Giáo án môn Lịch sử 6 - Ba lần kháng chiến chống quân xâm lượng mông - Nguyên

1. Mục tiêu

 a. Kiến thức

 - Biết được sức mạnh quân sự và Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ

 - Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ

 b. Kỹ năng

 - Học diễn biến trận đánh bằng cách chỉ bản đồ

 - Phân tích, đánh giá, nx các sự kiện ls.

 c. Thái độ

 - Giáo dục học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến

 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.

2. Chuẩn bị

 a. Giáo viên

 - SGK, SGV, nghiên cứu soạn giảng.

 - Tư liệu lịch sử 7

 b. Học sinh:

 - SGK, vở ghi, chuẩn bị bài

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 6 - Ba lần kháng chiến chống quân xâm lượng mông - Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢNG MÔNG - NGUYÊN
Tiết 24:
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT
 CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
1. Mục tiêu
 a. Kiến thức
	- Biết được sức mạnh quân sự và Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ
	- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ
 b. Kỹ năng
	- Học diễn biến trận đánh bằng cách chỉ bản đồ
	- Phân tích, đánh giá, nx các sự kiện ls.
 c. Thái độ
	- Giáo dục học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến
	- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
2. Chuẩn bị 
 a. Giáo viên
	- SGK, SGV, nghiên cứu soạn giảng.
	- Tư liệu lịch sử 7
 b. Học sinh:
	- SGK, vở ghi, chuẩn bị bài
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ (2’)
	- Kiểm tra phần vẽ lược đồ của học sinh
	* Đặt vấn đề: Từ xưa các bộ lạc du mục Mông Cổ sống ở những vùng thảo nguyên. Đầu tk III nhà nước Phong kiến Mông Cổ được thành lập. Vua Mông Cổ mang quân đi xâm lược khắp nơi và xây dựng một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến bờ Bắc Hải. Người xưa đã nx: vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó, vậy quân Mông Cổ có âm mưu và tiến hành xâm lược Đại Việt ntn?
 b. Dạy nội dung bài mới
? Sau khi thành lập, với lực lượng qđ mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ đã làm gì?
G Quân Mông cổ đã gieo rắc nỗi kinh hoàng, sợ hãi khắp Châu Á, Châu Âu. Vua Mông Cổ mang quân đi xâm lược khắp nơi và xây dựng một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến bờ Bắc Hải.
? Trong sgk đã miêu tả sức mạnh quân đội Mông Cổ ntn?
? Qs hình 29 sgk (55). Nx?
G 3 đoạn chữ giải thích các hình vẽ, giới thiệu sức mạnh, tổ chức quân đội, trang bị vũ khí, chiến thuật và cách đánh của người Mông Cổ.
- H1. Giới thiệu quân xâm lược Mông cổ chiến đấu trên lưng ngựa với vũ khí chủ yếu là ngọn giáo và cung tên. Trên vũ khí, binh sĩ Mông Cổ buộc những dải vải nhiều màu sắc, phất phới bay trong gió thể hiện các chiến binh đang xông pha trận mạc.
- Với đội quân mạnh mẽ đó, Thành Cát Tư Hãn và những người kế tục đã liên tiếp mở các cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phục thế giới. Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nd bị bắt hoặc bị giết làm nô lệ đến đó.
- Trong quá trình thực hiện mộng xâm lược làm bá chủ thế giới. Mông cổ đã chiếm hầu hết lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên còn một phần lãnh thổ của Trung Quốc, Mông cổ vẫn chưa thống trị được. Trong đó có Nam Tống
? Vua Mông Cổ tấn công Nam Tống vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
? Để thực hiện mục đích này, vua Mông Cổ đã làm gì? (Quân Mông Cổ do ai chỉ huy? Số lượng?)
? Vì sao muốn xl Trung Quốc, vua Mông Cổ lại cho quân xl Đại Việt trước?
? Trước khi kéo vào nước ta, vua Mông Cổ đã làm gì? Phản ứng của vua Trần Ra sao?
? Hành động này của vua Trần đã thể hiện thái độ với quân giặc ntn?
? Được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?
? Quân Mông Cổ tiến vào nước ta vào thời gian nào? và ntn?
? quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường nào?
? Vs lại bị chặn lại ở đây?
G Nhưng trước thế giặc đang mạnh, quân ta chủ động rút quân theo sông Cà Lồ về Phủ Lỗ
? Trước thế giặc mạnh, Vua Trần đã có quyết định gì?
? Em có NX gì về cuộc rút quân này của vua Trần? (theo em vua Trần rút quân vì sợ hay rút quân chiến lược?)
* Tích hợp GDBVMT
? Để góp phần đánh giặc, nhân dân Thăng Long đã làm gì?
? Em hiểu thế nào là vườn không nhà trống? 
G Khi Ngột Lương Hợp Thai cho quân tiến về Thăng Long thì trước mặt chúng là cảnh vườn không nhà trống, không 1 bóng người, không 1 chút lương thực, chúng chỉ thấy sứ giả của mình bị vứt trong ngục tối
? Trước cảnh đó quân giặc đã có hành động gì?
G Trước tình hình đó vua Trần rất lo lắng, thái sư Trần Thủ Độ đã tâu đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo 
? Câu nói của Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện điều gì?
G Câu nói của ông đã póp phần giữ vững niềm tin và quyết tâm đánh giặc của Vua Trần Thái Tông.
? Chiến lược vườn không nhà trống đã gây khó khăn gì cho quân giặc?
G Thêm nữa khí hậu Mông Cổ vốn lạnh, khô trong khi đó khí hậu nước ta nóng ẩm nên quân giặc vì không hợp khí hậu bắt đầu bị dịch bệnh
? Trước tình hình đó, vua Trần đã có quyết định gì? 
G Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang, Quân ta do vua Trần Thái Tông chỉ huy cùng Thái tử Trần Hoảng ngự lâu thuyền ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu. Cùng lúc ấy cánh quân đang vây hãm thành Thăng Long cũng nhất loạt tấn công, tạo thế áp đào từ nhiều phía. 
? Em có suy nghĩ gì về việc nhà Trần chọn tấn công quân địch bằng đổ bộ đường sông?
? Em có nx gì về cách đánh của nhà Trần?
? Kết quả của cuộc tấn công?
- Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
? Hành động của ta trước việc giặc bỏ chạy?
G Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông Cổ bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày - tập kích kịch liệt, khiến quân Mông Cổ khốn đốn. Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ không dám cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặc Bụt". 
? Kết quả của cuộc kc?
G Chiến thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc k/c chống Nguyên Mông lần 1 đã ghi dấu công lao của vua Trần TháiTông. Sau này vua Trần Nhân Tông đã ghi lại dư âm của chiến thắng năm 1258 trong niên hiệu Nguyên Phong bằng mấy câu thơ:
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ (12’)
- Đưa quân đi xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu.
- Quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ
- H2. thể hiện chiến thuật, cách đánh và sức mạnh của kị binh Mông Cổ. Quân Mông cổ biết lợi dụng điều kiện, hành động nhanh chóng. Khi đánh thành, họ thường bao vây đối phương, có khi tới vài năm, đợi khi đối phương mệt mỏi sẽ tấn công. Còn khi đánh giáp mặt họ từ trên cao quan sát kẻ địch, tiến hành bao vây, nếu thấy bất lợi họ lập tức tản ra, thoắt ẩn thoắt hiện khiến kẻ địch hoang mang, mất tinh thần mà đánh. Kị binh là ưu thế của quân đội Mông Cổ.
- Năm 1257, nhằm dùng Nam Tống làm bàn đạp xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.
- Do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân
- Vua Mông Cổ cho quân xl Đại Việt để làm bàn đạp đánh lên phía nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống và xl Đại Việt.
- 3 lần cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ hàng vua Trần, vua Trần Bắt giam sứ giả vào ngục
- Coi thường kẻ địch và kiên quyết chống giặc
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kc chống quân Mông Cổ (24’)
a. Sự chuẩn bị của nhà Trần.
- Cả nước sắm sửa vũ khí.
- Quân đội ngày đêm luyện tập.
b. Diễn biến
- 1/1258, Ngột lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân giặc tiến vào nước ta.
- Theo đường sông Thao, xuống Bạch Hạc rồi đến vùng Bình Lệ nguyên và bị chặn lại và bị chặn lại ở phòng tuyến Bình Lệ Nguyên
- Tại đây quân ta đặt phòng tuyến do vua Thái Tông chỉ huy và đánh 1 trận quyết liệt.
- Do thế giặc mạnh, vua Trần đã cho quân rút khỏi thăng Long để bảo toàn lực lượng.
- Đây là cuộc rút quân chiến lược và sáng suốt của vua Trần. Vừa giúp bảo toàn lực lượng của ta, vừa làm giảm nhuệ khí quân giặc
- Theo lệnh triều đình, nd Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, vua Trần cho quân xuôi về Thiên Mạc. (Duy Tiên, Hà Nam)
- Một phương thức đấu tranh chống xl chỉ cảnh nhà cửa, vườn tược bỏ trống ở nơi quân địch đang kéo đến chiếm đóng
- Quân Mông Cổ điên cuồng tàn phá kinh thành, lùng bắt, giết hại những người còn sót lại.
- thể hiện niềm tin quyết thắng của quân và dân ta. 
- Ở Thăng Long chưa đầy một tháng quân giặc đã gặp khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo hoa màu của dân. nhưng nd đã chống trả quyết liệt (đánh theo lối du kích) nên lực lượng của chúng bị tiêu hao dần
- Nhân cơ hội này quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. (bến s.hồng ở phố hàng than, hn ngày nay)
- Hạn chế được sức cơ động và sức đột kích bằng kị binh của quân Mông Cổ.
- có kế sách đúng, sử dụng cách đánh phù hợp, biết chớp thời cơ
- 29.1.1258, quân Mông Cổ thua trận, rút khỏi Thăng Long chạy về nước.
- Ta tiến hành truy kích, quân Hà Bổng chặn đánh ở Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai)
c. Kết quả
- Kc kết thúc thắng lợi.
Dịch:
Người lính già tóc bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 14_12189953.doc