I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Quá trình hình thành XHPK ở châu Âu, cơ cấu xã hội ( 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).
+ Khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng nền kinh tế lãnh địa.
+ Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? Kinh tế thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa như thế nào?
- Tư tưởng:
Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội CHNL đến XHPK.
- Kĩ năng:
+ Biết xác định các quốc gia phong kiến.
+ Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XH CHNL sang XHPK.
II Chuẩn bị :
- GV:
+ SGK, SGV
+ Bản đồ Châu Âu thời PK.
- HS: SGK.
Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu TK XV. - HS: SGK. III.Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2. Kiểm tra kiến thức cũ: Không. 3.Giảng kiến thức mới: * Giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung ghi bài µ Hoạt động 1: HS đọc SGK/ 82. GV: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao? HS: Quân Minh mượn cớ giúp nhà Trần khôi phục ngai vàng để thực hiện âm mưu xâm lược và đô hộ nước ta. GV trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh. GV: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng? HS: Không được sự ủng hộ của nhân dân. µ Hoạt động 2: GV: Sau khi thôn tính nước ta, nhà Minh đã áp dụng những chính sách cai trị gì? HS: SGK. HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK/ 82, 83, trích từ Đại Việt sử kí toàn thư và Bình Ngô đại cáo, để thấy được tội ác trời - đất khó dung tha của bọn đô hộ nhà Minh đối với dân tộc ta. Trong đó, HS xác định được tội ác nặng nề nhất của nhà Minh là muốn đồng hóa dân tộc ta. GV: Em có nhận xét gì về các chính sách cai trị của nhà Minh? HS: Thâm độc, tàn bạo µ Hoạt động 3: GV giảng: Chế độ cai trị tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta bấy giờ, ngược lại, cuộc đấu tranh ấy càng mạnh mẽ thêm. GV tường thuật hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trên lược đồ và yêu cầu HS tường thuật lại. HS thảo luận: Nhóm 1,2: Vì sao các cuộc khởi nghĩa thất bại? Nhóm 3, 4: Tác dụng của các cuộc khởi nghĩa? 1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. - Tháng 11-1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm 2 cánh tiến vào biên giới nước ta. - Quân Minh tràn vào Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải lui cố thủ ở thành Đa Bang ( Ba Vì- Hà Nội). - Cuối tháng 1-1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang, chiếm Đông Đô ( Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô ( Thanh Hóa). - Tháng 4-1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh. - 6-1407, Hồ Quý Ly bị bắt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. 2. Chính sách cai trị của nhà Minh. - Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc. - Thi hành chính sách đồng hóa triệt đ`ể ở tất cả các mặt, bóc lột dân ta qua hàng trăm thứ thuế rất tàn bạo, tàn phá các công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc. - Hậu quả: Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than. 3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần. a. Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409). - 10-1407, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định Hoàng đế. - Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. - Tháng 12-1408, nghĩa quân kéo đánh thành Bô Cô ( Nam Định). - Trần Ngỗi giết hại hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan rã. b. Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414). - Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân vào Nghệ An và đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế. - Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu. - 8-1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. 4. Củng cố bài giảng: HS trình bày các chính sách cai trị của nhà Minh và hậu quả của nó? 5.Hướng dẩn học tập ở nhà: Ôn bài tiết sau làm bài tập. IV.Rút kinh nghiệm: .. Tuần: 18 Tiết PPCT: 36 Ngày soạn: 16/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy:7A1,7A2,7A3,7A4 ÔN TẬP HỌC KÌ I I.Mục tiêu: -Kiến thức: + Hệ thông kiến thức qua các triều đại đã học (Lý –Trần- Hồ) + Những thành tựu về văn hóa ,xã hội ,chính trị -Kĩ năng: Sử dụng kiến thức đã học để làm bài tốt -Tư tưởng: Cũng cố năng cao niềm yêu nước,tự hào dân tộc II .Chuẩn bị : Bản đồ ,bảng phụ. III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2.Kiểm tra kiến thức cũ: 3.Giảng kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1: GV: Hướng dẩn lập bảng thống kê Hoạt động 2: Trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống quân Nguyên Mông thời Trần HS : Trình bày bảng .GV cho điểm Bài tập 5/36 1.Bảng thống kê những sự kiến lớn trong lịch sử nước ta Theo trình tự thời gian từ Lý –Trần 2.Diễn biến kháng chiến chống Tống Mông ,Nguyên -Thời gian bắt đầu và kết thúc -Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến -Những tấm gương yêu nước ,bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến -Nêu ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc ta -Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc khãng chiến thời Lý- Trần 4.Cũng cố bài giảng: Bài tập 89b/40 Bài tập 4b/38 5.Hướng dẩn học tập ở nhà: Học bài –thi học kì 1. IV. Rút kinh