1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết một trang web có thể có các thành phần nào?
- Học sinh hiểu các thành phần đó để có thể tự tạo cho mình trang Web đầy đủ thành phần trong các tiết thực hành.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết các thao tác khởi động phần mềm; các thành phần chính trên màn hình chính phần mềm; tạo, mở và lưu trang web.
* Hoạt động 3: - Học sinh biết và hiểu việc soạn thảo trang web tương tự trong các phần mềm soạn thảo văn bản khác.
Tuần 08 - Tiết 16 Ngày dạy: 12/10/2015 Bài 5: TẠO TRANG WEB BẰNG PHẦN MỀM KOMPOZER 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết một trang web có thể có các thành phần nào? - Học sinh hiểu các thành phần đó để có thể tự tạo cho mình trang Web đầy đủ thành phần trong các tiết thực hành. * Hoạt động 2: - Học sinh biết các thao tác khởi động phần mềm; các thành phần chính trên màn hình chính phần mềm; tạo, mở và lưu trang web. * Hoạt động 3: - Học sinh biết và hiểu việc soạn thảo trang web tương tự trong các phần mềm soạn thảo văn bản khác. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc khởi động phần mềm, tạo, mở và lưu trang Web; cách soạn thảo một trang web đơn giản. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc khởi động phần mềm, tạo, mở và lưu trang Web; cách soạn thảo một trang web đơn giản. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Các dạng thông tin trên trang Web - Phần mềm Kompozer và soạn thảo trang Web. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Giáo án, Phần mềm Kompozer. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: Không kiểm tra miệng Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Các dạng thông tin trên trang web (8’) Gv: Trang web là gì? Hs: Trả lời: Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet. Gv: Nghiên cứu sách giáo khoa Hs: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Gv: Trang web chứa gì? Mạng Internet chứa gì? Hs: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Hs: Nhận xét nhóm bạn trả lời Gv: Chốt và kết luận vấn đề: Gv: Trang web chứa những thông tin gì? Hs: Thảo luận trả lời Gv: Nhận xét Gv: Quan sát hình 43.SGK- T45 cho biết trang web có các thành phần nào? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét và chốt Tuy nội dung phong phú nhưng trang web lại là tệp siêu văn bản đơn giản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML. 1. Các dạng thông tin trên trang web Trang web có các thành phần: - Thông tin dạng văn bản trình bày phong phú - Thông tin dạng hình ảnh với màu sắc, kiểu, kích thước và hiệu ứng thể hiện khác nhau. Hình ảnh có thể là tĩnh hoặc động - Thông tin dạng âm thanh - Các đoạn phim - Các phần mềm được nhúng hoàn toàn vào trang web - Đặc biệt, trên trang web có các liên kết Hoạt động 2: Phần mềm thiết kế trang web Kompozer (12’) Hs: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Gv: Để khởi động phần mềm Kompozer ta làm tn ? Hs: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Hs: Nhận xét nhóm bạn trả lời Gv Chốt và kết luận vấn đề Gv: Y/c HS quan sát H44.SGK cho biết các thành phần trên màn hình Hs: Trả lời Hs: Nhận xét Gv: Nhận xét và chốt Gv: Tương tự như các phần mềm soạn thảo văn bản khác, ta có thể mở tệp đã có hoặc lưu lại những tệp bằng lệnh nào? Hs: Thảo luận nhóm trả lời Hs: Nhận xét Gv: Nhận xét và chốt Gv: Y/c HS quan sát H.45(SGK-T47). Thấy có các trang chứa các tệp HTML đang mở, Nút này dùng để đóng tệp HTML hiện thời Gv: Y/c HS quan sát H.46(SGK-T48) để thấy việc mở tệp Gv: Y/c HS quan sát H.47(SGK-T48 để thấy việc lưu lần đầu tiên. 2. Phần mềm thiết kế trang web Kompozer Để khởi động ta nháy đúp chuột trên biểu tượng a) Màn hình chính của Kompozer Có thanh bảng chọn, thanh công cụ, cửa sổ soạn thảo. b) Tạo, mở và lưu trang web - Nháy nút trên thanh công cụ để tạo tệp HTLM mới của sổ soạn thảo hiện ra. - Nháy nút trên thanh công cụ để mở tệp HTLM đã có, chọn tệp HTLM trên hộp thoại và nháy nút Open - Nháy nút (hoặc phím Ctrl+S ) trên thanh công cụ nếu muốn lưu lại tệp hiện thời. - Nháy nút để đóng trang HTLM Hoạt động 3: Soạn thảo trang web (15’) Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. Hs: Học sinh nghiên cứu sỏch giỏo khoa. Gv: Ta có thể nhập văn bản và định dạng văn bản tương tự như các phần mềm soạn thảo khác.Vậy ta cần phải định dạng như thế nào? Hs: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Hs: Nhận xét nhóm bạn trả lời Gv: Chốt và kết luận vấn đề: Gv: Quan sát H.49 để thấy rõ các định dạng Hs: HS lắng nghe và ghi vở 3. Soạn thảo trang web Các định dạng sau: - Đặt màu nền cho trang web. - Chọn phông chữ, màu chữ và cỡ chữ cho văn bản - Đặt kiểu chữ (chữ đậm, chữ nghiêng hay chữ gạch chân). - Căn lề đoạn văn bản (căn trái, căn phải, căn đều hai bên hoặc căn giữa) Tổng kết. (5 phút) Gv: Cho học sinh thực hiện lại các thao tác trên phần mềm. Hs: Thực hiện các thao tác đã được học Hướng dẫn học tập. (3 phút) Đối với bài học ở tiết này: Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Thực hành lại các thao tác (nếu có điều kiện). Làm bài tập liên quan trong sách giáo khoa. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước mục 4 và mục 5 của bài để chuẩn bị cho tiết sau. + Nêu các thao tác để chèn hình vào trang Web? 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
Tài liệu đính kèm: