộ quản lý tập tin và bộ xử lí truy vấn 
b.Bộ truy xuất dữ liệu và bộ bộ quản lý tập tin 
c.Bộ quản lý tập tin và bộ truy xuất dữ liệu 
d.Bộ xử lý truy vấn và bộ truy xuất dữ liệu	
Câu 3:Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
a. Nhập, sửa, xóa dữ liệu
b. Khai báo cấu trúc và kiểu dữ liệu
c. Khai báo cấu trúc 
d. Khai báo kiểu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên các dữ liệu
Câu 4: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là một ngôn ngữ không cho phép
a.Tìm kiếm dữ liệu
b.Kết xuất dữ liệu
c.Cập nhật dữ liệu
d.Phát hiện và ngăn chận sự truy cập không được phép
Câu 5:Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
a. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL
b. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu
c. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
d. Phục hồi dữ liệu từ các lỗi hệ thống
Câu 6: Để thực hiện các thao tác trên dữ liệu, ta sử dụng :
a. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu
b. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu
Câu 7: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
a. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
b. Nhập, sửa xóa dữ liệu
c. Cập nhật, dữ liệu
d. Câu b và c
Câu 8: Hãy cho biết các loại thao tác trên CSDL
a. Thao tác trên cấu trúc dữ liệu
b. Thao tác trên nội dung dữ liệu
c. Thao tác tìm kiếm, tra cứu thông tin, kết xuất báo cáo
d. Cả ba câu trên
Câu 9:Trong một công ty có hệ thống mạng nội bộ để sử dụng chung CSDL, nếu em được giao quyền tổ chức nhân sự, em có quyết định phân công một nhân viên đảm trách cả 03 vai trò:là người QTCSDL, vừa là nguời lập trình ứng dụng, vừa là người dùng không?
a. Không được
b. Không thể
c. Được
d. Không nên
Câu 10: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL trên mạng máy tính.
a. Người dùng cuối
b. Người lập trình
c. Nguời quản trị CSDL
d. Cả ba người trên
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập, đánh giá bài làm của học sinh và cho điểm. 
IV. Củng cố - luyện tập
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) 
- Ôn lại kiến thức đã học
 - Làm các bài tập trong SBT
 - Đọc trước bài mới
Tiết 13, 14:
Bài tập và thực hành 2
TẠO CẤU TRÚC BẢNG
Ngày soạn: //2011
Ngày dạy: //2

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Bieu_mau.doc