Giáo án môn Lịch sử 8 năm 2010

Phần I LỊCH SỬ THẾ GIỚI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

( TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)

 Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA T BẢN

 ( từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

Tiết 1 - Bài 1

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế ,chính trị ,xã hội ở châu Âu trong các thế kỉ XVI,XVII; mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng SX mới – TBCN với chế độ PK, từ đó thấy đc cuộc ĐT giữa TS và Quí tộc PK tất yếu nổ ra.

- Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, tính chất của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng TS Anh thế kỉ XVII,sự hạn chế của CMTS Anh.

- Hiểu các khái niệm cơ bản trong bài học( chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”).

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ.

3. Thái độ

 

doc 192 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1037Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đánh giá, nhận xét.
- GV cung cấp thông tin về tình hình nước Nga sau cách mạng 1905 - 1907:
CM Nga 1950 - 1907 bùng nổ mạnh mẽ ở Nga nhưng thất bại. Nước Nga tiếp tục tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.
- HS: Quan sát H52 SGK và cho biết bức tranh phản ánh điều gì?
(Nước Nga lạc hậu, ruộng đồng khô hạn, phương tiện canh tác lại hậu, chủ yếu là phụ nữ làm việc ngoài đồng, nam giới phải ra mặt trận).
- HS đọc phần kênh chữ T76 và cho biết kênh chữ đó cho ta biết được thông tin gì?
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX ?
- HS trả lời, GV nhận xét và kết luận chuyển mục
(-> Dưới chế độ Nga Hoàng.Sự lạc hậu của nước Nga. Những > nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền ĐQCN tạo điều kiện cho CM bùng nổ.)
- HS đọc SGK và trình bày tóm tắt diễn biến sự kiện cách mạng tháng Hai năm 1917.
- GV nhận xét, kết luận và minh họa bằng kênh hình 53.
- HS ghi.
- GV cung cấp thông tin.
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm (3p): Vì sao Cách mạng tháng Hai năm 1917 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?
 - Các nhóm thảo luận và đại diện báo cáo kết quả.
- GV kết luận bằng bảng phụ.
(Gợi ý: Nhiệm vụ? Lãnh đạo? Động lực cách mạng? Kết quả? )
 Vì giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng (B) đóng vai trò là động lực chủ yếu quyết định thắng lợi của CM, hướng tới mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại quyền lợi cho nông dân. Kết quả thành lập Xô Viết, chính phủ lâm thời tư sản.
* KN "Cách mạng dân chủ tư sản", thực chất là cuộc cách mạng tư sản, quần chúng là động lực chính nhằm đánh đổ chế độ phong kiến giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công giai cấp tư sản lập chế độ cộng hòa mở đường cho CNTB phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản đông đảo quần chúng nhân dân (công-nông - binh) cũng thành lập nền chuyên chính của mình.
- GV cho HS theo dõi SGK và cho biết tại sao sau khi cách mạng tháng Hai thành công, Lê-nin và Đảng Bôn sê vích phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng?
- HS theo dõi trả lời.
- GV nhận xét kết luận: trước tình hình đó Đảng (B) và Lê nin đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cuộc CM chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song cùng tồn tại thiết lập chính quyền Xô Viết.
- HS đọc kênh chữ / 78 và GV nhấn mạnh kế hoạch chuẩn bị cách mạng dưới sự chỉ đạo của Lê-nin.
- GV kết hợp tranh và tài liệu tường thuật diễn biến cách mạng. 
(Cung điện Mùa Đông nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ lâm thời TS, ý thức được tầm quan trọng của cung điện đối với việc lật đổ chính phủ lâm thời TS, UBKN quyết định huy độnh 1 lực lượng lớn: Cận vệ do thủy thủ, binh sỹ quyết tâm tấn công cung điện mùa đông. Khoảng 1h sáng tiếng súng trường, súng máy, đại bác hòa thanh 1 cảnh náo động, liên tục, hỏa lực ở các chiến lũy yếu dần, quân KN tiến sát Cung điện Mùa Đông. Tiếng súng hiện "xung phong" và tiếng hoan hô ngân lên trong không trung, quân KN chèo qua các chiến lũy, tràn ngập các lối ra vào cung điện.
- GV cung cấp thông tin
Cuộc tấn công thắng lợi, cung điện bị chiếm, các bộ trưởng của chính phủ bị bắt chính phủ lâm thời TS sụp đổ hoàn toàn.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo kĩ thuật "khăn trải bàn":( 4p).
 Vì sao nói cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản?
- GV nhận xét kết quả thảo luận của 2 nhóm và hướng dẫn HS so sánh cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. 
 CMTS CMVS
- Do tư sản tiến hành - Do vô sản tiến 
nhằm lật đổ chế độ hành, dùng bạo lực
phong kiến đã lỗi thời cách mạng lật đổ tư 
mở đường cho CNTB sản, xây dựng chế 
phát triển. độ XHCN.
*GV kết luận: Sự kiện cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đầu cho một thời kì mới trong lịch sử loài người, đó là lịch sử thế giới hiện đại.
I. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Đầu TK XX nước Nga vẫn là 1 nước đế quốc quân chủ chuyên chế, bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế do Nga Hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.
- Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt; phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga Hoàng lan rộng.
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917
* Diễn biến
- 23.2.1917 biểu tình của nữ công nhân Pê-tơ rô-grat.
- 26.2.1917 Đảng (B) lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang 
* Kết quả.
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
- Thành lập Xô Viết dại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Chính phủ lâm thời tư sản thành lập.
* Tính chất.
Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917
*Hoàn cảnh
- Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
 - Chính phủ lâm thời TS, tiếp tục theo đuổi chiến tranh và đàn áp quần chúng.
- Trước tình hình đó Đảng (B) và Lê nin đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cuộc CM chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song cùng tồn tại thiết lập chính quyền Xô Viết.
* Diễn biến:
- 24/10 tại điện Xmô-nưi Lênin trực tiếp chỉ huy cuộc KN và chiếm đượcPê-tơ-rô- grat. 
- 25/10/1917 Cung điện Mùa Đông bị chiếm -> chính phủ lâm thời TS sụp đổ.
* Kết quả:
 Chính phủ lâm thời TS bị lật đổ, thiết lập nhà nước vô sản, đem lại chính quyền về tay nhân dân.
* Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản .
4. Củng cố: 1P
- Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?
(Để giải quyết những > chứng tỏ cách mạng tháng Hai chưa triệt để.
	Yêu cầu chấm dứt tình trạng 2 chính quyền xong song cùng tồn tại ở Nga để thiết lập chình quyền trên toàn quốc của các Xô Viết -> Đưa đến CMT10 bùng nổ và chính phủ lâm thời TS bị lật đổ, chính quyền Xô Viết được thiết lập trong doàn quốc. CMT10 là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới giành đước thắng lợi trọn vẹn, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, XDXH mới - XHCN.
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Bài cũ: 
 +Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài
 + Tiếp tục hoàn thiện bài tập: Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc CM?
- Bài mới: đọc và nghiên cứu SGK phần II: 
 +	 Tại sao sau khi thành lập chính quyền mới Lê-nin lại thông qua hai sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất?
 + Vì sao nhân dân Xô Viết bảo vệ được thành quả cách mạng tháng Mười? 
 + Vì sao Giôn Rít đặt tên cuốn sách là "Mười ngày rung chuyển thế giới"?
-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 31/10/2010
Ngày giảng: 2+ 4/11/2010
Tiết 24 - Bài 15
 Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 
và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nhận thức được: nét chính về việc xây dựng Chính quyền Xô viết sau thắng lợi của CM, hiểu được những việc làm của Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu;trình bày được cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và ý nghĩa của CM tháng Mười.
2. Kỹ năng
- HS có kĩ năng sử dụng lược đồ. Phân tích đánh giá sự kiện.
3. Thái độ
- Nhận thức đúng bản chất của nhà nước XHCN, thêm tự hào và có ý thức XD bảo vệ nhà nước XHCN Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: tranh ảnh "Lê-nin tại đại hôi Xô viết toàn Nga", "Sắc lệnh về ruộng đất"; phóng to lược đồ nước Nga Xô viết chống thù trong giặc ngoài.
- HS: đọc và nghiên cứu SGK, bảng phụ.	
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày, tường thuật, trao đổi đàm thoại, KT “khăn trải bàn”
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 3P
- Trình bày diễn biến cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
 (+ Hoàn cảnh: tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục chiến tranh đàn áp quần chúng.
 + Diễn biến: 24/10, quân khởi nghĩa chiếm dược Pê-tơ-rô-grat; 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông -> chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ; đầu năm 1918 cách mạng thắng lợi hoàn toàn.)	
3. Bài mới
* Giới thệu bài: 1p
Giành chính quyền đã khó. Nhưng việc giữ chính quyền còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau CMT10 - khó khăn chồng chất. Vậy nước Nga đã làm gì đề giữ vững việc xây dựng và bảo vệ thành quả CM? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài ngày hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Họat động : ( 39p) Tìm hiểu cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
Mục tiêu: HS nhận thức được nét chính về việc xây dựng Chính quyền Xô viết sau thắng lợi của CM, hiểu được những việc làm của Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu;trình bày được cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và ý nghĩa của CM tháng Mười.
- HS có kĩ năng trình bày, phân tích đánh giá sự kiện và sử dụng lược đồ
- GV cung cấp thông tin về đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai với việc thành lập chính quyền Xô Viết.
- GV nhấn mạnh: nét đặc sắc nhất của cách mạng tháng Mười là không sử dụng bộ máy nhà nước cũ mà xây dựng chính quyền mới, sáng tạo một hệ thống hành chính mới do công - nông đảm nhiệm.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh h55 sgk, tranh "Sắc lệnh về ruộng đất" và cho biết trước bài phát biểu và quyết định của Lê-nin thái độ của quần chúng nhân dân như thế nào? (đại đa số quần chúng ủng hộ, sự hưởng ứng thể hiện rõ trong ảnh)
- HS đọc nội dung kênh chữ, tóm tắt nội dung và cho biết ý nghĩa của hai sắc lệnh Hòa bình và Ruộng đất.
(+ Đáp ứng nguyện vọng hòa bình, chấm dứt chiến tranh của tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân lao động - những người đã bị chiến tranh làm cho kiệt quệ khốn đốn và vô cùng đau khổ.
+ Đã đem lại 150 triệu ha ruộng đất, đáp ứng quyền lợi thiết thực cho nông dân).
- GV nêu vấn đề: Vì sao việc làm đầu tiên của chính quyền mới là thông qua "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất"?
(+ Để củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới, góp phần giải quyết những khó khăn sau cách mạng. )
- GV cung cấp thông tin về những biện pháp mà chính quyền Xô Viết đã thực hiện và hỏi HS mục đích chính quyền Xô Viết đề ra những biện pháp trên là gì?
( ổn định chính trị, phát triển kinh tế đất nước.)
- GV nêu câu hỏi: Qua những sắc lệnh và những biện pháp trên, em có nhận xét gì về chính quyền Xô Viết?
- HS trả lời, GV kết luận và chuyển mục
- GV treo bản đồ giới thiệu khái quát và cung cấp thông tin liên quân các nước đế quốc tấn công vào nước Nga.
- GV nêu vấn đề: Tại sao các nước đế quốc lại câu kết với bọn phản động để chống phá cách mạng?
- HS trả lời. GV kết luận
( Vì thành quả của cách mạng tháng Mười thành lập nhà nước vô sản đầu tiên, chứng tỏ CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. Cho nên bon đế quốc có âm mưu tiêu diệt cách mạng đang còn "trứng nước".
GV liên hệ cách mạng VN sau cách mạng tháng Tám 1945.)
- GV cho HS quan sát H56-SGK/81 và hướng dẫn HS khai thác nội dung bằng những câu hỏi gợi mở: Các em có nhận xét gì về những người lính trong ảnh? (quân phục, vũ khí). Tinh thần kỉ luật trong quân đội được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời. GV kết luận: Trong ảnh là một trung đoàn Hồng quân đang luyện tập. Những người lính phần lớn xuất thân từ nông dân. Với vũ khí thô sơ là những khẩu súng trường có gắn lưỡi lê, đầu đội mũ vải có lưỡi trai, tư trang được gói gọn vào bao vải thắt ngang vai, thắt lưng da ngang bụng...tinh thần kỉ luật nghiêm minh cho thấy khí thế cách mạng của quần chúng công - nông Xô Viết.
- GV tường thuật cuộc đấu tranh của nhân dân Xô Viết từ 1918 -1920.
- GV gọi HS trình bày sự kiện chính về cuộc đấu tranh bảo về thành quả cách mạng của nhân dân Xô Viết trên bản đồ.
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật "Khăn trải bàn": Vì sao nhân dân Xô Viết bảo vệ được thành quả CM?
(+ Sức mạnh và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới phát huy mạnh mẽ.
+ Chính sách cộng sản thời chiến .
+ Hồng quân LX chiến đấu dũng cảm.)
- HS theo dõi SGK và cho biết Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga?
- GV gọi HS đọc kênh chữ và cho biết Vì sao Giôn - Rít lại đặt tên cuốn sách là "Mười ngày rung chuyển thế giới ?" 
- HS trả lời. GV kết luận.
(Tác động của CMT10 đối với thế giới làm rung chuyển thế giới , 1 chế độ mới nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu làm cho các nước ĐQ hoảng sợ. Để lại nhiều bài học quí giá cho cuộc ĐT của giai cấp công nhân nhân dân lao động và các DT bị áp bức...)
*GV đọc tư liệu: "Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế."
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
1. Xây dựng chính quyền Xô Viết
- 25.10 chính quyền Xô Viết thành lập do Lê- nin đứng đầu.
- ĐH thông qua sắc lệnh: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" .
- Thực hiện các biện pháp để ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước.
+ Chính trị: Xóa bỏ các đẳng cấp XH các đặc quyền của giáo hội nam nữ bình quyền các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có quyền tự quyết định tự do phát triển.
+ Kinh tế: nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt, giao quyền quản lý kiểm soát sản xuất chho công nhân.
2. Chống thù trong, giặc ngoài
- Cuối năm 1918 nước Nga bị các nước đế quốc và bọn phản động trong nước bao vây chống phá cách mạng.
- Đảng và nhân dân Xô Viết kiên quyết tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng.
+ Thi hành chính sách cộng sản thời chiến.
+ Xây dựng lực lượng Hồng quân.
- Từ 1918 - 1920 Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
3. ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười.
* Đối với nước Nga.
- Làm thay đổi vận mệnh của đất nước và số phận con người ở Nga.
- Đưa những người lao động lên nắm chính quyền.
- Thiếp lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
* Đối với thế giới
- Để lại nhiều bài học cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức.
- Tác động đến phong trào công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
4. Củng cố: 1p
- GV khái quát nội dung bài học: Khẳng định CMT10 là cuộc CMXHCN đầu tiên thắng lợi trên TG có ý nghĩa và ảnh hưởng, tác động to lớn đối với nước Nga và toàn thế giới. Ngày nay mặc dù CMCH ở LX bị sụp đổ song CMT10 vẫn có vịtrí và ý nghĩa quan trọng đối với ND và những người CS chân chính.
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Bài cũ: trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Bài mới: đọc và nghiên cứu SGK bài 16.
 + Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
 + Sưu tầm vài mẩu chuyện về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm 1925 - 1941.
--------------------------------------------------------
Ngày soạn: 6/11/2010
Ngày giảng: 8/11/2010
Tiết 25- Bài 16: Liên xô xây dựng chủ nghĩa Xã Hội
(1921 - 1941)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh nhận thức được:
- Nội dung chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế. 
- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. 
2. Kỹ năng
- HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác nội dung tranh ảnh LS.
3. Thái độ
- HS nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ XHCN.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: phiếu học tập, tài liệu tham khảo.
-HS: đọc và nghiên cứu SGK, bảng phụ.
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày, trao đổi đàm thoại, KT “khăn trải bàn”.
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
Đảng (B) đã làm gì trong những năm đầu sau CM tháng Mười để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả CM?
(Ban hành sắc lệnh Hòa bình, sắc lệnh Ruộng đất. Mang ý nghĩa...
3. Bài mới.
*Giới thiệu bài: (1p)
	Sau khi ổn định tình hình, bào vệ thành quả CM, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH vậy công việc xây dựng CNXH ở LX diễn ra như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1: Tìm hiểu chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế.
Mục tiêu: hs nhận thức được tình hình
 nước Nga sau chiến tranh; nội dung của Chính sách kinh tế mới và tác động của chính sách đó đối với nước Nga.
- hs có kĩ năng phân tích, nhận xét.
- HS quan sát H58 SGK và cho biết bức áp phích trên nói lên điều gì?
( Gợi ý: hình ảnh những người công nhân, nông dân, chiến sĩ tay búa tay rìu thể hiện quyết tâm gì?)
- GV phân tích và kết luận.
 + Nước Nga bị tàn phá nặng nề :đói rét, bệnh tật, nhà máy công xưởng bị tàn phá ...là hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh.
+ Quyết tâm của nhân dân và chính phủ: tuyên chiến với hậu quả chiến tranh khắc phục và phát triển kinh tế đất nước.)
GV: trước tình hình đó chính quyền Xô Viết đã làm gì?
- GV cung cấp thông tin về nội dung chính sách kinh tế mới.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế mới?
- HS nhận xét.
- GV kết luận: Đây là chính sách tiến bộ phù hợp với mục tiêu lớn nhất là đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa, giải quyết vấn đề lương thực, bước đầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Lê-nin đã chỉ rõ: "Thực chất của chính sách kinh tế mới ...là sự liên minh của giai cấp vô sản với nông dân, là sự liên minh giữa đội tiên phong của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân"
- GV cung cấp thông tin về sự thành lập Liên bang Xô Viết.
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật " Khăn trải bàn": Theo em sự kiện Liên bang Xô Viết thành lập có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- GV đánh giá kết quả thảo luận của nhóm 1, 2 và kết luận:
(Đây là sự kiện quan trọng, biểu hiện sức mạnh của nhà nước Xô Viết được củng cố và tăng cường. đồng thời đó là thắng lợi của chính sách dân tộc theo Lê-nin, của tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trong quốc gia công nông đầu tiên trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người tiến bộ nhận thấy một con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, đó là thủ tiêu mọi bất bình đẳng dân tộc và xây dựng 1 cộng đồng anh em giữa các dân tộc. Đây là thành tựu cuối cùng được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Lê-nin. Vì 3.1923 Lê-nin bị ốm nặng và Người đã từ trần 18h50p ngày 21.1.1924...
*Họat động 2:( 20p) tìm hiểu công cuộc xây dựng CNXH (1925 - 1941).
Mục tiêu: hs nhận biết được:
- Nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh .
- HS đọc SGK và cho biết vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
- GV nhấn mạnh: muốn xây dựng CNXH trước hết Liên Xô phải độc lập về kinh tế, phải tự trang bị máy móc, thiết bị cần thiết cho nền kinh tế và củng cố quốc phòng.
 - GV cung cấp thông tin.
- GV hướng dẫn hs quan sát h59,60 và gợi ý bằng các câu hỏi dể hs khai thác nội dung: Nhà máy thủy điện xây dựng và đưa vào hoạt động nói lên điều gì về nền công nghiệp của Liên Xô? Nhà máy hoạt động có tác động như thế nào tới các lĩnh vực khác?
Máy kéo được sử dụng trong nông trang phản ánh điều gì? nó có vai trò và tác dụng gì đến đời sống kinh tế và năng suất lao động của xã hội?
- GV đọc tư liệu về phong trào thi đua Xta-kha-tốp ở mỏ than Đô-nhét-xcơ, khai thác được 102 tấn than/ ca gấp 14 lần định mức, lập kỉ lục về năng suất khai thác than.
GV: Quá trình XD-CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì?
*GV nêu câu hỏi: Đánh giá của em về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giai đoạn (1925 - 1941)?
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
1. Chính sách kinh tế mới 
* Tình hình nước Nga sau chiến tranh:
- Kinh tế: suy sụp, nhiều nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.
- Xã hội: đói rét bệnh tật, bạo loạn.
* Tháng 3. 1921 Đảng (B) thực hiện chính sách kinh tế mới.
- Nội dung: (SGK).
2. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
- C/sách kinh tế mới tác động làm cho công cuộc khôi phục kinh tế diễn ra nhanh chóng và đạt nhiều thành tựu đời sống nhân dân được cải thiện, sản xuất công nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh.
- 12/1922 Liên bang CHXH Xô Viết được thành lập.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên xô (1925 - 1941)
1. Hoàn cảnh
- Sau khi khôi phục kinh tế Liên Xô vẫ là nước nông nghiệp lạc hậu.
- luôn bị đe dọa trước sự tấn công về quân sự của các thế lực thù địch.
2. Công cuộc xây dựng CNXH
- Công nhiệp hóa XHCN theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp .
- Các kế hoạch 5 năm lần I (1928 - 1932) và lần II (1933 - 1937) được hoàn thành trước thời hạn.
* Thành tựu.
+ Kinh tế công-nông nghiệp phát triển mạnh, đưa Liên Xô từ 1 nước nông nghiệp trở thành 1 nước công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ 2/ thế giới sau Mĩ.
+ Văn hóa - GD: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục - KH, văn hóa nghệ thuật đạt nhiều thành tựu.
+ Xã hội: xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
4. Củng cố: 1p
- Nước Nga sau chiến tranh gặp khủng hoảng.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền Xô Viết đưa nước Nga đứng vững, bảo vệ chính quyền, tiến hành cuộc XD CNXH và đạt nhiều thành tựu.
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Bài cũ: trả lời các câu hỏ và bài tập cuối bài.
- Bài mới: đọc và nghiên cứu sgk bài 17 "Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới"
+ Tìm hiểu tình hình chung của châu âu những năm 1918 – 1929.
------------------------------------------------------
Ngày soạn: 7/11/2010
Ngày giảng: 9+11/11/2010
Chương II
Châu âu và nước mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Tiết 26 - Bài 17
Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS nhận thức được:
- Những nét chung về Châu Âu trong những năm 1918 – 1939; hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển kinh tế,ổn định tạm thời và khủng hoảng.
- Sự phát triển của cao trào cách mạng 1918 - 1929 ở Châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản( chú ý các Đại hội II, V, VII); cách mạng ở Đức;Đảng cộng sản được thành lập ở các nước;phong trào CM thế giới.
-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) và tác động của nó đối với châu Âu; nguyên nhân;diễn biến chính;hậu quả.
-Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở một số nước,nguy cơ chiến tranh thế giới.
2. Kỹ năng
- HS có kỹ năng tư duy logic, khả năng nhận thức lịch sử; sử dụng biểu đồ, bản đồ.
3.Thái độ
- Nhận thức được sự phát triển phức tạp của CNTB.
- Tinh thần đấu trang anh dũng của giai cấp vô sản và nhân dân Châu Âu chống lại sự áp bức bóc lột của CNTB.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bản đồ châu âu sau CTTG I; biểu đồ so sánh lượng thép của Anh và Liên Xô; tranh, ảnh và tài liệu để minh họa cho cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở Đức.
- HS: Bảng phụ.
III. P

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12208803.doc