Giáo án môn Lịch sử 8 (cả năm)

Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917

Chương I : THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

Tiết 1- Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập.

3. Thái độ::

 - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ thế giới.

 - Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi.

 

doc 151 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó.
 b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘ DUNG
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại.
HS: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại. 
Hoạt động 2: Cá nhân
* Mức độ cần đạt:
HS cần nắm được những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.
* Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS đọc phần II.
GV: Qua những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại, em hãy rút ra 5 nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.
HS rút ra 5 nội dung chính.
Hoạt động 3: Cả lớp
* Mức độ cần đạt:
HS cần nắm được những sự kiện tiêu biểu và những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.
* Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm toàn bộ những bài tập đã ra trong SGK.
I. NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH
- 8/1566, cách mạng Hà Lan.
- 1640-1688, cách mạng tư sản Anh.
- 1775- 1783, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- 1789-1794, cách mạng tư sản Pháp.
- 2/1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
- 1818-1849 Phong trào cách mạng ở Pháp và ở Đức.
- 1868 Cuộc Duy tân Minh Trị
- 1871 Công xã Pa-ri
- 1911 Cách mạng Tân Hợi.
- 1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- 10-1917 Cách mạng tháng 10 Nga thành công.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản được đẩy mạnh.
- Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ.
- Khoa học- kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc.
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
III. BÀI TẬP THỰC HÀNH
 4. Củng cố
 GV yêu cầu HS nắm được những nội dung quan trọng của lịch sử thế giới cận đại giai đoạn từ thế kỉ XVI đến năm 1917.
5. Hướng dẫn học sinh học sinh học bài và chuẩn bị bài mới.
- Ôn tập lại kiến thức.
- Chuẩn bị trước bài "Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941), trả lời các câu hỏi trong SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM:..	
Ngày soạn:
 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN 1945)
Chương I 
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921- 1941)
Bài 15
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU
 TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921)
I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Những nét chung tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX.
- Những nét diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai
2. Kỹ năng: 
- Lập niên biểu về diễn biến, kết quả, tính chất của Cách mạng tháng Hai
- Bước đầu hoàn thành sơ đồ tư duy, nắm vững kiến thức bài học
3. Thái độ: 
- Phê phán xã hội phong kiến lỗi thời, đề cao tinh thần đấu tranh của quần chúng.
- Ảnh hưởng cuộc cách mạng Tháng Hai đối với Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: - Bản đồ nước Nga.
 - Tranh ảnh nước Nga và cách mạng Nga.
HS: Đọc trước bài ở nhà
C. PHƯƠNG PHÁP
 Thuyết trình, nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ tư duy, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra tình hình học tập của lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới 
 Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước Nga trở thành một đế quốc hùng mạnh. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ XX nước Nga ngày càng rơi vào tình trạng khủng hoảng suy yếu. Để hiểu rõ hơn chúng ta học bài 15 “ Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng”
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được tình hình nước Nga trước cách mạng.
* Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga giới thiệu khái quát nước Nga đầu thế kỉ XX.
Gv: GV: Em hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga vào đầu thế kỉ XX.
HS: 
- Nga là nước quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.
- Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
GV: Quan sát hình 52 SGK trên màn hình cho biết : Tình hình kinh tế - xã hội nước Nga?
HS: - Kinh tế: suy sụp.
- Xã hôi: nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt
- Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra
=> Như vậy nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng với thời cơ chín muồi.
+ Giai cấp thống trị không thể thống trị được nữa 
+ Nỗi khổ cùng cực của nhân dân vô cùng nặng nề
=> Với sự đấu tranh tích cực của quần chúng thì cách mạng Nga bùng nổ. Để tìm hiểu về cuộc cách mạng ở Nga chúng ta sang mục 2.
Hoạt động 2 : Thảo luận
Gv: Chia lớp làm 3 tổ thảo luận ( thời gian 4 phút ) với nội dung sau:
- Tìm hiểu diễn biến, kết quả, tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai 1917?
Gv: Phân chia mỗi nhóm một nội dung, sau đó lần lượt lên báo cáo.
Nhóm 3: Trình bày diễn biến
- 23/2/1917, biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
- 27/2/1917, Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang.
Nhóm 1: Trình bày kết quả
- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
- Thiết lập hai chính quyền: Xô đại biểu công nhân, nông dân, binh lính
- Chính phủ lâm thời tư sản
Nhóm 2: Trình bày tính chất
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
Giáo viên liên hệ với phong trào “ Xô Viết Nghệ Tĩnh “ và “ Cách mạng Tháng 8 năm 1945”
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
a/ Chính trị: + Nga vẫn là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
b/ Kinh tế: suy sụp.
c/ Xã hội: 
+ Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với Nga hoàng
+ Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917
a. Diễn biến
- 23/2/1917, biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
- 27/2/1917, Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang.
b. Kết quả
- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
- Thiết lập hai chính quyền: Xô đại biểu công nhân, nông dân, binh lính
- Chính phủ lâm thời tư sản
c. Tính chất:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
4. Củng cố