nghiệm:.................................................................................................. ....................................................................................................................................... Tuần: 19 Tiết PPCT: 37 Ngày soạn: 20/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy:7A1,7A2,7A3,7A4 . THI KIỂM TRA HỌC KÌ I Tuần: 20 Tiết PPCT: 37 Ngày soạn: 20/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy:7A1,7A2,7A3,7A4 HỌC KÌ II BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS nắm được: + Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ: từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước. + Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng nhiều chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghãi: vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy. + Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuôc5 khởi nghãi Lam Sơn: lòng yêu nước, đoàn kết của nhân dân, chiênb1 lước, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tư tưởng: + Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. + Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc. + Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. - Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, nhận xét nhân vật, sự kiện lịch sử. II. Chuẩn bị: - GV: + SGK, SGV. + Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - HS: SGK. III.Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2. Kiểm tra kiến thức cũ: Không. 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu bài. I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung ghi bài µ Hoạt động 1: GV: Em biết gì về Lê Lợi? HS: trả lời cá nhân. HS nêu suy nghĩ về Lê Lợi qua câu nói của ông (SGK/ 85): “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, tiếng thơm hàng nghìn đời, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác”. GV: Lê Lợi chuẩn bị những gì cho cuộc khởi nghĩa? GV: Em biết gì về Nguyễn Trãi? HS: trả lời cá nhân. GV bổ sung và kết luận: GV giới thiệu về hội thề Lũng Nhai (SGK/ 85) và ý nghĩa của hội thề (sự chuẩn bị quan trọng về mặt tinh thần). HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK/ 85 về lời thề của 19 bậc tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. GV: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? HS: Lòng yêu nước và sự tin tưởng người lãnh đạo. µ Hoạt động 2: GV: Trong thời gian đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp phải những khó khăn gì? HS: SGK. GDMT: GV kết hợp lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn trình bày diễn biến chính cuộc chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa. Nhấn mạnh khó khăn lớn mà nghĩa quân ta gặp phải qua việc 3 lần phải rút lên núi Chí Linh để tránh sự truy sát của kẻ thù. HS đọc đoạn in nghiêng/ SGK về Lê Lai. GV: Năm 1423, Lê Lợi đã tạm hòa với quân Minh. GV: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh? HS: Tình hình trên, nghĩa quân ta không thể tiếp tục đương đầu với kẻ thù, không thể giam chân ở núi Chí Linh để lực lượng hao mòn, mà cần phải thoát khỏi vòng vây để trở về phát triển lực lượng GV hướng dẫn HS nhận ra nguyên nhân quân Minh chấp nhận tạm hòa với ta. (Nhằm mua chuộc Lê Lợi để làm mất ý chí chiến đấu của quân ta.) GV giảng: Bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân. àLê Lợi và bộ tham mưu khởi nghĩa quyết định tuyệt giao với địch, chủ động tiến công để tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước. àCuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đấu chuyển sang giai đoạn mới – Giai đoạn phản công. 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. - Lê Lợi (1385 – 1433): là hào trưởng có uy tín lớn ở Lam Sơn.Căm giận quân cướp nước, ông dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. - Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi. - Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). - Ngày 2/1 năm Mậu Tuất (7/2/1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. 2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. - Do lực lượng yếu, quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ. - Xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai. - Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động. - Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. 4.Củng cố bài giảng: HS tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423. 5.Hướng dẩn học tập ở nhà: Học bài, chuẩn bị phần II. IV.Rút kinh nghiệm: Tuần: 20 Tiết PPCT: 38 Ngày soạn: 25/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy:7A1,7A2,7A3,7A4 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427) ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu: - Kiến thức: + Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ: từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước. + Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng nhiều chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghãi: vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy. + Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: lòng yêu nước, đoàn kết của nhân dân, chiênb1 lước, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc. - Kỹ năng: + Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ thuật lại sự kiện lịch sử. + Nhận xét, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử. II. Chuẩn bị: - GV: + SGK, SGV. + Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - HS: SGK. III.Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định: 7A1: 7a2: 7A3: 7A4: 2. Kiểm tra kiến thức cũ: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì ở miền Tây Thanh Hóa. 3.Giảng kiến thức mới: * Giới thiệu bài. II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quan ra bắc ( 1424-1425) Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung ghi bài µHoạt động 1: GV giới thiệu về thân thế của tướng Nguyễn Chích (SGK/ 87). GV: Trước tình hình bị quân Minh tấn công Nguyễn Chích có kế hoạch gì? HS: Tiến quân vào Nghệ An. GDMT: Vì sao Nguyễn Chích lại đưa ra kế hoạch dời quân từ Thanh Hóa vào Nghệ An? HS: - Thoát khỏi thế bị bao vây. - Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn. GV: Việc thực hiện kế hoạch đó đem lại những kết quả gì? HS: SGK. GV tường thuật trên lược đồ. GV: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? HS: Sáng suốt, kịp thời. µ Hoạt động 2: GV sử dụng bản đồ khởi nghĩa Lam Sơn để trình bày diễn biến quá trính giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425). HS theo dõi và tường thuật lại. µ Hoạt động 3: GV: Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Nguyễn Huệ? HS: dựa vào SGk trả lời. GV minh họa trên lược đồ. GV: Nhiệm vụ của các đạo quân? HS: SGK. GV: Nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân đối với nghĩa quân? HS: SGK. GV nhấn mạnh: gương hy sinh của những người phụ nữ anh dũng àTruyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam. GV liên hệ Bác Hồ tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: “ Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang”. 1. Giải phóng Nghệ An (1424). - Kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp thuận. - Ngày 12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân. - Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng. 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425). - Tháng 8/1425: Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận. Vùng giải phóng của nhĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. - Quân Minh bị cô lập và bị nghĩa quân bao vây. 3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426). - Tháng 9/1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc. + Đạo thứ nhất: tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. + Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan. + Đạo thứ ba: tiến thẳng về Đông Quan. - Nghĩa quân được sự ủng hộ của nhân dân về mọi mặt. - Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. 4. Củng cố bài giảng: HS trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ 1424 đến cuối 1426. 5.Hướng dẩn học tập ở nhà: Học bài, chuẩn bị phần III. IV.Rút kinh nghiệm:........ .. Tuần: 21 Tiết PPCT: 39 Ngày soạn: 27/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy:7A1,7A2,7A3,7A4 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427) ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS nắm được : + Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ: từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước. + Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng nhiều chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghãi: vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy. + Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuôc5 khởi nghãi Lam Sơn: lòng yêu nước, đoàn kết của nhân dân, chiênb1 lước, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở TK XV. - Kỹ năng: + Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ thuật lại sự kiện lịch sử. II. Chuẩn bị: - GV: + SGK, SGV. + Lược đồ trận Tốt động – Chúc Động. + Lược đồ trận Chi lăng – Xương Giang. - HS: SGK. III.Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định: : 7A1: 7a2: 7A3: 7A4: 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Em hãy trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối năm 1425? - Em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi? 3.Giảng kiến thức mới: * Giới thiệu bài. III.Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối 1426-đầu 1427) Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung ghi bài µ Hoạt động 1: GV tóm tắt lại tình hình quân Minh trong giai đoạn trước. GV: Âm mưu mới của quân Minh là gì? HS: SGK( tăng thêm viện binh). GV tường thuật trên lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động. HS theo dõi và tường thuật lại. HS đọc 2 câu thơ của bài Bình Ngô đại cáo (SGK/ 90) và nêu cảm nghĩ: “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm, Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”. GV: Chiến thắng này có ý nghĩa gì? HS: - Làm thay đổi lực lượng giữa ta và địch. - Ý đồ chủ động phản công của địch bị thất bại. µ Hoạt động 2: GV: Bị thất bại ở Tốt Động – Chúc Động quân Minh làm gì? HS: Tăng thêm viện binh. GV: Ta có chủ trương gì? HS: SGK. GV nhấn mạnh: chủ trương đúng đắn của bộ chỉ huy ta: Tập trung diệt viện binh giặc do Liễu Thăng cầm đầu chứ không giải phóng Đông Quan, từ đó buộc Vương Thông phải đầu hàng. GV tường thuật trên lược đồ. HS trình bày lại. HS đọc phần chữ nhỏ SGK/ 91 về đoạn trích bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi về chiến công của nghĩa quân ta. GV nhấn mạnh: thêm về vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh, đồng thời giới thiệu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của ông (Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của nó (SGK/ 93). Từ đó, khẳng định tác phẩm xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta). µ Hoạt động 3: GV: Vì sao cuộc khởi nghĩa thắng lợi? HS: SGK. GDMT: Các chiến thắng còn do biết lợi dụng địa hình ( Chi Lăng - Xương Giang). GV: Thắng lợi đó có ý nghĩa gì? HS: SGK. 1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426). - Tháng 10/ 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, lực lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn. - 7/11/1426: Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ ( Chương Mĩ – Hà Tây). - Quân ta phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. - Kết quả: + 5 vạn quân giặc tử thương, hơn 1 vạn bị bắt sống. + Vương Thông bị thương chạy về Đông Quan. + Ta thừa thắng, bao vây Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10/ 1427). - Tháng 10/1427: 15 vạn viện binh giặc từ Trung Quốc chia làm 2 đạo tiến vào nước ta: + Đạo thứ nhất do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. + Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hường Hà Giang. - Ngày 8/10/1427: Liễu Thăng bị phục kích và giết ở ải Chi Lăng. - Lương Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.à bị tiêu diệt 3 vạn tên. - Mấy vạn còn lại xuống Xương Giang bị ta tấn công, tiêu diệt 5 vạn tên và bất sống số còn lại. - Hay tin Liễu Thăng bị giết, Mộc Thạnh hoảng sợ rút quân về nước. - Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội xin hòa, chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10/12/1427) để được an toàn rút quân về nước. - Lê Lợi chấp nhận giảng hòa. Cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi. - 3/1/1428: đất nước sạch bóng quân thù. 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. a.Nguyên nhân: - Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguuyễn Trãi. b. Ý nghĩa: - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ. 4. Củng cố bài giảng: HS nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 5.Hướng dẩn học tập ở nhà: Học bài, chuẩn bị bài 20. IV.Rút kinh nghiệm:.. .. Tuần: 21 Tiết PPCT: 40 Ngày soạn: 27/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy:7A1,7A2,7A3,7A4 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS nắm được. + Sơ lược tổ chức nhà nước thời Lê Sơ. + Những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. + Tình hình kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục. + Một số danh nhân và công trình văn hóa. - Tư tưởng: + Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kỳ phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho học sinh. + Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận. II. Chuẩn bị: - GV: + SGK, SGV. + Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông. - HS: SGK, sơ đồ. III.Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định: 7A1: 7a2: 7A3: 7A4: 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Trình bày tóm tắt trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426); trận Chi Lăng – Xương Giang (10/ 1427). - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427). 3.Giảng kiến thức mới: * Giới thiệu bài. I.Tình hình chính trị quan sự pháp luật. Hoạt động của GV và HS Nội dung µ Hoạt động 1: GV: Sau khi đánh đuổi quân Minh lê Lợi làm gì? HS: SGK. GV: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? HS: SGK. GV giới thiệu về bộ máy nhà nước thời Lê sơ. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được cải tổ từ thời vua Lê Thái Tổ, nhưng tới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là hoàn chỉnh nhất . Lê Thánh Tông mới đổi 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên. GDMT: HS quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên để thấy được điểm thay đổi so với nước Đại Việt thời Trần. à HS đưa ra nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê sơ. (Hoàn chỉnh, chặt chẽ, đây là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, quyền lực hạn chế phân tán ở địa phương.) µ Hoạt động 2: GV: Quân đội thời Lê được tổ chức như thế nào? HS: SGK. GV: Tại sao trong hoàn cảnh lúc đó chính sách “ngụ binh ư nông”là tối ưu? HS: Đất nước luôn có giặc ngoại xâm nên phải kết hợp sản xuất và quốc phòng. GV : Những hoạt động luyện tập của quân đội thời Lê ? HS: SGK. HS đọc đoạn in nghiêng SGK/ 96. GV cho HS thảo luận: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên? HS: - Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước. - Thực hiện chính sách vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo với kẻ thù. - Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước. HS nhận xét quân đội thời Lê sơ so với thời Lý, Trần. µ Hoạt động 3: GV: Vì sao thời Lê quan tâm đến luật pháp? HS: - Giữ kỉ cương, trật tự xã hội. - Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để quản lí chặt chẽ hơn. GV: Điều đó được thể hiện như thế nào? HS: Ban hành bộ luật Hồng Đức. GV: Nội dung chính của bộ luật là gì? HS: SGK. HS nhận xét về bộ luật Hồng Đức. 1/ Tổ chức bộ máy chính quyền. - Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. - Tổ chức bộ máy chính quyền: + Đứng đầu triều đình
Tài liệu đính kèm: