I/ - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh thấy được trong 3 lần xâm lược nước ta, nhất là ở lần thứ 2, thứ 3, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo.
- Giúp học sinh nắm được diễn biến cơ bản nhất về 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thời Trần.
- Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến đó.
- Làm cho học sinh thấy được cả 3 lần kháng chiến đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách lớn ; so sánh lực lượng giữa ta và quân Nguyên rất chênh lệch. Song, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.
- Thấy được ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi.
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng, nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
Tuần: 12 Tiết: 23 Ngày soạn: 15/ 10/ 2013 BÀI 14 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN ( THẾ KỈ XIII) I/ - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp học sinh thấy được trong 3 lần xâm lược nước ta, nhất là ở lần thứ 2, thứ 3, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo. - Giúp học sinh nắm được diễn biến cơ bản nhất về 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thời Trần. - Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến đó. - Làm cho học sinh thấy được cả 3 lần kháng chiến đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách lớn ; so sánh lực lượng giữa ta và quân Nguyên rất chênh lệch. Song, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang. - Thấy được ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi. 2. Tư tưởng Bồi dưỡng, nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc. 3. Kĩ năng - Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi khi tự học ở nhà. - Biết phân tích, so sánh, đồi chiếu diễn biến của 3 lần kháng chiến. II/ - THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) chống quân Mông Cổ xâm lược III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Oån định lớp Kiểm tra bài cũ: 5 phút -Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng? - Để phục hồi và phát triển kinh tế nhà Trần đã làm gì? 3. Bài mới Sau khi nắm chính quyền, nhà Trần đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng bộ máy Nhà nước, phục hồi sản xuất, vua tôi nhà Trần còn phải chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với những âm mưu xâm lược của bọn phong kiến Mông - Nguyên. Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào xâm lược nước ta. Vậy cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào ? TG Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 10/ 23/ Học sinh đọc SGK GV : Chỉ đất nước Mông Cổ và nước Đại Việt trên bản đồ các nước châu Á Giới thiệu học sinh quan sát H.29-SGK và một số hình quân Mông Cổ GV : Qua các hình ảnh trên em có nhận xét gì về quân Mông Cổ ? (Quân đội rất lớn mạnh,rất tàn bạo, có tổ chức, trang bị tốt.) GV:Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập võ nghệ từ mùa xuân sang mùa đông, ngày ngày săn bắn đó là cách sống của họ, về trận đánh thấy có lợi mới đánh. Nhà thơ Aùc mê ni đã viết: không còn một dòng suối một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta, không còn một ngọn núi, một cách đồng nào không bị quân Mông Cổ giày xéo GV : Đầu thế kỉ XIII quân Mông cổ tiến công vào đâu ?(Năm 1258, quân Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc) GV: Quân Mông Cổ liên tiếp xâm lược thống trị và đánh bại nhiều nước ở châu Aâu, Á trong đó có Đại Việt là không thể tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược GV : Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?(Đánh lên phía nam Trung Quốc phối hợp cách quân phía bắc, thực hiện kế hoạch gọng kìm) Xem lược đồ sự bành trướng của Mông Cổ xuống phía Nam năm 1258 GV :Trước khi kéo vào nước ta, quân Mông Cổ đã làm gì?(đưa thư đe dọa và dụ vua Trần ra hàng) GV : Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến? (Tống giam vào ngục) GV: Măc dù có khó khăn về so sánh lực lượng quá chênh lệch giữa ta và quân Mông Cổ nhưng nhà Trần không hề khiếp sợ giặc mà có thái độ kiên quyết chống giặc, lãnh đạo toàn dân đánh giặc, nhân dân dũng cảm quyết tâm chiến thắng kẻ thù. Vậy trước âm mưu xâm lược Mông Cổ vua tôi nhà Trần đối phó như thế nào, diễn biến, kết quả ra sao sang mục 2 GV : Trước nguy cơ xâm lược của quân Mông Cổ, vua tôi nhà Trần đã chuẩn bị đối phó như thế nào ? (Ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm tập luyện, sẵn sàng chiến đấu) GV : Em hãy cho biết thời gian quân Mông Cổ xâm lược nước ta ?( Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào nước ta) GV :Trình bày diễn biến quân Mông Cổ xâm lược nước ta ?