I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
- Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng việc dời đô về Thăng Long.
- Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội
2/ Thái độ Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.
- Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
3/ Kỹ năng .Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.
II . CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Phấn viết bảng, thước kẻ, SGK, giáo án lịch sử
2. Học sinh: Sách giáo khoa lịch sử, vở ghi lịch sử, Bút viết thước kẻ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tuần 7: Ngày Soạn: 28/9/2013 Tiết 13: Ngày dạy: 01/10/2013 CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ ( THẾ KỶ XI – XII BÀI 10 : NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp học sinh : Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng việc dời đô về Thăng Long. Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội 2/ Thái độ Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt. Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 3/ Kỹ năng .Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài. II . CHUẨN BỊ: Giáo viên : Phấn viết bảng, thước kẻ, SGK, giáo án lịch sử Học sinh: Sách giáo khoa lịch sử, vở ghi lịch sử, Bút viết thước kẻ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Nhà Đinh xây dựng đất nước như thế nào? Đáp án - Năm 968, lên ngôi hoàng đế. + Đặt tên nước : Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư + Niên hiệu : Thái bình. + Đặt quan hệ bang giao với nhà Tống. - Phong vương cho các con. - Giao cho người thân tín giữ chức vụ chủ chốt - Đúc tiền riêng và trừng trị kẻ phạm tội. 2/Giới thiệu bài mới Như chúng ta đã biết, năm 979 Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra nhà Tiền Lê. Trải qua quá trình xây dựng, nhà tiền Lê đã có những đóngh góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng sau khi Lê Hoàn qua đời, nội bộ triều đình đã có những thay đổi gì, nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào ? -> bài hôm nay. 3/ Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt Động 1:Tìm hiểu sự thành lập nhà Lý - Gọi học sinh đọc Sgk từ năm 1005 -> thành lập. + Hoàn cảnh nào dẫn tới sự thành lập nhà Lý ? * Giáo viên trình bày: Sau khi Lê Hoàn mất, Lê Long Việt lên nối ngôi – được 3 ngày thì Lê Long Đĩnh sai một tên kẻ trộm trèo tường vào giết chết - Nêu một vài nét về tiểu sử của Lý Công Uẩn ? - Sau khi lên ngôi , Lý Công Uẩn đã làm gì ? – Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long ? => Thăng Long trở thành đô thị phồn thịnh( học sinh đọc phần chữ in nghiêng về quy mô của thành Thăng Long Sgk trang 36 ) - Nhà Lý đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? + Vua theo chế độ cha truyền con nối ( Hoàng tử được nối ngôi phải đi ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống dân tình ) + Giao những chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ. Đặt lệ “ Ai là con cháu quan lại mới được làm quan” - Vì sao nhà Lý lại giao những chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ ? ( Bảo vệ quyền lợi của dòng họ, tránh sự tranh chấp dẫn đến sự lật đổ) Hoạt Động 2:Tìm hiểu Luật pháp và quân đội. - Học sinh đọc phần nhận xét Sgk trang 37 -> Nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ luật hình thư thời Lý ?( Xã hội ổn định, nhân dân yên tâm sinh sống và làm việc) Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách tổ chức quân đội thời lý? + Cấm quân : lựa chọn kỹ càng về lí lịch và sức khoẻ.. + Quân địa phương ( Tổ chức chặt chẽ, huấn luyện kỹ càng, tính kỷ luật cao. Đặc biệt là chính sách ngụ binh ư nông rất tối ưu– đảm bảo sx, đời sống bình thường, mọi người đều có thể tham gia chiến đấu khi xảy ra chiến tranh) - Để tăng cường sức mạnh quốc gia, nhà Lý đã làm gì ? - Em có suy nghĩ gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi và các nước láng giềng ? ( Đúng đắn, mềm dẻo, góp phần củng cố nền thống nhất) 1/ Sự thành lập nhà Lý a.Hoàn cảnh - Năm 1005, Lê Hoàn mất , Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 qua đời - Do triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, tôn Lý Công Uẩn lên làm vua-> nhà lý thành lập ( năm 1009) - Năm 1010 đặt niên hiệu là thuận thiên, dời đô về Đại La ( đổi tên thành Thăng Long ) b. Tổ chức bộ máy nhà nước - Năm 1054 đổi tên nước là Đại Việt * Ở trung ương - Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. - Giúp vua có đại thần, các quan văn võ. * Ở địa phương. - Chia nước làm 24 lộ, phủ. - Dưới là huyện, hương và xã. Kl: Chính quyền quân chủ , nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân giữa vua với dân chưa phải đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc dễ sâu bền 2/ Luật pháp và quân đội. a.Luật pháp - Năm 1042. ban hành bộ luật hình thư. * Nội dung : Sgk trang 37. b. Quân đội. - Có quân bộ và quân thủy - Gồm hai bộ phận : Cấm quân và quân địa phương - Thực hiên chính sách “ ngụ binh ư nông ” - Có nhiều binh chủng: Bộ binh, thủy.Vũ khí còn thô sơ. * Thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc trong nước. - Đặt quan hệ hoà hiếu lâu dài với nhà Tống, Champa, Chân Lạp. - Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ 4 .Củng Cố: Năm 1009, nhà Lý được thành lập và thực hiện nhiều biện pháp để củng cố bộ máy nhà nước. Để củng cố quốc gia, nhà Lý đã chú ý xây dựng luật pháp, quân đội, đòan kết và thi hành chính sách đối ngoại kiên quyết. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài theo các câu hỏi Sgk. Vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước vào vở học. Chuẩn bị bài mới : Bài 11 phần I IV .Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: