I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: qua bài học sinh cần nắm
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập Lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại)
2. Kỹ năng: - Bước đầu có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát, phương pháp học tập ( cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự khoa học trong học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên: Tranh ảnh, sách báo có liên quan đến bài.
2. Học sinh: Tập quan sát kênh hình và giải thích.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1: Ổn định tổ chức.
2: Kiểm tra bài cũ: Không
3: Nội dung bài mới:
Tuần 1.Tiết 1 NS: 25/8/2012 NG: 31/8/2012 Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: qua bài học sinh cần nắm - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. - Mục đích học tập Lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại) 2. Kỹ năng: - Bước đầu có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát, phương pháp học tập ( cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự khoa học trong học tập bộ môn. II. Chuẩn bị . 1. Giáo viên: Tranh ảnh, sách báo có liên quan đến bài. 2. Học sinh: Tập quan sát kênh hình và giải thích. III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1: Ổn định tổ chức. 2: Kiểm tra bài cũ: Không 3: Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: Chương trình lịch sử lớp 6 THCS gồm 3 phần . Phần mở đầu giới thiệu các bài học chung sơ lược về môn lịch sử . Phần I giới thiệu lịch sử lớp 6 thế giới từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Phần II Lịch sử Việt Nam giới thiệu lịch sử dân tộc từ thời nguyên thuỷ đến thế kỷ X . Để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể . Trước tiên các em phải hiểu lịch sử là gì? học lịch sử để làm gì ? * Dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - GV: Yêu cầu HS quan sát mọi vật xung quanh : đất đá, cay cối, giống vật. ? Theo em con người, cây cỏ mọi vật xung quanh ta có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không? - Đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. - GV: Sinh vật, con người ... ta thấy hiện lên đều trải qua quá trình hình thành phát triển và biến đổi "đều có một quá khứ đó chính là lịch sử. ? Vậy lịch sử là gì? - GV: Có rất nhiều loại lịch sử, đất đá, loài vật, cây cối lịch sử, mà các em sẽ được học từ nay về sau là: Lịch sử loài người. ? Vì sao chúng ta phải học lịch sử . - GV: Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như ta nhận thấy. Vậy chúng ta cần tìm hiểu và biết quí trọng. ? Chúng ta cần biết lịch sử để làm gì? Nhiệm vụ vủa mỗi chúng ta là gì? ? Tại sao em biết được những thay đổi đó. - Nhờ những câu chuyện, những lời miêu tả truyền từ đời này sang đời khác ở nhiều dạng khác nhau? ? Hãy kể tên một vài câu truyện truyền miệng nói về lịch sử dân tộc. - Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Con Rồng – cháu Tiên. - GV: Cho học sinh quan sát hình 1-2 SGK. ? Theo em có những chứng tích hay tư liệu nào do người xưa để lại? - Có hai loại: Bia đá, lớp học ở trường làng. ? Bia đá thuộc loại gì? ( Hiện vật ) ? Vì sao em biết? - Bia tiến sĩ , nhận biết nhờ chữ khắc trên bia? ? H 1,2 giúp em hiểu thêm thêm về điều gì? - Người xưa đã để lại nhiều chứng tích giúp cho việc giữ lại lịch sử để dựng lại lịch sử phải có những bằng chứng cụ thể chúng ta có thể tìm lại được. - GV: Đến một giai đoạn phát triển cao hơn con người biết sáng tạo ra chữ viết. Sử được ghi lại thành văn nhiều cuốn lịch sử cách đây hàng nghìn năm vẫn được giữ cẩn thận. ? Kể tên một số tác phảm lịch sử chữ viết tiêu biểu? - Thời Lí: Sử kí của Đỗ Thiện. - Thời Trần: Đại Viẹt sử kí của Lê Văn Hưu. -Thời Lê: Đại Việt sử kí toàn thư của các sử gia. 1. Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử là một môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. 2. Mục đích học tập lịch sử - Để hiểu được cội nguồn tổ tiên, quê hương, dân tộc mình . -Hiểu cuộc sống đấu tranh lao động, sáng tạo của dân tộc ta, của loài người trong quá khứ, để xây dựng được xã hội văn minh, tiến bộ. -Hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng và biết mình phải làm gì cho tương lai. 3. Phương pháp học tập lịch sử. - Tư liệu truyền miệng . - Tư liệu hiện vật - Tư liệu chữ viết -> Tư liệu là nguồn gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. 4. Củng cố: Lịch sử là một môn khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Học LS để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc . Mỗi chúng ta đều phải học và biết lịch sử. Để xây dựng lại lịch sử có 3 loại: Tư liệu truyền mịêng, hiện vật và chữ viết. 5.Dặn dò: - Học sinh nắm được nội dung của bài, trả lời các cõu hỏi SGK. - Bài tập: Giải thích câu danh ngôn: “ Lich sử là thầy dạy của cuộc sống” - Chuẩn bị bài 2. Cách tính niên đại. IV.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: