Giáo án môn học Tin học khối 9 - Tiết 1 đến tiết 70

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

 - HS nắm được sự cần thiết phải kết nối các máy tính thành mạng để trao đổi thông tin và chia sẽ tài nguyên máy tính.

 - Biết các thành phần cơ bản của mạng máy tính.

 2. Kỹ năng

 - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học

 3. Thái độ

 - Yêu thích môn học, hăng say phát biểu.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, SGK tin 9, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, hình vẽ)

 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, đọc trước bài mới.

 

doc 164 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tin học khối 9 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bệnh, xét nghiện, mổ nội soi nhanh lại chính xác cao.
 - Thiết kế tên lửa, vũ trụ
 - Tạo Robot làm công việc nặng, nguy hiểm hay rất nhỏ.
 - Trong cuộc sống: vui chơi, giải trí, học tập, trao đổi thông tin, 
 - Một xã hội tin học hoá rất tốt đẹp. Vậy con người trong xã hội này cần phải như thế nào?
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá:
 a. Tin học và kinh tế tri thức:
 Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội trên cơ sở ứng dụng tin học và máy tính.
b. Xã hội tin học hoá:
 - Xã hội tin học hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học.
 - Việc ứg dụng tin học giúp nâng cao năng xuất và hiệu quả công việc.
 - Chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu con người trong xã hội tin học hoá
* GV: Sự ra đời của mạng máy tính tạo ra không gian điện tử.
HS hoạt động nhóm.
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu khía cạnh có đạo đức, văn hoá và không có đạo đức, không có văn hoá khi sử dụng tin học?
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu khía cạnh tuân thủ và không tuân thủ pháp luật về sử dụng tin học?
* Đại diện nhóm trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung.
* GV chốt lại: - Mỗi thông tin được đưa lên Internet là thông tin được đưa cho toàn thế giới biết, chính vì vậy ta cần phải có trách nhiệm khi tham gia vào Internet.
 - Hiện nay có rất nhiều người chưa có ý thức trong việc làm trong sáng, lành mạnh thông tin bằng cách tung tin nhảm nhí, sai sự thật, tung virus lên mạng Internet, phá huỷ thông tin, đánh cắp thông tin, vi phạm bản quyền, 
3. Con người trong xã hội tin học hoá:
- Cần có: + Ý thức bảo vệ thông tin, các nguồn tài nguyên máy tính.
 + Trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên Internet.
 - Biết xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, có đạo đức và văn hoá ứng xử trên Internet.
* HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập.
- Bài 2 SGK trang 74: + Xã hội tin học hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó do hệ thống tin học điều hành.
 + Ta nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là sản phẩm của tư duy, của lao động trí óc, nó đóng vai trò chủ đạo. Việc ứng dụng tin học giúp nâng cao năng xuất và hiệu quả công việc, giải phóng sức lao động chân tay, đặc biệt là lao động nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc bằng lao động trí óc.
E. DẶN DÒ: 
	- Về nhà học thuộc bài cũ.
	- Tìm hiểu một số hình ảnh tốt tham gia vào thông tin trên Internet và cần học tập.
	- Làm các bài tập còn lại ở SGK trang 74.
	- Xem trước bài 8 “Phần mềm trình chiếu” mục 1 và 2 để tiết sau học.
RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 Ngµy th¸ng n¨m 2014
 Ký duyÖt cña TTCM
 Nguyễn Văn Đông
 Ngày soạn: 07/12/2014
 Ngày dạy: 09/12/2014(9A, 9C)
 Ngày dạy: 13/12/2014(9A)
 Chương III: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU 
 Tiết 31 – Bài 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU (t1)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh biết các chức năng chung và các lĩnh vực ứng dụng của các phần mềm trình chiếu, biết sử dụng các công cụ hỗ trợ.
- Biết các dạng thông tin có thể trình bày trên các trang chiếu.
- Biết cách tạo một bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
- Từ đó học sinh nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả hỗ trợ việc trình bày, thuyết trình.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thảo luận theo cặp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- SGK tin 9, giáo án tin 9, một máy tính để giới thiệu
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
1) Nêu những mặt trái của tin học, máy tính từ đó rút ra bài học cho riêng mình?
2) Thế nào là tin học và kinh tế tri thức? cho ví dụ?
* BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu.
Với sự phát triển xã hội như ngày nay nếu ta muốn trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông, cần đẻ mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề đó như tăng phần minh hoạ cho nội dung cần truyền tải. Ta cần phải có tin học và máy tính hỗ trợ. Vậy tin học hỗ trợ ta trong vấn đề này như thế nào.?
Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
	HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách trình bày và công cụ hỗ trợ trình chiếu.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV: - Một số hoạt động trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, nhằm chia sẻ thông tin, kiến thức hoặc ý tưởng với nhiều người, con người đã biết vận dụng nhiều cách trình bày như: thuyết trình, trình bày trên bảng, trên pano, áp phích, máy ảnh, máy quay,  con người nhận thấy các cách trình bày ở những công cụ đó chưa cung cấp đủ đáp ứng xã hội hiện đại, do vậy con người đã tạo ra phần mềm trình chiếu.
- Hiiện tại có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc trình chiếu như: Power point, Violet, nhưng phổ biến nhất hiện nay là Power point.
?Thế nào là trình bày? – HS trả lời
?Công cụ nào đã hỗ trợ cho việc trình bày? – HS trả lời
1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày:
- Trình bày là hình thức chia sẻ kiến thức hoặc ý tưởng với nhiều người.
- Công cụ: Là các phần mềm trình chiếu, ảnh, máy quay, máy chiếu, máy chụp, 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu phần mềm trình chiếu
* GV: Lâu nay các em vẫn được các thầy cô sử dụng phần mềm để hỗ trợ công việc giảng bài.
?Em hiểu phần mềm trình chiếu là gì?
* HS: Phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ ta đưa thông tin cần trình bày dưới dạng điện tử.
* GV: - Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc trình chiếu, nhưng ở chương trình lớp 9 các em tìm hiểu phần mềm Power point là công cụ hỗ trợ của Microsoft.
 - Phần mềm MS Power point (gọi tắt là PPT) dùng cho công việc trình diễn văn bản, âm thanh, video, hình ảnh, rất tiện lợi do hãng Mcrosoft biên soạn.
- Cho HS quan sát phần mềm – HS quan sát
* Trao đổi theo cặp: Tìm hiểu những chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu?
* Đại diện trả lời → cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
* GV: - Chức năng cơ bản tạo được các trang trình chiếu, nhúng các đối tượng vào trang chiếu (Slide), tạo liên kết.
- Cho HS quan sát một bài mẫu trình chiếu + quan sát hình ảnh ở SGK – HS quan sát
* GV: - Tìm hiểu một số thuật ngữ trong phần mềm trình chiếu.
- Thao tác trình chiếu – HS quan sát cách trình chiếu, xem từng trang chiếu, cách trình bày các trang chiếu
* GV: Các em đã tìm hiểu chức năng của phần mềm trình chiếu là tạo ra các bài trình chiếu vậy cách thực hiện như thế nào?
?Để làm việc được với bài trình chiếu đầu tiên ta phải làm gì? – HS khởi động phần mềm
* GV: Một bài trình chiếu có thể có nhiều trang chiếu (Slide)
?Làm thế nào để có thêm trang chiếu? – HS trả lời
* Gọi một HS thao tác – HS thao tác
Thực hiện song ta phải làm gì? – HS lưu tên tệp
?Nêu cách lưu tên tệp? – HS trả lời
2. Phần mềm trình chiếu:
* Khái niệm: 
- Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các thông tin dưới dạng điện tử.
* Chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu:
- Tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử, gồm có nhiều trang chiếu.
- Trình chiếu.
* Thuật ngữ: 
- Trình chiếu: Show
- Trang chiếu: Slide
- Trình bày: Presentation (pờ ri sen tây sần)
* Tạo bài trình chiếu:
a. Khởi động phần mềm:
Nháy đúp chuột tại biểu tượng MS Power Point trên màn hình Destop.
b. Mở thêm trang chiếu:
C1: Insert → New Slide
C2: Ctrl + M
C3: Nháy chuột vào biểu tượng của trang chiếu → gõ Enter
c. Lưu tên tệp: 
B1: File → Save as
B2: Chọn đường dẫn để lưu tên tệp
B3: Gõ tên tệp vào khung 
File Name chọn Save
* Chú ý: - Nếu không gõ thêm phần đuôi của tệp thì tệp ngầm định có đuôi là .PPT
 - Nếu lưu ở dạng trìm chiếu Tên.PPS
HOẠT ĐỘNG 4: BÀI TẬP
?Cho biết hai chức năng chính của phần mềm trình chiếu.
 - Tạo bài trình chiếu dưới dạng điện tử gồm nhiều trang chiếu (Slide).
 - Trình chiếu (Show)
E. DẶN DÒ:
	- Về nhà làm bài tập 1 và 3 SGK trang 78
	- Xem tiếp mục 2 và 3 bài 8 để tiết sau học.
	- Tìm hiểu một số bài trình chiếu
RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 Ngày soạn: 10/12/2013
 Ngày dạy: 18/12/2013
 	 Ngày soạn: 07/12/2014
 Ngày dạy: 09/12/2014(9A, 9C)
 Ngày dạy: 13/12/2014(9A)
 Tiết 32 – Bài 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh biết một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
- Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả.
- Từ đó học sinh nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu là một công cụ hiệu quả hỗ trợ một số lĩnh vực trình bày, thuyết trình.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- SGK tin 9, giáo án tin 9, một máy tính để giới thiệu
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
1) Thế nào là phần mềm trình chiếu?
* BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu.
Các em đã hiểu thế nào là phần mềm trình chiếu và đã nắm được hai chức năng cơ bản của phần mềm là tạo các bài trình chiếu và trình chiếu. Vậy thế nào là trình chiếu?
Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
	HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thế nào là trình chiếu.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
?Em hiểu trình chiếu nghĩa là gì? – HS trả lời
* GV: - Trình chiếu có nghĩa là cho hiển thị nội dung, amm thanh, hình ảnh, video để mọi người quan sát rõ hơn.
- Cho HS quan sát bài trình chiếu mẫu do GV soạn
* HS: Quan sát
?Qua quan sát hãy nêu nhận xét?
* HS: Trình chiếu gồm có nhiều trang chiếu, hiển thị nội dung trang chiếu trên toàn bộ màn hình..
 - Sử dụng phần mềm trình chiếu để biên soạn.
 - Nội dung trên trang chiếu có thể chuyển động, màu sắc đẹp, phong phú, 
* HS: Hoạt động theo bàn. Tìm các ví dụ về bài trình chiếu.
* Đại diện nhóm trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý
* GV: GV dạy học bằng giáo án điện tử. quảng cáo, giải trí, tạo anbum ảnh, anbum video, anbum nhạc, 
?Phần mềm trình chiếu có ưu điểm gì? – HS trả lời
* GV: Cho HS quan sát thêm vài bài giáo án điện tử đã soạn.
* HS: Quan sát → nhận ra được cách bố trí, phối màu sẵn giữa màu nền và màu chữ sao cho tương phản làm hiện rõ nội dung.
?Ứng dụng của phần mềm trình chiếu như thế nào?
* Trình chiếu: 
- Hiển thị nội dung mỗi trang chiếu trên toàn bộ màn hình.
- Nội dung có thể là: + Văn bản
 + Hình ảnh, âm thanh, video
* Ưu điểm: Dễ dàng chỉnh sửa, màu sắc phong phú, tạo được nội dung chuyển động.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ứng dụng của phần mềm trình chiếu
* HOẠT ĐỘNG NHÓM: Tìm những ứng dụng của phần mềm trình chiếu Power Point?
* Đại diện nhóm trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung
* GV: Chốt lại
3. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu: 
Tạo bài trình chiếu cho:
 + Dạy học
 + Hội thảo, hội họp
 + Quảng cáo, giải trí
 + Thông báo: nhà ga, sân bay, 
* HOẠT ĐỘNG 4: Câu hỏi và bài tập.
	Câu 1 SGK trang 78: 
	 Một số công cụ hỗ trợ trình bày: bảng viết, hình vẽ, đồ thị, biểu đồ, máy chiếu (Projector), máy chiếu phim, máy ảnh, 
	Bài 4 SGK trang 78: 
	Một số môn học có sử dụng bài giảng điện tử:
	- Văn, địa, sử: chiếu các hình ảnh, phim tư liệu, 
	- Sinh, vật lý, hoá: chiếu phim mô phỏng thí nghiệm, quá trình sinh học, hình ảnh minh hoạ, ...
	- Ngoại ngữ: chiếu hình ảnh minh hoạ, âm thanh để nghe đọc chuẩn, 
	- Toán: Hình minh hoạ, trình bày cách vẽ hình, 
* DẶN DÒ: 
- Đọc bài đọc thêm 5
	- Làm các bài tập cọn lại ở SGK trang 78
	- Học thuộc bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới: + Làm toàn bộ bài tập ở SGK
	+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8 để tiết sau ôn tập – bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 	Ngµy th¸ng n¨m 2014
 Ký duyÖt cña TTCM
 Nguyễn Văn Đông
 Ngày soạn: 22/12/2013
 Ngày dạy: 25/12/2013
 Tiết 33– Bài 9: BÀI TRÌNH CHIẾU (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần có thể có của một trang chiếu.
- Biết được các mẫu nội dung trên trang chiếu, phân biệt được các mẫu cũng như tác dụng của chúng.
- Từ đó học sinh biết và nhận thức bài trình chiếu là một công cụ hiệu quả hỗ trợ một số lĩnh vực trình bày, thuyết trình ta có thể sử dụng các mẫu có sẵn của phần mềm, hiểu được cách bố trí nội dung trên các trang chiếu.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi – đáp, quan sát trực quan, hoạt động nhóm, trao đổi theo cặp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- SGK tin 9, giáo án tin 9, một máy tính để giới thiệu, một bài mẫu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
1) Nêu ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
* BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu.
Lâu nay các em vẫn được quan sát bài trình chiếu thông qua các tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử của giáo viên.
?Hãy cho biết bài trình chiếu là gì? – HS bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu.
?Nội dung trang chiếu có những dạng nào? 
* HS nội dung gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim minh hoạ, 
* Các nội dung này ta gọi ngắn gọn chúng là “các đối tượng”
?Vậy tạo bài trình chiếu như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
	HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bài trình chiếu và nội dung trang chiếu.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
*GV: Phần mềm trình chiếu cho phép con người tạo ra bài trình chiếu, gồm tập hợp các trang chiếu và được lưu dưới dạng tệp tin.
* Cho HS quan sát hình ở SGK và quan sát một bài bài trình chiếu GV đã chuẩn bị sẵn 
* HS: quan sát
?Thế nào là bài trình chiếu? – HS trả lời
* Quan sát bài mẫu và nhắc lại nội dung trang chiếu gồm những dạng nào? – HS nhắc lại
* Hoạt động nhóm: Chia 4 nhóm
?Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa văn bản và bài trình chiếu, trang chiếu và trang văn bản?
* Đại diện nhóm trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung
* GV: Chốt lại
* Giống nhau: Đều dùng để soạn thảo nội dung cần trình bày với màu sắc đa dạng
* Khác nhau: 
Soạn thảo văn bản Word
Bài trình chiếu
- Tự động phân trang nội dung văn bản.
- Không tạo được hiệu ứng chuyển động.
- Không nhúng được trực tiếp các đối tượng cần nhúng mà theo dạng liên kết.
- Không tự động phân trang mà con người phải tự điều khiển phân trang.
- Tạo được hiệu ứng chuyển động.
- Nhúng được trực tiếp các đối tượng như: Video, âm thanh.
- Có khả năng trao đổi dữ liệu
?Vậy cách bố trí nội dung như thế nào trên trang chiếu? ta tìm hiểu mục 2.
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu: 
* Bài trình chiếu: Là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự.
* Nội dung trang chiếu: Có các dạng sau:
- Văn bản, hình ảnh, biểu đồ.
- Âm thanh, các đoạn phim
 Gọi chung nội dung trên trang chiếu là các đối tượng.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách bố trí nội dung trên trang chiếu
* GV: Cho HS quan sát bài mẫu đã chuẩn bị sẵn
* HS: Quan sát
* HS trao đổi theo cặp: Nêu những nhận xét về cách bố trí nội dung trên trang chiếu?
* Đại diện cặp trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung
?Cho ví dụ: Tạo bài trình chiếu nói về trường em, em sẽ tạo trang đầu có nội dung như thế nào?
* HS: Trả lời
* GV: Ví dụ: + Truyền thống học tập của trường THCS Đặng Dung.
 + Giới thiệu trường THCS Đặng Dung, 
* Chú ý: Khi đưa nội dung lên trang chiếu cần ngắn gọn, cô đọng
* GV: - Phần mềm trình chiếu cung cấp cho ta một số mẫu có sẵn.
 - Gv thao tác cách chọn mẫu bố trí sẵn.
* HS: Quan sát
?Nêu cách chọn mẫu bố trí? – HS trả lời
* GV: Sử dụng mẫu bố trí sẵn tạo được các trang chiếu nhất quán về định dạng.
* Gọi hai em lên thao tác – HS thao tác
* GV: Để các mẫu bố trí soạn text được điều chỉnh hợp lý theo nội dung ta cần chọn. Tính năng này giúp tự điều chỉnh văn bản phù hợp với nội dung cần đưa lên trang chiếu, nếu nội dung ít thì Size lớn và ngược lại.
* Gọi hai HS thao tác – HS thao tác
2. Bố trí nội dung trên trang chiếu:
- Bố trí tuỳ ý hoặc theo yêu cầu sao cho hợp lý, hấp dẫn có bố cục đẹp, khoa học.
- Trang đầu của bài trình chiếu là tạo trang chủ đề của bài trình chiếu, các trang còn lại là nội dung trình chiếu.
- Nội dung cần ngắn gọn, cô đọng.
* Sử dụng mẫu bố trí để tạo nội dung trên trang chiếu: 
B1: Nháy chọn nút lệnh ReSearch (ri sợt): Tìm kiếm → chọn tại khung bên phải → Slide Layout
B2: Lựa chọn
 - Title Slide: Tạo trang chủ đề
 - Title and text: Tạo nội dung văn bản
 - Title and Column text: Tạo văn bản có chia cột.
 - Content: Tạo bảng, biểu đồ, hình ảnh, video
 - Title and 2 content: Chèn song song hai bảng, hai biểu đồ, hai hình ảnh, hai video
 - Title content and 2 content: Chèn ba đối tượng 
 - Title and 4 content: Chèn bốn đối tượng bốn góc của trang
 - Title and content layouts: Tạo nội dung kết hợp hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, video.
 - Other Layouts: Nội dung văn bản kết hợp hình ảnh, biểu đồ.
* Bật tính năng thay đổi kích thước khung văn bản:
B1: Tool → Autocorrect Options
B2: Auto Format As you Type
B3: Chọn Auto text to Placeholder
 Auto Fit body text to Placeholder
B4: OK
HOẠT ĐỘNG 4: Câu hỏi và bài tập
Câu 1: SGK trang 86
	Thành phần cơ bản của một bài trình chiếu là:
	+ Tập hợp các trang chiếu: có trang tiêu đề và các trang nội dung.
	+ Nội dung trình chiếu: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim.
Câu 2: SGK trang 86
	Tác dụng của mẫu bố trí trang chiếu:
	- Trình bày nội dung nhất quán, dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng trên mọi trang chiếu.
	- Tiết kiệm thời gian định dạng.
	- Dễ dàng chèn hình, ảnh âm thanh, các đoạn phim
E. DẶN DÒ: 
	- Về nhà học thuộc nội dung bài.
	- Sử dụng máy tính để tìm hiểu phần mềm Power Point.
	- Làm bài tập 3 SGK trang 86.
	- Chuẩn bị bài mới: xem tiếp bài 9 phần 3 và 4 để tiết sau học.
	+ Sưu tập một số tệp hình ảnh, nhạc, video
 Ngày soạn: 22/12/2013
 Ngày dạy: 25/12/2013
 Tiết 34 – Bài 9: BÀI TRÌNH CHIẾU (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu Power Point.
- Biết nhập văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi – đáp, quan sát trực quan, trao đổi theo cặp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- SGK tin 9, giáo án tin 9, một máy tính để giới thiệu, một bài mẫu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
1) Lên chọn kiểu bố trí nội dung trên trang chiếu và cho biết tác dụng của mẫu bố trí?
2) Thế nào là bài trình chiếu?
* BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu.
Để tạo được bài trình chiếu nhất thiết phải có nội dungtrên trang chiếu. Vậy tạo nội dung như thế nào trên trang chiếu? Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
	HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách tạo nội dung văn bản cho trang chiếu.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV: Nội dung quan trọng nhất trên trang chiếu là thông tin dạng văn bản.
?Hãy cho biết cách định dạng kí tự và đoạn văn bản ở word?
* HS: - Định dạng ký tự: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
 - Định dạng đoạn: Các kiểu căn lề, khoảng cách dòng, đoạn, 
* GV: Tạo bài trình chiếu dạng thông tin văn bản cũng định dạng như thế.
?Trên trang chiếu ta nhập văn bản bằng cách nào?
* HS: Sử dụng khung văn bản để nhập.
* GV: Cho HS quan sát khung văn bản.
?Nhận xét khung văn bản? – HS trả lời
?Làm thề nào để nhập được văn bản vào khung?
* HS: Nháy chuột vào khung văn bản cần nhập.
* Gọi hai em thao tác – HS thao tác
* GV: để văn bản trên trang chiếu có bố cục đẹp, nội dung rõ dàng ta cần định dạng cho văn bản và cách định dạng tương tự như ở word.
* Gọi ba HS thao tác – HS thao tác
* GV: Ta vừa tìm hiểu cách tạo nội dung trên trang chiếu của phần mềm trình chiếu nói chung. Phần mềm trình chiếu có rất nhiều phần mềm như: Violet, mã nguồn mở Open Office, ZohoShow, Power point,  ở chương tình lớp 9 các em tìm hiểu phần mềm trình chiếu Power Point của bộ Office Microsoft.
3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu:
- Sử dụng khung văn bản: Khung văn bản là một đường biên bao quanh có nét kẻ chám, mờ.
- Cách nhập văn bản:
B1: Nháy chuột vào khung
B2: Nhập văn bả
B3: Nháy chuột ra khỏi khung văn bản để kết thúc.
* Cách định dạng:
B1: Đưa chuột vào biên của khung văn bản sao cho chuột có dạng → nháy chuột chọn khung văn bản.
B2: Lựa chọn: phông, cỡ, kiểu, màu chữ.
{Sư dụng các nút lênh như ở word} 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu phần mềm trình chiếu Power Point
* GV: Phần mềm Power Point đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
* HS: Thảo luận theo cặp.
?Cho biết các thành phần chính trên cửa sổ power point?
* Đại diện cặp trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý
* GV: Chỉ để HS rõ các nút lệnh – HS quan sát
* HS: Lên chỉ các nút lệnh
?Soạn thảo xong bài trình chiếu làm cách nào để trình chiếu? – HS trả lời
4. Phần mềm trình chiếu Power Point:
* Các thành phần chính trên cửa sổ:
- Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn.
- Thanh công cụ.
- Trang chiếu: là một khung màu trắng ở giữa
- Biểu tượng trang chiếu: nằm bên trái trang chiếu.
- Bảng chọn Slide Show.
- Các nút lệnh hiển thị bài trình chiếu:
 + Normal: Chế độ hiển thị ngầm định dùng để soạn thảo (nên chọn)
 + Slide Sorter: hiển thị tổng quát tất cả các Slide, chế độ sắp xếp.
 + Slide Show: trình chiếu bắt đầu từ Slide có con trỏ đứng. 
* Trình chiếu: C1: Gõ F5
 C2: Nháy chọn nút lênh Slide Show
HOẠT ĐỘNG 4:
Câu 4 SGK trang 86:
	-Khung văn bản trên trang chiếu là một khung có nét chấm, mờ dùng để nhập thông tin dạng văn bản.
	- Có hai kiểu khung văn bản được tạo sẵn để nhập văn bản:
	+ Khung Title text: Dùng để nhập tiêu đề nội dung thường đặt trên mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_thuc_hanh_3_Su_dung_thu_dien_tu.doc