Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời lL sơ (1428 - 1527) (tiết 1)

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh có được:

1. Kiến thức:

-Trình bày được tổ chức bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.

- Hiểu được thời Lê Sơ có nhà nước tập quyền hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.

- Hiểu được những đóng góp quan trọng của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.

2. Kĩ năng:

- Đánh giá tình hình đất nước.

- So sánh thời Lê Sơ với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ bộ máy nhà nước và luật pháp hoàn chỉnh hơn.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời lL sơ (1428 - 1527) (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
(Tiết 1)
Ngày soạn: 10/10/2015
Ngày dạy:16/10/2015
Lớp dạy: sư phạm Lịch sử-Địa lí K40
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có được:
Kiến thức:
-Trình bày được tổ chức bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
- Hiểu được thời Lê Sơ có nhà nước tập quyền hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
- Hiểu được những đóng góp quan trọng của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.
Kĩ năng:
- Đánh giá tình hình đất nước.
- So sánh thời Lê Sơ với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ bộ máy nhà nước và luật pháp hoàn chỉnh hơn.
Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước.
- Giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ tổ quốc.
4. Năng lực:
- Phân tích, so sánh để tìm ra điểm tiến bộ của tổ chức bộ máy nhà nước và bộ luật Hồng Đức thời Lê Sơ.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp giải thích.
Phương tiện:
- Máy chiếu, bảng đen, sách giáo khoa lịch sử lớp 7.
III. Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra bài cũ, ổn định lớp:
- Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn?
Giới thiệu bài mới: 
 Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhà Lê bắt đầu tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế. Vậy nhà Lê đã hoàn thành công cuộc này như thế nào? Để biết được câu trả lời cô và các em cùng đi vào bài học hôm nay, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
3. Trình tự bài giảng:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
12 phút
Giảng: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi lên ngồi hoàng đế xưng là Lê Thái Tổ khôi phục lại Quốc hiệu Đại Việt, xây dựng lại bộ máy chính quyền.
HĐ 1:Dựa vào SGK em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương thời Lê Sơ?
HĐ 2: Em hãy vẽ bộ máy chính quyền ở địa phương thời Lê Sơ?
Thời Lê Thánh Tông, việc trông coi quản lí 1 đạo có gì mới?
HĐ 3: Nhìn vào sơ đồ trên bảng và lược đồ hình 44 sgk em thấy bộ máy chính quyền, sự phân chia khu vực hành chính thời Lê Sơ khác gì thời Trần?
Giảng: Thời Lê sơ tính chất tập quyền của nhà nước cao hơn so với thời Trần: Vua là người có quyền quyết định mọi việc kể cả việc lập pháp, hành pháp (Quyền lực hoan toàn trong tay vua, vua trực tiếp điều hành cả quân đội). 
Thời Lê sơ bỏ chức quan tể tướng, thay vào đó cả nước chia làm 6 bộ, đứng dầu mỗi bộ là thượng thư. 
Bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh còn thể hiện ở việc đề ra các chức quan chuyên môn: Hàn lâm viện, quốc sử viện, Ngự sử đài ( Thời Trần không có).
Nhìn trên lược đồ ta thấy về tổ chức hành chính thời Lê Sơ khác với thời Trần ở chỗ: lãnh thổ được mở rộng hơn (từ Thuận Hóa đến đèo Cù Mông, Quảng Nam) và tên một số đạo cũng được thay đổi.
HS: (sơ đồ 1)
 Vua
 Quan đại thần
6 bộ: Binh, Hộ, Hình, Công, Lại, Lễ
Các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài
HS: (sơ đồ 2)
13 Đạo thừa tuyên
Đô ti Thừa ti Hiến ti
 Phủ 
Huyện (Châu)
 Xã 
HS: Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách , 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi thừa tuyên ( Đô ti- Hiến ti- Thừa ti)
HS: Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố, các cơ quan giúp việc cho vua ngày càng được sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ. Đất nước chia nhỏ thành các khu vực hành chính.
1. Tổ chức bộ máy chính quyền.
- Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) xây dựng bộ máy nhà nước mới:
( như sơ đồ 1 và 2)
=> Đây là nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh nhất thời phong kiến Việt Nam
9 phút
Giảng: Tiếp theo sau việc xây dựng bộ máy chính quyền. Nhà Lê sơ đã cho thiết lập lại hệ thống quân sự phòng ngừa đe dọa từ giặc ngoại xâm.
HĐ 4: Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào? 
HĐ 5: Thế nào là chế độ ngụ binh ư nông?
Giảng: Nhà Lê thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”nhằm đảm bảo cả về sản xuất và chiến đấu. Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
HĐ 6: Qua lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ đất nước?
HS: Thực hiện theo chính sách “ngụ binh ư nông”. Quân đội gồm hai bộ phận: quân triều đình và quân địa phương.
HS: “Ngụ binh ư nông” nghĩa là gửi binh vào nông. Gửi quân lính vào nông nghiệp cho binh lính làm nông trong thời gian xác định. Sau đó luân phiên thay đổi (quân lính làm nông nghiệp trong thời bình và trở lại quân đội trong thời chiến).
HS: Chủ trương của nhà Lê qua đoạn trích là thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thái độ kiên quyết của vua trong việc tri những kẻ bán nước, đây là lời răn đe, bài học kinh nghiệm cho bao thế hệ giữ gìn biên cương tổ quốc. 
2. Tổ chức quân đội: 
- Thời Lê sơ xây dựng quân đội với hai bộ phận 
+ Quân đội triều đình
+ Quân đội ở các địa phương.
-Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
=> Tổ chức quân đội có quy củ. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
12 phút
Giảng: Song song với việc củng cố quân đội nhà Lê sơ ban hành luật pháp để chính đốn kỉ cương phép nước, trật tự xã hội. Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn. Vua Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức, một bộ luật tổng hợp, gồm 722 điều với nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v
HĐ 7: Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là gì?
HĐ 8: Luật Hồng Đức có điểm gì mới so với các bộ luật trước đây? (Quốc triều Thông Thế nhà Trần hay bộ Luật Hình Thư nhà Lý)
Giảng:
Ngoài vai trò là công cụ để bảo vệ chế độ phong kiến ra, luật Hồng Đức còn nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt".
Không những vậy luật Hồng Đức đã đạt một trình độ cao về kỹ thuật lập pháp. Điều tiến bộ lớn nhất của bộ luật này là đã chú ý đến tính hệ thống trong nội dung các điều luật. Hầu hết các vấn đề lớn nhỏ đều được nêu ra trong bộ luật, một số điều đã đạt tới trình độ tiếp cận với kỹ thuật lập pháp hiện đại: ý chí phạm tội, tình tiết làm nặng hoặc giảm nhẹ tội, các qui định sử phạt cũng được cố định... Có thể nói, “Quốc triều hình luật” đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật, có tính chất tiến bộ vượt thời đại. Qua đó, chúng ta không chỉ thấy được tài năng tuyệt vời của các nhà lập pháp Việt Nam thế kỷ XV, trong đó vị vua anh minh Lê Thánh Tông mà còn thấy được sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ này.
HĐ 9: Em hãy cho biết những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp thời Lê Sơ?
HS:Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Bảo vệ người phụ nữ. Khuyến khích sản xuất...
HS: Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. ..
HS: Hoàn chỉnh bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tạo sự ổn định về chính trị, tăng cường quyền lực cuả nhà vua và hiệu lực quản lí cuả hệ thống chính quyền các cấp.
Vua Lê Thánh Tông là người soan thảo và ban hành Luật Hồng Đức. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến VN.
3. Luật Pháp:
- Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức.
- Nội dung:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc.
+Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ người phụ nữ.
+ Khuyến khích xuất phát triển kinh tế...
- Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được đề cao hơn so với trước 
=> Đây là bộ luật thể hiện bước phát triển mới trong luật pháp nước ta lúc bấy giờ. Nó thể hiện tinh thần dân tôc và nhân đạo sâu sắc, mang nhiều tư tưởng tiến bộ
4. Cũng cố:
- Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?
- Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức?
Chuẩn bị bài mới:
Học sinh trả lời các câu hỏi:
- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ (nông nghiệp, công thương nghiệp)
- Thời Lê Sơ xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_20_Nuoc_Dai_Viet_thoi_Le_so_1428_1527.doc