- Dùng sơ đồ tư duy để củng cố 
- Tình hình nước Nga trước Cách mạng và Cách mạng tháng Hai 1917
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Xem trước mục II của bài này để tiết sau học, trả lời các câu hỏi 
- Vì sau sau cách mạng tháng Hai nước Nga phải tiếp tục cuộc cách mạng?
- Diễn biến Cách mạng Tháng Mười
- Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga?
E. RÚT KINH NGHIỆM	.
Ngày soạn:
 Tiết 24 Bài 15
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 VÀ CUỘC ĐẤU 
TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921) 
(tiếp theo) 
II. CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917.
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng.
 - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
2. Kỹ năng
 Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga .
3. Thái độ
 Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: Tranh ảnh nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.
 HS: Đọc trước bài ở nhà.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 Thuyết trình, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày diễn biến, kết quả Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới
 Giành chính quyền đã khó, nhưng việc giữ chính quyền còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau cách mạng tháng Mười khó khăn chồng chất. Vậy nước Nga đã làm gì để giữ vững việc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cá nhân
GV:Vì sao sau Cách mạng Tháng Hai nước Nga phải tiếp tục cuộc cách mạng?
Hs 
- Nước Nga tồn tại hai chính quyền song song và đối lập nhau
- Giai cấp tư sản tiếp tục đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
Gv: Trước tình hình đó thì Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã làm gì?
Hs:
 - Lên kế hoạch tiếp tục khởi nghĩa
- Kêu gọi nhân dân tiếp tục khởi nghĩa lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
Gv: Em hãy tóm tắt những sự kiện cơ bản của cách mạng Tháng Mười Nga.
Hs :
Ngày 24-10 Lê Nin trực tiếp chủ huy khởi nghĩa chiếm Pê –tơ –rô –grat
- Ngày 25 -10 chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, cung điện Mùa đông bị chiếm.
- Đầu năm 1918 Cách mạng thắng lợi toàn đất nước.
Hoạt động 2 : Thảo luận
GV: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi : Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga?
HS Thảo luận và trình bày giáo viên bổ sung và kết luận:
Gv:
- Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đối với thế giới: Thay đổi lớn lao trên thế giới, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
GV sơ kết bài: Đây là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới; mặc dù đến nay chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn rất coi trọng ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười.
1. Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.
a. Hoàn cảnh:
- Nước Nga tồn tại hai chính quyền song song và đối lập nhau
-Đảng Bôn-sê-vích lên kế hoạch tiếp tục khởi nghĩa
b. Diễn biến:
Ngày 24-10 Lê Nin trực tiếp chủ huy khởi nghĩa chiếm Pê –tơ –rô –grat
- Ngày 25 -10 chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, cung điện Mùa đông bị chiếm.
- Đầu năm 1918 Cách mạng thắng lợi toàn đất nước.
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười
- Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đối với thế giới: Thay đổi lớn lao trên thế giới, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
4. Củng cố
- Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết diễn ra như thế nào ?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới: 
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài sau:" Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội", trả lời các câu hỏi trong SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM.	 
Ngày soạn:
Tiết 25 
 Bài 16:LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 -Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới.Nội dung chủ yếu và tác dụng của nó.
 - Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
2. Kỹ năng
 Giúp HS tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận ,đánh giá bản chất của sự vật hiện tượng.
3 .Thái độ
 Giúp HS nhận thức được sức mạnh,tính ưu việt của chế độ XHCN đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm ,thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ Liên Xô.
Tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
HS: Đọc trước bài ở nhà
C. PHƯƠNG PHÁP:
 Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 ?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài mới
 Sau khi ổn định được tình hình, bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được chính sách kinh tế mới.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Vì sao nước Nga phải thực hiện "Chính sách kinh tế mới" ?
HS: Trả lời
GV: Bức áp phích trên nói điều gì?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nội dung của Chính sách kinh tế mới?
HS: Trả lời
GV: Chính sách kinh tế mới tác động như thế nào với công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga ?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: 
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những thành tựu của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được tiến hành như thế nào ?
HS: Trả lời 
GV cho HS quan sát H59 và 60. Qua đó em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
 Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu kinh tế.
 Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu văn hóa giáo dục.
Nhóm 3: Tìm hiểu thành tựu xã hội.
HS: Trả lời
GV: Những hạn chế trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
HS: Trả lời
GV sơ kết bài: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đem lại những thành tựu to lớn: 6-1941, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô tạm thời dừng lại , Liên Xô bắt tay vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925)
1. Chính sách kinh tế mới
- Nước Nga sau chiến tranh, tình hình rất khó khăn: kinh tế suy sụp, bạo loạn nổ ra ở nhiều nơi.
- Tháng 3-1921, Chính sách kinh tế mới (NEP) được thông qua: 
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thu thuế lương thực.
+ Tự do buôn bán, mở lại các chợ.
+ Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
2. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)
- Chính sách kinh tế mới tác động làm cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu: sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
- Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925-1941)
- Các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và lần thứ hai (1933-1937) đều hoàn thành trước thời hạn.
- Thành tựu:
+ Kinh tế: công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
+ Văn hóa-giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
+ Xã hội: Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
- Hạn chế: Tư tưởng chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng CNXH, thiếu dân chủ.
4. Củng cố 
- Nội dung của Chính sách kinh tế mới ?
- Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới.
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau " Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM.......................................................................................	
Ngày soạn:
Chương II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
Tiết 26 Bài 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 -Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.
 -Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.
2. Kỹ năng 
 Rèn luyện tư duy Lôgíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch, hiểu rõ mối qua hệ “nhân” “quả” trong một số sự kiện điển hình.
3. Thái độ
 HS cần thấy rõ sự phát triển phức tạp của chủ nghĩa tư bản .
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
HS: Đọc trước bài ở nhà
C. PHƯƠNG PHÁP
 Thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi.
D-TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Thể hiện “ chính sách kinh tế mới” của Lê-nin thông qua bản đồ tư duy?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là châu Âu đã trải qua cao trào cách mạng (1918-1923) ở các nước tư bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì ?
GV: Trong những năm 1924-1929, tình hình các nước tư bản châu Âu có gì thay đổi ?
HS: Trả lời
GV: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó ?
HS: Sản xuất công nghiệp tăng nhanh.
Hoạt động 2: Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập(Đọc thêm)
HS cần nắm được cao trào cách mạng 1918-1923 và sự thành lập Quốc tế cộng sản.
Cao trào cách mạng của 1918-1923 đã diễn ra như thế nào?
Kết quả của cách mạng 1918-1923 ở Đức như thế nào ?
Gv: Hoàn cảnh ra đời của quốc tế cộng sản ?
Hoạt động 3 : 
HS cần nắm được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa ?
GV: Trình bày diễn biến
GV: Cuộc khủng hoảng này gây ra những hậu quả gì ?
GV sơ kết bài: Tình hình châu Âu có nhiều biến đổi trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Phong trào nhân dân chống phát xít và chiến tranh bùng nổ mạnh mẽ.
I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929
1. Những nét chung
- Sự xuất hiện một số quốc gia mới.
- Trong những năm 1918-1923, các nước tư bản châu Âu đều suy sụp về kinh tế.
- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu tạm thời ổn định.
2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập(Đọc thêm)
a. Cao trào cách mạng 1918-1923
- Diễn biến:
 Trong những năm 1918-1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp châu Âu, tiêu biểu là ở Đức.
- Kết quả: 
+ Đức thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
+ Đảng Cộng sản Đức thành lập (12-1918).
b. Quốc tế cộng sản thành lập
- Ngày 2-3-1919, Quốc tế cộng sản ra đời.
II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó
a. Nguyên nhân
- Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hoá ế thừa, “cung” vượt “cầu”. 
b. Diễn biến
- Khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ và lan nhanh khắp thế giới.
c. Hậu quả
- Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
- Hàng trăm triệu người đói khổ.
2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 – 1933 (Giảm tải không dạy)
4. Củng cố
 HS lên bảng làm bài tập
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới 
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK..
E. RÚT KINH NGHIỆM..	
Ngày soạn:
 Tiết 27 Bài 18
 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó.
 - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
2. Kỹ năng
 - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội .
 - Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử ,những sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
 - Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ.
 - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức,bất công xã hội tư bản.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phát vấn.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới 
 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX.
HS cần nắm được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
GV: Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Em cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929 ?
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoan này ?
HS: Trả lời
GV: Qua hình 65, 66, nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ ?
GV: Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX ?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.
HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
GV: Em hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào ?
HS cần nắm được nội dung và tác dụng của Chính sách mới.
GV: Nội dung chính của chính sách mới là gì ?
HS: Trả lời
GV: Quan sát hình 69, em hãy nhận xét về Chính sách mới của Ru-dơ-ven ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX.
1. Kinh tế
- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép,
- Nguyên nhân:
+ Cải tiến kĩ thuật.
+ Sản xuất dây chuyền.
+ Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
2. Xã hội
- Nạn phân biệt chủng tộc.
- Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước 
II. NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ
- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh té chưa từng thấy.
- Nền kinh tế-tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
2. Chính sách mới của Ru-dơ-ven
a. Nội dung: 
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính
b. Tác dụng:
- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.
- Đưa nước Mĩ thoái dần khỏi khủn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12172261.doc