I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, GD của thực dân Pháp.
Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
2. Tư tưởng:
Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp.
Thái độ căm ghét đé quốc áp bức bóc lột nhân dân ta thông cảm chia sẽ đối với người dân lao động bị áp bức .
3. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện dạy học:
Lược đồ liên bang Đông Dương.
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
Phiếu học tập
Người dạy:Nguyễn Thị Quyên Trường :THCS Thạch Khoán –Phú Thọ BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (2 tiết) TIẾT 1: CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897-1914) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, GD của thực dân Pháp. Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. 2. Tư tưởng: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp. Thái độ căm ghét đé quốc áp bức bóc lột nhân dân ta thông cảm chia sẽ đối với người dân lao động bị áp bức . 3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương tiện dạy học: Lược đồ liên bang Đông Dương. Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Phiếu học tập 2. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề III. TIẾN TRÌNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: Sĩ số : Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Sau khi những làn sóng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt cũng là kết thúc thời kì bình định nước ta bằng quân sự.P háp chuyển sang công cuộc khai thác thuộc địa .Vậy cuộc khai thác đó được thực hiện như thế nào ?và ảnh hưởng cuả nó đến tình hình kinh tế ,xã hội Việt Nam thế nào ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay . Chương 2 Xã hội Việt Nam 1897 đến 1918, bắt đầu với Bài 29 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam, bài này có 2 tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Tiết 1 về Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914). Hoạt động 1: Tìm hiểu về Tổ chức bộ máy nhà nước Hoạt động thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1:Pháp thiết lập bộ máy cai trị Gv :yêu cầu học sinh đọc phần 1 sgk ?:Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở ĐD như thế nào ? HS suy nghĩ trả lời GV :nhận xét :Năm 1887 pháp thành lập liên bang ĐD gồm Việt Nam ,Lào ,Campuchia Ở Việt Nam Pháp chia thành 3 xứ :Bắc Kì ,Trung Kì , Nam Kì theo các chế độ khác nhau Đứng đầu liên bang ĐD là viên toàn quyền người Pháp Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh do viên quan người Pháp Ở địa phương Pháp sử dụng quan lại địa phương để thay mình cai trị GV:Sau khi tìm hiểu về bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương thì một em có thể vẽ cho cô sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ? *Học sinh vẽ sơ đồ Gv nhận xét và sửa rồi yêu cầu học sinh vẽ vào vở * Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp? HS: suy nghĩ trả lời GV nhận xét ,kết luận Bộ máy cai trị của thực dân Pháp rất chặt chẽ ,pháp với tay xuống tận địa phương .Kết hợp giữa người Pháp và quan lại phong kiến Mục đíc nhằm dùng người việt trị người việt ,chia rẽ nước ta , chi phối mọi quyền hành Nhằm xóa bỏ Việt Nam , Lào , Campuchia ra khỏi bản đồ thế giới biến Đông Dương trở thành 1 tỉnh của Pháp Như vậy cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị ,Pháp tăng cường khai thác thuộc địa về kinh tế ,vậy trong kinh tế chúng đã thực hiện như thế nào ta cùng tìm hiểu phần 2 1.Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp : - Năm 1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. - Việt Nam chia thành 3 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì). Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp. +Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp. +Trung Kỳ với chế độ bảo hộ, đứng đầu là Khâm Sứ Pháp . +Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa, đứng đầu là Thống đốc Pháp. - Ở địa phương (huyện, xã, thôn) do người Việt nắm giữ nhưng do người Pháp chi phối. Bộ máy cai trị của Pháp rất chặt chẽ Hoạt động 2. Tìm hiểu về Chính sách kinh tế Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản GV cho học sinh thảo luận nhóm(5 phút ) Chia lớp làm 4 nhóm Nhóm 1:Tìm hiểu những chính sách về nông nghiệp Nhóm 2:Trong công nghiệp Pháp đã sử dụng những chính sách gì? Nhóm 3: Pháp đã thực hiện chính sách gì trong giao thông vận tải ? Nhóm 4: Các chính sách trong thương nghiệp của pháp là gì ? Các suy nghĩ đại diện trả lời GV nhận xét Vậy các chính sách kinh tế đã có tác động như thế nào đến Việt Nam ta cùng làm bài tập sau: a.Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ ,lạc hậu ,phụ thuộc b. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt c.Nông nghiệp giậm chân tại chỗ d . Công nghiệp phát triển nhỏ giọt thiếu hẳn công nghiệp nặng Như vậy , chúng ta đã tìm hiểu xong phần 2 ,bên cạnh đưa ra những chính sách về kinh tế Pháp đưa ra những chính sách về văn hóa vậy chúng đã thực hiện như thế nào ta cùng tìm hiểu phần 3 2.Chính sách kinh tế - Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp ruộng. Bóc lột nhân dân bằng kiểu phát canh thu tô(giải thích thế nào là phát canh thu tô) - Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Sản xuất xi măng, điện, gỗ - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt. - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam. - Tiến hành đề ra các thứ thuế mới. Hoạt động 3. Tìm hiểu về Chính sách văn hóa – giáo dục Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản học sinh đọc phần 3 và đặt câu hỏi ?Nêu những chính sách VH-GD của thực dân Pháp ở Việt Nam? HS suy nghĩ trả lời G V nhận xét :Thời kì đầu Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị Về sau có thêm môn tiếng Pháp Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc :ấu học ,tiểu học và trung học Năm 1907 mở trường đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ ?Chính sách văn hóa giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam không? Vì sao? Hs suy nghĩ trả lời GV nhận xét ,kết luận :Pháp thực hiện những chính sách này không phải khai hóa văn minh mà là thực hiện chính sách ngu dân (gv giải thích 1 )để bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng hơn 3.Chính sách văn hóa – giáo dục - Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến. - Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị. Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế. Về sau có thêm môn tiếng Pháp Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc :ấu học ,tiểu học và trung học 4.Củng cố ,luyện tập Hoàn thiện bảng sau : Lĩnh vực Nội dung Nông nghiệp Công nghiệp Giao thông vận tải Thương nghiệp Văn hóa giáo dục Giai đoạn đầu : Năm 1905: Năm 1907: 5 . Dặn dò Học thuộc bài cũ Làm các câu hỏi trong sách giáo khoa Đọc trước phần 2 Suy tầm tranh ảnh
Tài liệu đính kèm: