Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

 - Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định: Diện tích đất đai được mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.

 - Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.

 - Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành văn hóa Thăng Long.

2. Tư tưởng:

 - GD lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ và xây dựng nền văn hóa dân tộc.

 - Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ.

 - Xây dựng niềm tin vào sức mạnh, khả năng sáng tạo và óc thẩm mĩ của nhân dân ta, tin tưởng vào công cuộc xây dựng và phát triển KT- VH- XH hiện nay.

3. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, đánh giá, lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.

B. Chuẩn bị: Tranh ảnh về các thành tựu thời Lý: Chùa Một Cột, Văn Miếu.

C. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11626Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 17:
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
	- Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định: Diện tích đất đai được mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
	- Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.
	- Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành văn hóa Thăng Long.
2. Tư tưởng:
	- GD lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ và xây dựng nền văn hóa dân tộc.
	- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ.
	- Xây dựng niềm tin vào sức mạnh, khả năng sáng tạo và óc thẩm mĩ của nhân dân ta, tin tưởng vào công cuộc xây dựng và phát triển KT- VH- XH hiện nay.
3. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, đánh giá, lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
B. Chuẩn bị: Tranh ảnh về các thành tựu thời Lý: Chùa Một Cột, Văn Miếu.
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
	Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, đất nước được thanh bình. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta chứng minh. Người Việt không chỉ giỏi trong chiến đấu chống xâm lược mà còn rất sáng tạo, anh hùng trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế. Nhân dân thời Lý đã đạt được những bước phát triển về KT như thế nào?
I. Đời sống kinh tế
Hoạt động 1: Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?): Ngành KT chủ yếu và quan trọng nhất trong XHPK là ngành nào?
à Dưới thời Lý, nông nghiệp vẫn là nền tảng KT chủ yếu của nước ĐV.
(?): Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của ai? Được phân chia sản xuất như thế nào?
HS: Đọc phần in nghiêng mục 1.
(?): Qua đoạn đối đáp giữa nhà vua và viên quan, em có nhận xét gì về thái độ của vua Lý đối với sản xuất nông nghiệp.
(?): Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
à Khuyến khích phát triển nông nghiệp.
(?): Nhà Lý đã có những biện pháp gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
TL: Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển (N4, tg 2’).
- Nhà nước quan tâm tới sản xuất nông nghiệp.
- Nhân dân chăm lo sản xuất.
GV: Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ổn định là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của TCN và thương nghiệp đương thời.
1.Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, do nông dân canh tác.
- Nhà Lý rất quan tâm sản xuất nông nghiệp.
- Đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển:
 + Tổ chức lễ cày tịch điền.
 + Khuyến khích khai hoang, làm thủy lợi.
 + Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
à Kết quả: Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
Hoạt động 2: Thủ công nghiệp và thương nghiệp
(?): Hãy kể tên các nghề TC truyền thống? Thời Lý, những nghề TC nào phát triển?
(?): Tại sao nói các sản phẩm gốm không chỉ là những vật dụng phổ biến mà còn là tác phẩm nghệ thuật?
HS: Quan sát H22 và nhận xét về các sản phẩm gốm thời kỳ này?
(?): Em nghĩ gì về hàng tơ lụa của ĐV thời đó? Vì sao nhà Lý không sử dụng gấm vóc của nhà Tống?
à Sản phẩm tơ lụa có chất lượng cao, nhà Lý muốn nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trong nước.
(?): Bước phát triển mới của TCN thời Lý là gì?
(?): TCN phát triển, sản phẩm được làm ra nhiều, đa dạng, chất lượng cao tạo điều kiện cho ngành kinh tế nào phát triển?
(?): Hoạt động thương nghiệp thời Lý như thế nào?
(?): Vì sao Vân Đồn trở thành nơi buôn bán tấp nập, sầm uất?
à Vị trí thuận lợi cho giao thương.
(?): Tại sao nhà Lý chỉ cho các thương nhân nước ngoài buôn bán ở hải đảo, biên giới mà không cho họ tự do đi lại trong nội địa?
à Đề cao cảnh giác, tự vệ đối với các nước, đặc biệt là nhà Tống.
(?): Sự phát triển của TCN và thương nghiệp chứng tỏ điều gì?
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
a. Thủ công nghiệp:
- Rất nhiều nghề TC phát triển và được mở rộng.
- Tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao: Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên...
b. Thương nghiệp:
- Hoạt động buôn bán trao đổi trong và ngoài nước được mở mang, phát triển.
- Cảng Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất.
à Nhân dân ĐV có đủ khả năng xây dựng nền KT tự chủ, phát triển.
II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa
Hoạt động 3: Những thay đổi về mặt xã hội
(?): Trong XH thời Lý có những tầng lớp cư dân nào? Vẽ sơ đồ phân hóa giai cấp?
Quan lại
Hoàng tử, công chúa
Nông dân giàu
Được cấp hoặc có ruộng
Địa chủ
Nông dân
(Từ 18t trở lên)
Được nhận ruộng đất công của làng xã
Nông dân thường
Nông dân
Không có ruộng
Nhận ruộng của ĐC
Cày cấy, nộp tô cho ĐC
Nông dân tá điền
(?): So với thời Đinh- Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
(?): Đời sống của các tầng lớp trong giai cấp bị trị như thế nào?
à Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều
Hoạt động 4: Giáo dục và văn hóa
HS: Đọc từ đầu đến “1000 người ở Thăng Long làm sư”.
(?): Văn miếu được xây dựng năm nào? Nhằm mục đích gì?
(?): Việc tuyển chọn quan lại diễn ra như thế nào? So với thời Đinh- Tiền Lê có gì khác?
à Nhà Lý quan tâm đến giáo dục, chọn được nhiều nhân tài để phục vụ đất nước.
(?): Vị trí của đạo Phật thời Lý?
à Đạo phật được sùng bái, phát triển mạnh.
Giảng: 
- Tượng phật Adiđà nằm trong chùa Phật Tích thuộc Bắc Ninh được xây dựng ở TK VII- X. Bức tượng được vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057.
- Chùa Một Cột có tên là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Chuyện kể, khi vua về già chưa có con trai nên vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm, vua mơ thấy đức phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua.
(?): Đời sống sinh hoạt và văn hóa dân gian diễn ra như thế nào?
à Thời Lý, nhân dân thích ca hát, nhảy múa. Các hoạt động văn hóa, lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hàng năm ở khắp nơi.
(?): Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lý có gì nổi bật?
HS: Quan sát H24, H25 và nêu nhận xét.
à Các công trình kiến trúc có quy mô lớn, trình độ điêu khắc ngày càng tinh vi, thanh thoát.
GV: Giới thiệu cho HS quan sát hình rồng thời Lý à Được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo.
TK: Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa riêng của dân tộc- Văn hóa Thăng Long.
a. Giáo dục:
- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu để làm nơi dạy học các hoàng tử.
-1075: mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại.
- 1076: Xây dựng Quốc Tử Giám.
- Đạo Phật phát triển rộng khắp trong nhân dân.
b. Văn hóa:
- Đời sống văn hóa dân gian phong phú.
- Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển: Tháp Báo Thiên, chùa Một Cột.
à Đa dạng, độc đáo, linh hoạt à Văn hóa Thăng Long.
4. Củng cố:
	- Trình bày những thay đổi trong XH thời Lý?
	- Nêu những thành tựu về giáo dục, văn hóa thời Lý?
5. Dặn dò:
	- HS học và làm bài tập lịch sử.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Thăng Long thời Lý.	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12.Đời sống kinh tế, văn hóa (2).doc