Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :

- Thế kỷ XIII, Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.

- Quân đội và quốc phòng của Đại Việt hùng mạnh, kinh tế phát triển.

 2/ Tư tưởng.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước.

 3/ Kỹ năng.

- Làm quen với phương pháp so sánh.

II . CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Phấn, thước kẻ,giáo án,

2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử

III. TIẾN TRÌNH:

 1/ Kiểm tra bài cũ.

 - Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức như thế nào ? So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì thay đổi ?

- Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật dưới thời Trần ?

 2/.Giới thiệu bài mới: Nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước, không những đã tăng cường củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh mà còn thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và pháp triển kinh tế.

3.Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày Soạn: 25 – 10 – 2011.
Tiết 22. Ngày Dạy: 28 – 10– 2011
 Bài 13 :
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII ( Tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
Thế kỷ XIII, Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.
Quân đội và quốc phòng của Đại Việt hùng mạnh, kinh tế phát triển.
 2/ Tư tưởng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước.
 3/ Kỹ năng.
Làm quen với phương pháp so sánh.
II . CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phấn, thước kẻ,giáo án,
2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử 
III. TIẾN TRÌNH:
 1/ Kiểm tra bài cũ.
 - Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức như thế nào ? So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì thay đổi ?
Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật dưới thời Trần ?
 2/.Giới thiệu bài mới: Nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước, không những đã tăng cường củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh mà còn thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và pháp triển kinh tế.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt Động 1: Tìm hiểu nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
- Gọi học sinh đọc mục 1 Sgk -> Vì sao khi mới thành lập , Nhà Trần rất quan tâm tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng ?
 ( Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm )
- Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào ?
 + Cấm quân : Lựa chọn những thanh niên khỏe mạng ở quê hương họ Trần.
 + Quân ở các lộ : Đồng bằng ( Chính binh ), Miền núi ( Phiên binh )
- Vì sao nhà Trần chỉ lựa chọn những thanh niên khỏe mạnh ở quên hương họ Trần ? ( Tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ vua và kinh thành )
- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách và chủ trương nào ? ( Chọn quân không cần số lượng mà chỉ cần những người giỏi )
* Giáo viên cho học sinh quan sát và mô tả hình 27 Sgk - thể hiện điều gì ? ( Tinh thần thượng võ của nhân dân Đại Việt )
- Em có nhận xét gì về quân đội dưới thời Trần ?
* Học sinh chia nhóm thảo luận : Quân đội thời Trần có gì giống và khác so với quân đội thời Lý ?
 + Giống : Gồm hai bộ phận, thực hiện chính sách ngụ binh ư nông.
 + Khác : Cấm quân tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh ở quê hương họ Trần, Lấy quân chủ yếu là chất lượng không cần số lượng.
- Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì ?
- Vì sao nhà Trần lại chú trọng tới công tác bảo vệ vùng biên giới ?
Hoạt Động 2: Tìm hiểu phục hồi và phát triển kinh tế
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?
- Tên của chức quan đặt để trông coi việc đắp đê ? 
( hà đê sứ )
=> Gọi học sinh đọc “Vua Trần.bãi biển”
- Em có nhận xét gì về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần ?( Phù hợp, kịp thời, diện tích canh tác mở rộng, hệ thống thủy lợi phát triển, mùa màng xanh tươi )
- Về thủ công nghiệp có đặc điểm gì ?
- Kể tên các nghề thủ công trong nhân dân ? ( Làm gốm, tráng men, đúc đồng, làm giấy) -> Giới thiệu hình 28 Sgk cho học sinh.
- Về thương nghiệp dưới thời Trần ra sao ?
 + Ở cac làng quê chợ mọc lên nhiều.
 + Kinh thành Thăng Long có 61 phố phường.
 + Ở các cửa biển buôn bán diễn ra sôi nỗi.
- Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần ?
II NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
 1.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
a/Quân đội
- Gồm có hai bộ phận : cấm quân và quân ở các lộ.
- Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông.
- Chủ trương : “ Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”
- Được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
b/ Quốc phòng
- Canh giữ các nơi hiểm yếu.
- Thường xuyên tuần tra , xem xét.
2.Phục hồi và phát triển kinh tế.
a/ Nông nghiệp
- Chú trọng việc khai hoang, mở rộng diện tích.
- Đắp đê phòng lụt.
- Nạo vét kênh mương.
- Năm 1266, có chính sách lập điền trang.
b/ Thủ công nghiệp
- Có xưởng thủ công của nhà nước.
 Thủ công cổ truyền có nhiều ngành nghề.
c/ Thương nghiệp
- Trao đổi trong và ngoài nước phát triển mạnh.
 4/ Cũng cố:
Để ổn định và giữ vững nền độc lập, nhà Trần rất chú trọng tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
Kinh tế dưới thời Trần phát triển rất mạnh về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
 5/ Hướng dẫn về nhà
Học bài theo các câu hỏi Sgk trang 54.
Chuẩn bị bài mới : bài 14 phần I
Quan sát hình 29 Sgk tập mô tả, xem trước lược đồ hình 30 Sgk trang 56.
. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc