Giáo án môn Lịch sử 8 - Tuần 32, 33

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức

- Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.

- Những chuyển biến về kinh tế: Xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.

- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: Công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

Học sinh cần:

- Biết được các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Những nét chính về sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.

 

docx 23 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 824Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Tuần 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 – 32 Ngày soạn: 22/3/2017 – 11/4/2017
Tiết PPCT: Tiết 48 – Tiết 49 Ngày dạy: 5/4/2017 và 12/4/2017
CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
- Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.
- Những chuyển biến về kinh tế: Xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: Công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
Học sinh cần: 
- Biết được các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những nét chính về sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ.
- Rút ra đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó, lập bảng biểu so sánh để ghi nhớ.
3. Về tư tưởng
- Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp; mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX; thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc.
- Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.
4. Về thái độ
- Có tinh thần thảo luận nhóm. Ý thức học tập để xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU
1. Giáo viên
- Bản đồ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.
- Ngoài tranh ảnh trong SGK có thêm tranh ảnh về nhà máy, trường học, đường xá, của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tài liệu Văn học, Sử học, có liên quan đến những nội dung SGK đề cập tới.
- Sách giáo khoa Lịch sử 8, Sách giáo viên Lịch sử 8, Giáo án Lịch sử 8.
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh
- Đọc trước bài, tìm hiểu các câu hỏi trong SGK
- Sưu tầm các tư liệu lịch sử, tranh ảnh.
III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
	Bài này thực hiện trong hai tiết:
	Tiết 1 – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914)
	Biết được các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Từ đó hiểu được dã tâm của thực dân Pháp, sự biến đổi trong bộ máy nhà nước thực dân và nền kinh tế, văn hóa, giáo dục ở nước ta đầu thế kỉ XX.
	Tiết 2 – Những biến chuyển của xã hội Việt Nam	
	Ở hai tiểu mục đầu: Tập trung khai thác những nét mới của xã hội Việt Nam (từ biến đổi về kinh tế dẫn đến sự phân hóa về mặt giai cấp). Sự khác biệt về địa vị kinh tế, dẫn đến sự khác biệt về địa vị chính trị và ý thức chính trị
	Ở tiểu mục 3: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc phản ánh kết quả của những điều kiện chính trị, xã hội Việt Nam (có liên quan trực tiếp tới nội dung các tiểu mục 1 và 2).
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
TIẾT 1 (Tiết 48)
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu chương mới, bài mới
Giới thiệu chương mới
Ở Chương I, chúng ta đã được học và tìm hiểu những cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược lần đầu tiên tại Việt Nam trong những năm 1858 đến cuối thế kỉ thứ XIX. Sau khi Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam, Thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Vậy xã hội Việt Nam có những chuyển như thế nào? Ta sẽ đi tìm hiểu Chương II: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918.
Ghi bảng
Giới thiệu bài mới
Sau khi những đợt sóng cuối cùng của phong trào Cần Vương đã lắng xuống, thời kì bình định Việt Nam bằng vũ trang đã chấm dứt, Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta. Chúng tiến hành thực hiện chương trình khai thác nhưng thật chất là tăng cường áp bức bóc lột thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Chính sách này đã tác động đến mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội,... ở nước ta. Vậy những chính sách đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Ghi bảng
Lắng nghe 
Nhớ lại kiến thức và các bài đã học ở Chương I
Ghi bài
Ghi bài
CHƯƠNG II
XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
Bài 29
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Hoạt động 2: Tổ chức bộ máy Nhà nước
Giới thiệu mục I
Để hiểu rõ hơn về những chính sách của Thực dân Pháp, ta sẽ đi vào tìm hiểu mục I – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 – 1914).
Ghi bảng
Ta sẽ tìm hiểu phần 1: Tổ chức bộ máy Nhà nước. 
Ghi bảng
Mời học sinh đọc mục 1 SGK.
Đặt câu hỏi:
Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta với những nội dung nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi: 
Bộ máy cai trị của Thực dân Pháp được tổ chức như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Liên bang Đông Dương
được thành lập như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Giáo viên giới thiệu Toàn quyền Paul Doumer.
Phụ lục bài học
Đặt câu hỏi:
Riêng tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam, Thực dân Pháp đã thiết lập như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến cơ sở được thiết lập như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Giáo viên giải thích thêm
Phụ lục bài học
Đặt câu hỏi:
Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do Thực dân Pháp dựng lên.
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi: 
Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của Thực dân Pháp?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Vậy mục đích của Thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì? 
Nhận xét và kết luận
Lắng nghe và ghi bài
Ghi bài
Đọc SGK, theo dõi và lắng nghe
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Sau khi căn bản hoàn thành bình định bằng quân sự, Thực dân Pháp bắt tay khai thác thuộc địa, với chương trình này chúng tấn công một cách toàn diện.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cambodia và Laos, đứng đầu là viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Theo sắc lệnh ngày
17/10/1887 của Tổng thống Pháp, Liên bang Đông Dương gồm Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Cambodia; năm 1899 sáp nhập thêm Lào.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Việt Nam bị chia ra làm 3 xứ để cai trị với 3 chế độ khác nhau:
+ Bắc Kì: Nửa bảo hộ
+ Trung Kì: Bảo hộ
+ Nam Kì: Thuộc địa
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến cơ sở đều do Thực dân Pháp chi phối.
- Người Pháp nắm quyền
trực tiếp ở cấp xứ và tỉnh.
- Từ phủ, huyện trở xuống, người Pháp nắm quyền thông qua bộ máy quan lại (tay sai) người Việt.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Toàn bộ hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam từ chính quyền cơ sở đến Trung Ương vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều do 
thực dân Pháp điều hành và 
chi phối.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Mời học sinh trình bày sơ đồ lên bảng.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn.
- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến bản xứ.
- Toàn bộ hệ thống tổ chức bộ máy cai trị của Thực dân Pháp từ chính quyền cơ sở đến Trung Ương đều do thực dân Pháp điều hành và chi phối.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Mục đích Thực dân Pháp khi khai thác thuộc địa lần thứ nhất là:
- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
- Tăng cường áp bức, kìm hẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.
- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Cambodia trên bản đồ thế giới.
Ghi bài
I – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 – 1914)
1. Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Năm 1887, Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm 4 xứ, đến năm 1899 sáp nhập thêm 1 xứ do Toàn Quyền Đông Dương (người Pháp) đứng đầu.
- Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: 
+ Bắc Kì: Nửa bảo hộ.
+ Trung Kì: Bảo hộ.
+ Nam Kì: Thuộc địa.
- Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương đều do Thực dân Pháp chi phối.
- Người Pháp nắm quyền 
trực tiếp ở cấp xứ và tỉnh.
- Từ phủ, huyện trở xuống người Pháp nắm quyền thông qua bộ máy quan lại (tay sai) người Việt.
Chia rẻ các dân tộc Đông Dương, tăng cường áp bức, làm giàu cho tư bản. Xóa tên các nước thuộc Liên bang Đông Dương trên bản đồ thế giới.
Hoạt động 3: Chính sách kinh tế
Chúng ta đã được tìm hiểu mục đích và tổ chức bộ máy Nhà nước trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp. Vậy, những chính sách kinh tế của Thực dân Pháp như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu mục 2: Chính sách kinh tế.
Ghi bảng
Mời học sinh đọc mục 2 SGK.
Đặt câu hỏi:
Tại sao mãi đến đầu thế kỉ thứ XX, Thực dân Pháp mới tiến hành khai thác Việt Nam một cách quy mô?
Nhận xét và kết luận
Chúng ta sẽ tìm hiểu theo hình thức học tập nhóm để tìm hiểu mục tiêu và cách thực hiện trong chính sách kinh tế.
Tổ chức học tập theo nhóm. Chia làm 4 nhóm, chuẩn bị phiếu học tập.
Đặt câu hỏi:
Nhóm 1: Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp ở nước ta thời kì này như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Bọn chủ đất mới thực hiện phương pháp bóc lột gì?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Tại sao Thực dân Pháp 
thực hiện phương pháp: phát canh thu tô?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Nhóm 2: Trong công nghiệp, Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì?
Nhận xét và kết luận
Giáo viên giải thích thêm:
Phụ lục bài học
Đặt câu hỏi:
Nhóm 3: Trong giao thông vận tải, Thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách gì?
Nhận xét và kết luận
Giáo viên giải thích thêm
Phụ lục bài học
Đặt câu hỏi:
Nhóm 4: Trong thương nghiệp và tài chính, Thực dân Pháp thực hiện những chính sách gì?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Các chính sách thuế nặng nề của Thực dân Pháp nhằm mục đích gì?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Chính sách khai thác trên của Thực dân Pháp nhằm mục đích gì?
Nhận xét và kết luận
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của Thực dân Pháp gây ra.
Đặt câu hỏi:
Về mặt tích cực có những điểm nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Về mặt tiêu cực có những điểm nào?
Nhận xét và kết luận
Giáo viên giải thích thêm
Phụ lục bài học
Ghi bài
Đọc SGK, theo dõi và lắng nghe.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
Mãi đến đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp mới tiến hành khai thác Việt Nam một cách quy mô vì đến lúc này, Thực dân Pháp mới dập tắt được các cuộc khởi nghĩa, căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự và đặt xong bộ máy thống trị tại Việt Nam.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Chúng đẩy mạnh cướp việc cướp đoạt ruộng đất.
- Bắc Kì (1902): Thực dân Pháp chiếm 182000 ha.
- Nam Kì: Giáo hội Thiên Chúa chiếm diện tích cày cấy.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu: phát canh thu tô.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Thu lợi nhuận tối đa.
- Người nông dân phụ thuộc chủ.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Chúng tập trung khai thác than và kim loại.
- Năm 1911, chúng đã khai thác hàng vạn tấn quặng kẽm, hàng trăm tấn thiếc, đồng, hàng trăm kg vàng và bạc.
- Năm 1912, sản lượng khai thác than đá tăng gấp 2 lần 1903
- Sản xuất xi măng, điện, nước, gạch ngói, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường, vải sợi,... và cũng thu được nguồn lợi nhuận lớn.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Để tiến hành khai thác thuộc địa, bắt buộc Thực dân Pháp phải cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải như: đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại, để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào kháng chiến 
của nhân dân.
- Xây dựng đường bộ vươn tới những nơi xa xôi hẻo lánh.
- Ngoài ra, mạng lưới đường thủy ven biển và kênh rạch ở Nam Kì cũng được khai thác triệt để
- Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2059 km.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Chúng muốn độc chiếm thị trường Việt Nam.
- Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được 
miễn thuế.
- Hàng hóa người Việt Nam quen dùng như Nhật Bản, Trung Quốc bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng bị đánh thuế tới 120%
- Hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là vào thị trường Pháp.
- Pháp tiến hàng đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. 
- Thuế nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
- Ngoài ra, chúng còn bắt 
phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt,
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Nhằm bóc lột, thu lợi nhuận tối đa và độc chiếm thị trường Việt Nam.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Thực chất các chính sách trên của Thực dân Pháp là một cuộc ăn cướp trên quy mô lớn với những thủ đoạn trắng trợn như:
+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, phát canh thu tô kiếm nhiều lời.
+ Khai mỏ và mở một số nhà máy chế biến để vơ vét tài nguyên phong phú của Việt Nam, làm giàu cho nước Pháp.
+ Tăng thuế cũ và đặt nhiều thứ thuế mới nhằm ăn cướp tiền bạc của nhân dân ta.
+ Cưỡng đoạt sức lao động của nhân dân ta bằng cách bắt phu đi mở đường, đào sông, xây cầu, làm đường sắt để phục vụ việc khai thác thuộc địa và bóc lột của chúng, nhằm vơ vét sức người sức của của nhân dân Đông Dương.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Tích cực: Cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp làm xuất hiện nền công 
nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị mọc lên; bước đầu nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông 
Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt;
+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ;
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
2. Chính sách kinh tế
Nông nghiệp
- Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.
- Phương pháp bóc lột nông dân: phát canh thu tô để thu lợi nhuận tối đa.
Công nghiệp
Thực dân Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
- Sản xuất xi măng, gạch 
ngói, điện, nước,
Giao thông vận tải
- Thực dân Pháp tăng cường xây dựng hệ thống giao thông vận tải như: đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Thương nghiệp, tài chính
- Độc chiếm thị trường Việt Nam.
- Mua bán hàng hóa, nguyên liệu.
- Đánh thuế nhẹ và miễn thuế với các mặt hàng của Pháp.
- Đánh thuế nặng vào các mặt hàng người Việt quen dùng, đặc biệt là đánh vào thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi, nhưng cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Hoạt động 4: Chính sách văn hóa, giáo dục
Đó là những chính sách kinh tế khi khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp ở nước ta. Không chỉ vậy, chúng còn thực hiện những chính sách văn hóa, giáo dục để thực hiện nhiều mục tiêu đem lại lợi ích cho chúng. Chúng ta hãy tìm hiểu mục 3: Chính sách văn hóa, giáo dục.
Ghi bảng
Mời học sinh đọc mục 3 
SGK.
Đặt câu hỏi: 
Chính sách văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp thời kì này như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Mục tiêu của những chính 
sách về văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp là gì?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Hệ thống giáo dục thời kì Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta như thế nào?
Nhận xét và kết luận
Đặt câu hỏi:
Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
Nhận xét và kết luận
Giáo viên giải thích thêm:
Phụ lục bài học
Ghi bài
Đọc SGK, theo dõi và lắng 
nghe.
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Chúng vẫn duy trì văn hóa giáo dục thời phong kiến, song trong một số kì thi có thêm môn tiếng Pháp.
- Về sau, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Mục tiêu của những 
chính sách về văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp là:
+ Thông qua giáo dục 
phong kiến, Thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị,..
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm ba bậc:
+ Bậc Ấu học (dạy ở thôn, xã): dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
+ Bậc Tiểu học (dạy ở 
phủ, huyện): dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.
+ Bậc Trung học (dạy ở tỉnh): dạy chữ Hán, Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc.
Ghi bài
Trả lời câu hỏi và nhận xét:
- Chính sách văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp không phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam. Vì:
+ Ở giai đoạn đầu thế kỉ XX, Pháp duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và trí thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
+ Từ năm 1905, chính quyền Thực dân Pháp chủ trương cải các giáo dục, ngoài ba bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học, còn đặt thêm bậc Tiểu học bổ túc (bậc Thành chung), sửa lại nền Hán học cũ cho phù hợp trên cơ sở tăng thêm phần tiếng Pháp. Ngoài ra còn mở thêm các trường sư phạm ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định, các trường chuyên nghiệp học nghề, trường kĩ thuật thực hành, trường mĩ thuật, trường thợ máy, trường y sĩ (Hà Nội)
+ Cuối năm 1907, Pháp mở trường Đại học Đông Dương nhằm đào tạo một tầng lớp tân học, “thượng lưu trí thức mới” sẵn sàng cộng tác với Pháp. Năm 1908, trường này bị đóng cửa.
+ Nhìn chung, đường lối của Pháp là hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa; các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít; càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
+ Ngoài ra, Thực dân Pháp còn sử dụng nhiều phương tiện như báo chí, sách vở có nội dung độc hại để tuyên truyền. Chúng duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa. Các thói hư, tật xấu vẫn được duy trì như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, hương ẩm, đồng bóng, mê tính dị đoan,
Ghi bài
3. Chính sách văn hóa, giáo dục
- Vẫn duy trì văn hóa giáo dục phong kiến, sau đó có thêm môn tiếng Pháp.
- Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho công cuộc cai trị. 
- Mở một số cơ sở văn hóa, y tế.
- Mục đích: 
+ Thông qua giáo dục phong kiến, Pháp muốn đào tạo lớp người chỉ biết phục tùng.
+ Dùng người Việt trị người Việt.
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
- Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm ba bậc:
+ Bậc Ấu học.
+ Bậc Tiểu học.
+ Bậc Trung học.
Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân.
	4. Củng cố:
	- Sơ đồ tư duy về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp.
	- Nội dung chính sách” khai thác lần thứ nhất” của Thực dân Pháp ở nước ta.
	- Những mục đích, nội dung của từng chính sách khai thac thuộc địa lần thứ nhất.
	5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài cũ
	- Đọc và soạn trước bài mới: “II. Những biến chuyển của xã hội Việt Nam”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________
a HẾT TIẾT 1 b

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 29 Chinh sach khai thac thuoc dia cua thuc dan Phap va nhung chuyen bien ve kinh te xa hoi o Vie.docx