Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Âm mưu xâm lược của nhà Tống

- Nhà Lý chủ động tiến công trước để tự vệ

- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

- Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống

- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt

2.Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc và biết ơn anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.

3. Kỹ năng

- Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý thường Kiệt chỉ huy

- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

II. Chuẩn bị

- Lược đồ kháng chiến chống Tống

- Lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt (GV phô tô trong SGK)

III. Họat động dạy và học

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Câu 2: Pháp luật và quân đội thời Lý?

3. Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 12170Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 –Tiết 15
Ngày dạy: 05/10/2011
Lớp dạy:7a5, 7a4, 7a6
	BÀI 11:CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
XÂM LƯỢC TỐNG ( 1075-1077)
TIẾT 1: I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT ( 1075-1076)
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức
- Âm mưu xâm lược của nhà Tống 
- Nhà Lý chủ động tiến công trước để tự vệ 
- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống 
- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt 
2.Thái độ 
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc và biết ơn anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.
3. Kỹ năng
- Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý thường Kiệt chỉ huy
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II. Chuẩn bị 
- Lược đồ kháng chiến chống Tống 
- Lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt (GV phô tô trong SGK)
III. Họat động dạy và học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nhà Lý được thành lập như thế nào?
Câu 2: Pháp luật và quân đội thời Lý?
3. Bài mới.
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống là gì? Những hành động của nhà Tống?
 HS đọc đoạn 1Sgk . 
Tình hình nước Tống trước khi xâm lược Đại Việt?
-Ngân khố hao hụt
-Nội bộ mâu thuẫn
-Nhân dân đấu tranh
-Bộ tộc người Liêu, Hạ quấy nhiễu.
Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Giải quyết khó khăn trong nước.
Xúi giục Champa đánh lên phía nam
Ngăn cản việc mua bán nhân dân 2 nước ở phía bắc 
Nhà Tống xúi dục Champa đánh lên phía nam nhằm mục đích gì?
Làm cho Đại Việt suy yếu -> tạo điều kiện cho nhà Tống xâm lược nước ta.
Đứng trước âm mưu xâm lược đó nhà Lý đối phó bằng cách nào? Chủ trương của Lý Thường Kiệt?
-Cử thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
- HS đọc đoạn in nghiêng về Lý Thường Kiệt trong Sgk . 
-Lý thường Kiệt giới thiệu Lý Đạo Thành một đại quân có uy tín cùng bàn việc nước.
-Lý thánh Tông, Lý thường Kiệt đem 5 vạn quân đánh Champa.
Kết quả: vua Champa bị bắt làm tù binh, buộc Champa phải cắt 3 châu ( Quảng bình, Quảng trị ngày nay) để chuộc vua về.
-Tiến công trước để tự vệ.
Tấn công vào 3 địa điểm tập trung quân lương của nhà Tống: Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm
GV tường thuật trên lược đồ 
 Quân bộ: Thân Cảnh Phúc và Tông Đản -> Ung Châu (Q.Tây)
 Quân thủy: Lý Thường Kiệt -> Châu Khâm và Châu Liêm (Q.Đông) 
-Kết quả?
-> Chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực ngay khi chúng chưa vào nước ta => đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là xâm lược.
Tại sao nói đây là cuộc tiến công tự vệ chứ không phải là xâm lược?
HS tiến hành thảo luận 1 phút
Ta chỉ tấn công căn cứ quân sự, kho lương thảo, vũ khí để xâm lược Đại Việt.
Khi hoàn thành mục đích ta rút quân về nước.
è Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
Việc chủ động tấn công có ý nghĩa thế nào?
Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống.
1.Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
-Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam
-Ngăn cản việc buôn bán của nhân dân hai nước và dụ dỗ các tù trưởng dân tộc 
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
-Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy 
-Quân đội được luyện tập và canh phòng ngày đêm 
-Đem quân đánh Champa
-Thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ
-Tháng 10-1075 Lý thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống
-Hạ thành Ung Châu, quân ta rút về nước
4.Củng cố
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
- Diễn biến cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý vào đất Tống trên bản đồ?
5. Dặn dò
- Học bài
-Soạn tiếp phần II. Giai đoạn 2 (1076-1077)
Câu 1: Tại sao nhà Lý chọn sông Như Nguyệt để đối phó với quân Tống?
Câu 2: Nét độc đáo và sáng tạo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
IV. Rút kinh nghiệm. 
Tuần 8 –Tiết 16
Ngày dạy: 07/10/2011
Lớp dạy:7a5, 7a4, 7a6
 Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 
 (1075-1077)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
2.Thái độ
-Giáo dục về lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
3. Kỹ năng
-Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt.
II. Chuẩn bị .
- Lược đồ kháng chiến chống Tống 
-Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến như Nguyệt
-Tư liệu về Lý thường Kiệt.
III. Họat động dạy và học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Câu 1:Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
Câu 2:Dùng lược đồ để trình bày về hành động tự vệ của nhà nhân dân ta? Hành động đó có phải là xâm lược hay không, tại sao?
3. Bài mới
.
Mục tiêu: Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt. 
 HS đọc phần 1Sgk . 
Sau khi rút khỏi Ung Châu, Lý thường Kiệt làm gì? Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để làm phòng tuyến chặn giặc?
GV sử dụng lược đồ sông Như Nguyệt 
Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng
Lý Kế Nguyên -> vùng biển Đông Bắc-> quân thủy
 Xây dựng phòng tuyến sông cầu -> Như Nguyệt -> quân bộ.
- Tù trưởng mai phục ở biên giới
=> Thủy bộ liên kết vững chắc
Lồng ghép môi trường: Sông Như Nguyệt và việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Vị trí chặn ngang các hướng tấn công từ quảng Tây sang Thăng Long.
- Chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
- GV đọc tài liệu.
Sau thất bại ở Ung Châu, thái độ của nhà Tống thế nào? Cách đối phó của quân ta?
-Căm tức, chuẩn bị ráo riết để xâm lược Đại Việt.
-Cuối 1076 quân Tống gồm: 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu => Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy.
-Thủy-> Hòa Mâu theo đường biển vào tiếp ứng 
GV sử dụng lược đồ để trình bày 
Mục tiêu: học sinh nắm được diễn biến và kết quả trận chiến trên sông Như Nguyệt.
Lồng ghép môi trường: Diễn biến cuộc chiến đấu
Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ làm gì? Tại sông Như Nguyệt tình hình giặc như thế nào?Cách đối phó của quân ta 
Bắc cầu phao, đóng bè vượt sông tấn công phòng tuyến của ta nhưng thất bại.
Chán nản, mệt mỏi
-Lý Thường Kiệt đánh vào tâm lý -> đọc thơ “Nam Quốc Sơn Hà”
=> Tăng thêm sức mạnh quân ta, làm khiếp nhược quân giặc.
GV tường thuật trên bản đồ.
Tại sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa?
Tránh hao tổn sức người, sức của.
Muốn hòa bình cho 2 nước
Thể hiện tính nhân đạo.
Thảo luận nhóm: hãy tìm những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Chủ động tiến công trước để tự vệ 
Đánh vào tâm lí -> đọc thơ
Kết thúc mềm dẻo-> giảng hòa
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử?
Nhân dân đoàn kết
Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
1.Kháng chiến bùng nổ
a.Chuẩn bị
-Các địa phương được lệnh bố phòng.
-Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Đông Bắc.
-Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
b.Diễn biến:
-Cuối 1076 quân Tống kéo vào nước ta.
-Đầu 1077 ta đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của giặc, buộc chúng phải đóng ở bờ Bắc sông Như Nguyệt ( S.Cầu)
-Quân thủy của giặc bị Lý Kế Nguyên chặn đánh ở vùng ven biển.
2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
 a.Diễn biến
-Quân Tống cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng thất bại.
-Quân ta bất ngờ phản công vào cuối xuân 1077
b.Kết quả
Quân Tống thất bại, chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
c.Ý nghĩa
-Là chiến thắng tuyệt vời chống ngoại xâm.
-Giữ vững nền độc lập.
-Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.
4. Củng cố
4.1: Vì sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống Tống?
4.2: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Chủ động tiến công trước để tự vệ 
Đánh vào tâm lí -> đọc thơ
Kết thúc mềm dẻo-> giảng hòa
5. Dặn dò
-Về nhà học bài 
-Soạn bài 12: Đời sống kinh tế-văn hóa 
Phần I: Đời sống kinh tế
Câu 1: Sự chuyển biến của nền nông nghiệp?
Câu 2: Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp?
IV.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077).doc