Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỷ XVIII

A. Mục tiêu bài học

1. Về mặt kiến thức

- Nêu được những nét chính về tình hình chính trị - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.

- Liệt kê được một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động, kết quả.

- Phân tích được tính chất, quy mô, ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.

2. Về mặt kỹ năng

- Rèn luyện được kỹ năng tư duy môn học: miêu tả, tường thuật, phân tích, đánh giá, nhận xét về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.

- Hình thành được kỹ năng thực hành môn học: sử dụng lược đồ, tranh ảnh; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

3. Về mặt thái độ

- Hình thành được thái độ phê phán chính sách thống trị của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đối với người nông dân.

- Giáo dục học sinh có thái độ đồng cảm với người nông dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu và chính

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỷ XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Bùi Thị Ngà – Trường THCS Hàn Thuyên
Ngày soạn: 28/2/2015
Ngày dạy: 02/03/2015
TIẾT 50. BÀI 24
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII
Mục tiêu bài học
Về mặt kiến thức
Nêu được những nét chính về tình hình chính trị - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
Liệt kê được một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động, kết quả.
Phân tích được tính chất, quy mô, ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
Về mặt kỹ năng
Rèn luyện được kỹ năng tư duy môn học: miêu tả, tường thuật, phân tích, đánh giá, nhận xét về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
Hình thành được kỹ năng thực hành môn học: sử dụng lược đồ, tranh ảnh; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Về mặt thái độ
Hình thành được thái độ phê phán chính sách thống trị của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đối với người nông dân.
Giáo dục học sinh có thái độ đồng cảm với người nông dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu và chính nghĩa của người nông dân.
Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên
Soạn giáo án,chuẩn bị tài liệu
+ SGK Lịch sử lớp 7 (Chương trình chuẩn).
+ Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2001.
+ Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, 1999.
Chuẩn bị phương tiện, phương pháp dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu, bảng viết.
+ Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
+ GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan...
Học sinh
- Chuẩn bị SGK, vở ghi, trả lời các câu hỏi sgk
Tiến trình bài dạy
Ổn định, kiểm tra (5 phút)
Câu hỏi:Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ Quốc Ngữ trở thành chữ viết chính thống của dân tộc ta?
Giới thiệu bài mới (2 phút)
Lịch sử phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XVIII với nhiều những biến đổi, đặc biệt là vấn đề chính trị, từ cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, đến cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước thành hai đàng: Đàng Trong – Đàng Ngoài. Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến nước ta bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi đến Đàng Trong, các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chính quyền phong kiến liên tục nổ ra, các nhà sử học nhận định: Thế kỷ XVIII là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân. Vậy nguyên nhân, diễn biến, kết quả và tính chất của các cuộc khởi nghĩa nông dân như thế nào, trước tiên chúng tìm hiểu bài 24: “Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài”.
Bài mới
Hoạt động Dạy – Học
Kiến thức cơ bản HS cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII (10 phút)
GV sử dụng tư liệu lịch sử khắc họa tình hình chính trị ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII:
“Từ khi họ Trịnh cầm quyền, thì bên nhà vua gọi là Triều đình, bên phủ chúa gọi là Phủ liêu. Phàm những việc chính trị và quân dân đều do bên phủ chúa định đoạt hết cả, cho nên người ta thường dùng chữ Phủ liêu, chứ không mấy khi dùng chữ Triều đình, vì Triều đình chỉ còn cái hư vị, chứ không còn quyền gì nữa...” (Trích Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim) 
Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây dựng nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào “vũng bùn” ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, “chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng”.
Quan lại xét xử “đục nước béo cò”, để cho kẻ gian xảo lọt lưới pháp luật, kẻ điêu toa được múa mép, kẻ lý ngay đành phải chịu thua”(Thông sức của Ngự sử đài năm 1719)
- HS trả lời câu hỏi: “Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài?”
- GV nhận xét và mở rộng, tích hợp tài liệu văn học để HS nhận thức rõ hơn về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
+ Ở các thế kỷ trước trong các giai đoạn thịnh trị, chính quyền phong kiến rất coi trọng việc tuyển chọn nhân tài.
+ Đầu thế kỷ XVIII, chúa Trịnh thực hiện cho dân nộp thóc hay tiền để được bổ nhiệm quan phẩm. Chuyện mua quan bán tước trở nên phổ biến:“Trăm quan thì được tước hầu/ Mười quan tước bá ai nào kém ai”
 Tư tưởng “chính danh định phận” không còn nữa” nhường chỗ cho quan niệm: “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
+ Trước kia, quan là phụ mẫu của nhân dân thì bây giờ trở thành kẻ ức hiếp người nghèo: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
- HS đọc tư liệu lịch sử miêu ta đời sống nông dân trong SGK trả lời câu hỏi: “Sự mục nát của chính quyền phong kiến họ Trịnh dẫn đến hậu quả gì?”
- GV nhận xét, giả thích thêm:
+ Nhân dân chịu cảnh thuế khóa, binh dịch nặng nề: “Lính vua, lính chúa lại lính làng/ Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra”
+ Nạn đói xảy ra thường xuyên, đời sống nhân dân khổ cực, lầm than: 
“Than ôi! Lạ thay chim lợn kêu/
Năm canh gào thét gió vi vu/ Thái sơn nghiêng ngả, ngày u ám/ Đất bằng nổi sóng, mịt mù mây/ Hồng nhạn kêu buồn, tan tác bay/ Sài lang ngang dọc giữa đường đi”
+ GV chốt ý: Chính sách thống trị của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài dẫn tới mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến, quy mô, tính chất, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân (20 phút)
 GV cho HS quan sát lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài và chỉ ra ranh giới Đàng Ngoài và Đàng Trong cho HS.
- HS quan sát bản đồ và liệt kê các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn theo bảng sau: 
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
1737
1738 -1770
1740 - 1751
1741 - 1751
1739 - 1769
 HS trả lời câu hỏi: “Trong các cuộc khởi nghĩa trên , cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất?”
 GV giới thiệu về Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất
+ Nguyễn Hữu Cầu: xuất thân từ một gia đình nghèo ở Đồng Nổi (Thanh Hà, Hải Dương), giỏi bơi lặn nên gọi là Quận He, bất bình cảnh quan lại tham nhũng, Nguyễn Hữu Cầu tham gia vào các vụ cướp thuyền buôn, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu hoạt động chủ yếu ở Hải Phòng, sau đó phát triển lên vùng Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Hoàng Công Chất là một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài, đại bàn hoạt động chủ yếu ở Sơn Nam, sau đó phong trào phát triển lên vùng núi Hưng Hóa, Lai Châu. Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông là Công Toản không dủ sức tiếp tục sự nghiệp của cha, phong trào bị dập tắt năm 1769.
- GV hướng dẫn HS sử dụng lược đồ để tìm hiểu về sự phát triển của phong trào khởi nghĩa nông dân về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài để tìm hiểu quy mô của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- HS trả lời câu hỏi: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân ra sao? Tại sao các cuộc khởi nghĩa đó lại thất bại?
- GV nhận xét chốt ý.
- HS trả lời câu hỏi: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
- GV nhân xét và chốt ý: Cuộc chiến đấu quyết liệt của nông dân “được làm vua, thua làm giặc”, “cả đời khốn khổ chua cay, ước sao có được một ngày làm vua” tuy chưa giành được thắng lợi nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, sự đổ vỡ nghiêm trọng của nhà nước Lê – Trịnh, nó chuẩn bị mảnh đất thuận lợi cho thắng lợi của phong trào nông dân sau này.
Tình hình chính trị
Vào giữa thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp
+ Vua Lê bù nhìn
+ Vua, chúa ăn chơi vô độ
+ Quan lại, binh lính hoành hành đục khoét nhân dân
Hậu quả:
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, nạn đói xẩy ra thường xuyên.
+ Đời sống nhân dân khổ cực
Bùng lên các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chính quyền phong kiến
Những cuộc khởi nghĩa lớn
Khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ rộng khắp.
Các cuộc khởi nghĩa lớn
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
1737
Nguyễn Dương Hưng
Sơn Tây
1738 - 1740
Lê Duy Mật
Thanh Hóa, Nghệ An
1740 - 1751
Nguyễn Danh Phương
Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Tuyên Quang
1741 - 1751
Nguyễn Hữu Cầu
Hải Phòng, Bắc Ninh, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An
1739 - 1769
Hoàng Công Chất
Sơn Nam, Lai Châu
Kết quả: thất bại
- Tính chất: Là phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỷ XVIII
- Ý nghĩa: 
+ Làm lung lay chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài.
+ Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết chống áp bức của người nông dân.
+ Tạo điều kiện cho phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn sau này.
4. Củng cố bài học (5 phút)
GV hướng dẫn HS lập bản đồ tư duy về nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
5. Hướng dẫn về nhà (3 phút)	
- Học thuộc bài.
- Đọc, tìm hiểu bài mới
+ Tình hình xã hội Đàng Trong nửa đầu thế kỉ XVIII.
+ Khởi nghĩa Tây Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_24_Khoi_nghia_nong_dan_Dang_Ngoai_the_ki_XVIII.doc