( Từ sông Thao xuống Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên đến Phù Lỗ đến Thăng Long) Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ những địa điểm mà quân Mông Cổ tiến đến GV : Trước thế giặc mạnh nhà Trần đối phó như thế nào ?(Vua Trần cho rút lui về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng) Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ những địa điểm GV : Chủ trương vườn không nhà trống có tác dụng gì?(Khi quân giặc kéo vào Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực để ăn) GV: Trong lúc quân giặc điên cuồng tàn phá kinh thành, lùng bắt những người còn sót lại. Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi thái sư Trần Thủ Độ, ông trả lời: Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo câu nói thể hiện niềm tin chiến thắng của quân dân ta GV : Đóng giữ kinh thành Thăng Long quân Mông Cổ gặp khó khăn gì?(Thiếu lương thực trầm trọng, lực lượng hao mòn dần) GV : Thời cơ đến quân đội nhà Trần đã làm gì?(phản công Đông Bộ Đầu) Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ những địa điểm GV : Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần 1?(Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ thua trận rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến giàng thắng lợi) Giáo viên sử dụng bản đồ tường thuật lại diễn biến GV : Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị ta đánh bại ? (Do lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của quân dân ta, sự chuẩn bị chu đáo và thái độ kiên quyết chống giặc của quân và dân ta, đường lối đánh giặc đúng đắn, người chỉ huy thông minh tài giỏi, biết chớp lấy thời cơ) Thảo luận: 3 phút Cách đánh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất có gì khác so với cách đánh của Lý Thường Kiệt trước đây Nhà Trần Nhà Lý HS các nhóm đại diện trình bày GV sửa ý sau đó kết luận: Cách đánh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất có gì khác so với cách đánh của Lý Thường Kiệt trước đây Nhà Trần Nhà Lý -Chủ động rút lui khi thế giặc mạnh - Thực hiện kế sách vườn không nhà trống đợi thời cơ địch gặp khó khăn thì phản công -Cách tấn công: Tiến công trước để tự vệ - Cách phòng thủ: Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt kiên cố để chống giặc - Kết thúc chiến tranh: giãng hòa I/ - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258) 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ - Năm 1258, quân Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc - Quân Mông Cổ quyết định xâm lược Đại Việt 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ a. Nhà Trần chuẩn bị Cuối năm 1258 vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí quân đội ngày đêm luyện tập sẵn sàng chiến đấu b. Diễn biến - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. -Từ sông Thao xuống Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên đến Phù Lỗ đến Thăng Long - Vua Trần cho rút lui về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng -Nhân dân Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống” - Thiếu lương thực lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng quân giặc tiêu hao dần -Khi giặc gặp khó khăn ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. c. Kết quả -Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ thua trận rút khỏi Thăng Long về nước. - Cuộc kháng chiến giành thắng lợi 4. CỦNG CỐ : 5 phút BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN ( THẾ KỈ XIII) I/ - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258) 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ 1.Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ Chiếm Đại Việt, đánh Nam Tống và toàn bộ Trung Quốc. a. Nhà Trần chuẩn bị Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí quân đội ngày đêm luyện tập sẵn sàng chiến đấu b. Diễn biến - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai tiến vào xâm lược nước ta. -Nhân dân Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống, ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. c. Kết quả -Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ thua trận - Cuộc kháng chiến giành thắng lợi Hãy chọn các câu trả lời mà em cho là đúng a Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích: Chiếm đống, thống trị Đại Việt Làm bàn đạp tấn công các nước châu Aâu Làm bàn đạp tấn công châu Á Tất cả đều sai Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất quân ta thắng lợi ở đâu: b Thăng Long Đông Bộ Đầu Quy Hóa Thiên Mạc 5- DẶN DÒ: 2 phút - Học bài tốt phần I gồm phần âm mưu, diễn biến, kết quả kháng chiến chống quân Mông Cổ 1258 - Chuẩn bị II: cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) - Sự chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lần thứ 2 có gì khác so với lần thứ nhất? - Tường thuật diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần 2 (1285)
Tài liệu đính kèm: