I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
Giúp HS nắm được : Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, XH rối loạn.
- Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi .
Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly.
2. Thái độ :
- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển.
- Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly ; một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.
Tuần Tiết Ngày soạn : Bài 16 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Giúp HS nắm được : Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, XH rối loạn. Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi . Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly. 2. Thái độ : Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển. Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly ; một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ. 3. Kĩ năng : Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử. II. Đồ dùng dạy học : Lược đồ “ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV “. GV lập bảng thống kê, trên đó tóm tắt diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân và nô tì, gồm các mục : thời gian khởi nghĩa, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, người lãnh đạo khởi nghĩa. III. Tiến trình tổ chức dạy và học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu những nét tiêu biểu về đời sống văn hoá thời Trần ? Giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần phát triển như thế nào? 3. Dạy và học bài mới : Hoạt động của Thầy và trò - Tình hình đất nước ta cuối thế kỉ XIV như thế nào ? Tại sao xảy ra tình trạng như vậy ? Hậu quả của nó là gì ? Nội dung bài 1. Tình hình kinh tế : Cuối XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - HS đọc in nghiêng SGK à phân tích. - Lúc này các tầng lớp thuộc giai cấp thống trị như thế nào ? Đời sống nhân dân cuối thế kỉ XIV ra sao ? - HS đọc nội dung SGK. - Mặc cho cuộc sống nhân dân khổ cực, triều đình vẫn làm gì ? HS đọc in nghiêng SGK/74 à phân tích . - Lợi dụng tình hình đó các quan lại vương hầu như thế nào ? Nhận xét việc làm của Chu Văn An ? - Nhà Trần suy sụp hơn khi nào ? HS đọc in nghiêng SGK/75 à phân tích . - Lúc này, bên ngoài nước ta có những vấn đề gì ? - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa là gì ? - Có các cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu ? - GV chỉ bản đồ giới thiệu các cuộc khởi nghĩa lớn ? - HS thảo luận nhóm và trình bày trên bảng phụ do GV soạn sẳn : + Thời gian . + Địa bàn hoạt động . + Người lãnh đạo . à HS lên bảng trình bày những số liệu. - GV nhận xét, kết luận . àđê điều thủy lợi không quan tâm tu sửa, mất mùa, đói kém xãy ra Þ đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. -Quý tộc địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã, bắt dân nộp nhiều thứ thuế 2. Tình hình xã hội : - Vua quan vẫn ăn chơi sa đọa.xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền.. - Bên ngoài Chămpa xâm lược, nhà Minh yêu sách. - Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần rối loạn kỉ cương phép nước Þ đời sống nhân dân khổ cực à nổi dậy đấu tranh. - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : -1399-1400 - 1390 - 1379 -1344-1360 Thời gian - Sơn Tây–Vĩnh Phúc – Tuyên Quang - Quốc Oai – Sơn Tây - Bắc Giang -Nông Cống –Thanh Hoá -Sông Chu – Thanh Hoá - Yên Phụ – Hải Dương Địa bàn hoạt động - Nguyễn Nhữ Cái - Phạm Sư Ôn - Nguyễn Bổ - Nguyễn Kỵ NguyễnThah - Ngô Bệ Ngườilãnh đạo 4. Củng cố : - Nêu những nét chính về tình hình kinh tế – XH thời Trần cuối XIV? - Làm một số bài tập ( GV chép trên bảng phụ à HS lên làm trên bảng ) 5. Dặn dò : Học bài . Xem và soạn bài 16 ( phần II ) Điều chỉnh và bổ sung: .. Tuần Tiết Ngày soạn : Bài 16 :SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức :Giúp HS nắm được : Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, XH rối loạn. Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi . Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly. 2. Thái độ : Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển. Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly ; một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ. 3. Kĩ năng : Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử. II. Đồ dùng dạy học : Lược đồ “ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV “. GV lập bảng thống kê, trên đó tóm tắt diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân và nô tì, gồm các mục : thời gian khởi nghĩa, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, người lãnh đạo khởi nghĩa. III. Tiến trình tổ chức dạy và học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tình hình kinh tế – chính trị nửa sau thế kỉ XIV? 3. Giới thiệu bài mới : Hoạt động của Thầy và trò Nội dung bài - Cuối thế kỉ XIV cuộc đấu tranh nổ ra rất nhiều rồi dẫn đến điều gì? - Lúc đó xuất hiện ai ? Cho Hs đọc đoạn in nghiêng SGK. - Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào? - Về chính trị, Hồ Quý Ly thực hiện cải cách như thế nào? Cụ thể? - Tại sao loại bỏ những quan lại Nhà Trần ? Quan lại thăm hỏi đời sống nhân dân nói lên điều gì? - Về kinh tế Hồ Quý Ly có những cải cách ra sao? Cho Hs đọc phần in nghiêng SGK à Phân tích. - Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã làm gì ? Chính sách này có tác dụng như thế nào? - Văn hóa giáo dục, Hồ Quý Ly có những việc làm nào? Tác dụng như thế nào? - Về quốc phò ,Hồ Quý Ly thực hiện chính sách gì? Phân tích tình hình (thành Tây Đô) - Nhận xét những chính sách đó? - Những cải cách trên có ý nghĩa như thế nào? Chứng tỏ Hồ Quý Ly là con người như thế nào? -Tác dụng của những cải cách trên đối với tình hình đất nước ? -Tích cực? - Những hạn chế là gì? 1,Nhà Hồ thành lập : - 1400 Nhà Trần suy vong à Hồ Quý Ly lên ngôi à Nhà Hồ thành lập. -Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu 2,Những biện pháp cải cách của nhà Hồ. - Chính trị : cải tổ hàng ngũ võ quan và thay thế các quý tộc nàh Trần bằngnhững người tài năng. - Kinh tế: phát hành tiền giấy, ban hành các chính sách hạn điền , quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. - Xã hội: ban hành chính sách hạn nô.năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân - Văn hóa giáo dục: dịch chữ Hán thành chữ Nôm, sưả đổi qui chế thi cử, học tập. - Quốc phòng: làm tăng quân số chế tạo súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố. 3,Ý nghĩa, tác dụng cải cách Hồ Quý Ly. - Ý nghĩa: Đưa nước ta tránh khỏi cuộc khủng hoảng cuối thế kỉ XIV à Xã hội – kinh tế ổn định 1 thời gian. - Tác dụng: Tích cực: Hạn chếä tập trung lao động vào tay quý tộc -địa chủ, tăng nguồn thu nhập cho đất nước, cải cách văn hoá – giáo dục phát triển. Hạn chế: chưa triệt để, chưa phù hợp thực tế, chưa đáp ứng được đời sống nhân dân. 4. Củng cố : - Nêu những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội thời Trần cuối XIV? - Làm một số bài tập ( GV chép trên bảng phụ à HS lên làm trên bảng ) 5. Dặn dò : Học bài . Xem và soạn mới Điều chỉnh và bổ sung:
Tài liệu đính kèm: