Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) - Đoàn Thị Phượng - Trường THCS Yên Hòa

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: HS nắm được:

+ Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố của nước Âu Lạc. Qua đó làm cho HS hiểu cách đây hơn 2000 năm tổ tiên ta đã bước vào ngưỡng cửa của thế giới văn minh với việc đã biết sử dụng đồ đồng, biết làm đồ gốm và dùng vật liệu thô sơ nhất để làm nên một công trình phòng thủ rất khoa học, kiên cố và độc đáo.

+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Nhân dân thời An Dương Vương đã kiên quyết đấu tranh nhưng kẻ thù lại tinh ranh, xảo quyệt và có lực lượng mạnh hơn nên đã cướp được nước ta.

 

doc 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5519Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) - Đoàn Thị Phượng - Trường THCS Yên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 – Bài 15:
NƯỚC ÂU LẠC
(tiếp theo)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: HS nắm được:
+ Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố của nước Âu Lạc. Qua đó làm cho HS hiểu cách đây hơn 2000 năm tổ tiên ta đã bước vào ngưỡng cửa của thế giới văn minh với việc đã biết sử dụng đồ đồng, biết làm đồ gốm và dùng vật liệu thô sơ nhất để làm nên một công trình phòng thủ rất khoa học, kiên cố và độc đáo.
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Nhân dân thời An Dương Vương đã kiên quyết đấu tranh nhưng kẻ thù lại tinh ranh, xảo quyệt và có lực lượng mạnh hơn nên đã cướp được nước ta.
2. Tư tưởng:
+ Giáo dục lòng tự hào tự tôn dân tộc. 
+ Giáo dục tinh thần cảnh giác bảo vệ tổ quốc.
3. Kĩ năng:
Làm quen với phương pháp phân tích sơ đồ và đọc lược đồ lịch sử.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Soạn bài, đọc tư liệu.
Soạn bài trên phần mềm PowerPoint. 
Lược đồ “Kháng chiến chống quân Triệu Đà”.
2. Học sinh:	
Chuẩn bị bài: Đọc trước bài
Sưu tầm các câu chuyện theo yêu cầu của giáo viên.
C. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
3. Bài mới.
Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược Thục Phán đã hợp nhất 2 vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc. Sau khi lên ngôi Thục Phán tự xưng là An Dương Vương và đã thi hành rất nhiều chính sách, biện pháp để củng cố và phát triển nhà nước Âu Lạc. Một trong các chính sách đó là xây dựng thành trì và lực lượng quân đội. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu: Nước Âu Lạc (tiếp theo). 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
Yêu cầu học sinh đọc phần 4
Hs Đọc bài.
? Qua tìm hiểu, em nêu những hiểu biết của mình về vùng đất Phong Khê.
GV khẳng định: Đây là quyết định rất sáng suốt. Đó là việc rời đô từ trung du xuống đồng bằng thể hiện sự phát triển của đất nước. An Dương Vương đã quyết định xây dựng Phong Khê thành nơi phòng thủ bảo vệ đất nước. Và nhà vua đã cho xây dựng ở đây một khu thành đất mà người đời sau gọi là thành Cổ Loa. 
? Xung quanh việc xây thành Cổ Loa, em biết những truyền thuyết nào?
? Em hãy kể tóm tắt truyền thuyết đó?
? Qua câu chuyện em thấy nhân dân gặp khó khăn gì khi xây thành Cổ Loa?
KĐ: Tuy là các câu chuyện truyền thuyết nhưng vẫn khẳng định việc xây thành gặp rất nhiều khó khăn, vất vả về điều kiện tự nhiên và thời tiết. 
Gv giới thiệu đoạn tư liệu: “Lệnh vua ban xuống hàng ngàn thợ khéo, và hàng ngàn người dân tự nguyện phục dịch, công trường tấp nập ngày đêm, mùa mưa đất lại xói mòn, thành xây xong lại đổ, cứ như thế thành đổ vài lần, nhân dân phải lấy đá kê chân thành ở những chỗ nước xoáy, mảnh gốm, sành rải giữa lớp đất đá thành mới vững”. 
? Nhân dân thời Âu Lạc đã khắc phục những khó khăn về tự nhiên và thời tiết khi xây thành bằng các nào? 
Gần đây các nhà khảo cổ khai quật móng chân thành thấy rất nhiều đá tảng, các mảnh sành, gạch do đó luỹ thành rất chắc chắn.
- GV giới thiệu hình ảnh móng thành Cổ Loa. 
- Phong Khê là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước vừa gần sông Hồng vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nối với sông Hồng ở mạn Bắc và sông Cầu ở mạn Nam.
Nghe
Hs trả lời:
+ “Thần Kim Quy”,
+ “Truyện Nỏ thần”,
+ “Cựa gà trắng”,
Hs kể chuyện
Hs trả lời:
+ Sự khó khăn của điều kiện tự nhiên, thời tiết.
Hs quan sát
Hs trả lời:
+ Lấy đá kê ở chân thành chỗ nước xoáy.
+ Rải mảnh gốm mảnh sành giữa các lớp đất đá.
* Thành Cổ Loa
GV mô tả kết hợp với lược đồ:
Thành Nội bằng đất hình chữ nhật, chu vi khoảng 1600m, thành cao khoảng 5m, chân thành choãi, rộng khoảng 20m, mặt thành rộng khoảng chục mét. Trên 4 mặt thành có 18 ụ đất vượt cao lên từ 1m-2m, nhô ra xa phía ngoài từ 10m-50m. Đây là những “hoả hồi” dùng để bắn chéo địch ở bên ngoài. Quanh thành nội hào sâu, rộng, thuyền lớn đi lại được. 
Thành Trung dài khoảng 6 500m, bằng đất, phía đông ven thành giữa có đầm Cả. Quanh thành giữa cũng đào hào sâu, rộng, khơi nước Hoàng Giang và đầm Cả chảy vào hào. Từ đầm Cả có 5 con ngòi lớn nối với hào thành nội. Đầm Cả rất rộng có thể chứa hàng trăm chiếc thuyền lớn. Trên thành giữa cũng có nhiều ụ đất cao làm điếm canh.
 Thành Ngoại dài khoảng
 8000m, cũng bằng đất, nối với thành giữa ở phía nam. Từ Tây Nam đến Đông Nam do một khúc sông Hoàng được dùng làm hào tự nhiên của thành ngoài. Đào thêm hào từ Đông Bắc đến Tây Nam ở thành ngoài nối với sông Hoàng, nước ở các hào chảy quanh năm. Trên luỹ thành ngoài cũng có nhiều ụ canh.
 ở mỗi vòng thành đều có các cửa, các cửa thành nằm ở những vị trí khác nhau và so le nhau. Nếu vào được của vòng thành ngoài thì còn phải mất công tìm kiếm mới thấy các của vào vòng thành trong. Tóm lại lọt vào đấy mà không thuộc các cửa thì “tiến thoái lưỡng nan” như lọt vào trận đồ bát quái.
 ? Qua quan sát và nghe thuyết minh em cho biết cấu trúc của thành Cổ Loa?
? Quan sát và nhận xét về vị trí của các cửa ở mỗi vòng thành?
? Việc bố trí các của như vậy có tác dụng gì?
? Em hãy nêu nhận xét về công trình thành Cổ Loa?
Câu hỏi thảo luận: (2 phút) Tại sao lại nói “thành Cổ Loa là công trình độc đáo, lợi hại, sáng tạo và kiên cố”?
Gợi ý:
+ Sáng tạo: dùng sông làm hào, dùng gò làm luỹ.
+ Kiên cố: kết cấu bền vững hàng ngàn năm.
+ Độc đáo: Hình dáng: xoáy trôn ốc.
+ Lợi hại: Việc bố trí các cửa thành rất lợi hại trong phòng thủ bảo vệ đất nước. 
GV tổng kết
Thành Cổ Loa là công trình kiến trúc độc đáo sáng tạo, lợi hại và bền vững. Thành Cổ Loa được gọi là quân thành, An Dương Vương rất chú trọng trong việc xây dựng lực lượng quốc phòng. 
HS nghe & theo dõi trên lược đồ
Hs trả lời:
Cấu trúc 3 vòng: Thành Nội, thành Trung, thành Ngoại.
Hs trả lời:
 Các cửa được bố trí so le nhau.
Hs trả lời:
Lợi hại trong việc phòng thủ của đất nước,
Hs trả lời
- Có quy mô lớn, vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự.
- Đây là công trình kiến trúc quân sự độc đáo, lợi hại, sáng tạo và kiên cố.
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Nghe
Cấu trúc 3 vòng:
- Thành Nội: Hình chữ nhật chu vi khoảng 1650 m, chỉ có một cửa phía Nam. 
- Thành Trung: Là một vòng khép kín bao lấy thành Nội, chu vi khoảng 6500 m, có 5 cửa: cửa Bắc, cửa Đông, cửa Nam, cửa Tây Nam; cửa Tây Bắc => Cửa Đông là cửa đường thuỷ mở lối cho một nhánh sông Hoàng chảy vào Nội thành Nội, cư dân và quan binh sinh sống.
- Thành Ngoại: Dài khoảng 8000 m, có 3 cửa: cửa Bắc; Cửa Đông và cửa Tây Nam => Cửa Đông thông ra sông Hoàng, dân sống trong thành.
+ Có quy mô lớn, vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự.
+ Đây là công trình kiến trúc quân sự độc đáo, lợi hại, sáng tạo và kiên cố.
Lực lượng quốc phòng gồm những bộ phận nào và sử dụng những loại vũ khí gì? 
? Qua phần chuẩn bị bài, em biết gì về vũ khí độc đáo của nhân dân Âu Lạc là “nỏ thần”?
? Qua tìm hiểu em biết gì về Cao Lỗ?
 -> GV: Cao Lỗ là một vị tướng có tài và có công lớn trong việc xây dựng thành Cổ Loa và bảo vệ nhà nước Âu Lạc. 
-> GV giới thiệu cho học sinh xem hình ảnh về mũi tên, nỏ.
Những năm TCN vũ khí thường là gươm, giáo. nhưng nhân dân Âu Lạc với sự phát triển của ngành luyện kim đã sáng tạo ra một loại nỏ có thể bắn 1 lần được nhiều mũi tên. Chính vì thế mà nó được gọi là “nỏ thần”, làm cho quân giặc khiếp sợ.
Hs trả lời
- Bộ binh 
- Thủy binh
Hs trả lời
Do Cao Lỗ chế tác.
Một lần có thể bắn được nhiều mũi tên.
Hs trả lời
Là một tướng giỏi của quân Âu Lạc,
Là người được An Dương Vương giao cho xây thành Cổ Loa.
Hs xem ảnh 
Hs nghe
* Lực lượng quốc phòng:
- Bộ binh 
- Thủy binh
 GV chuyển: Thành trì vững chắc, vũ khí lợi hại nhà nước Âu Lạc đã có nhiều chiến công trong chống giặc ngoại xâm nhưng cuối cùng lại bị sụp đổ chúng ta cùng sang phần 5 để tìm hiểu: nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Hs nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào. 
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
-Yêu cầu HS đọc thầm mục 5 
? Em hãy giới thiệu về nhân vật Triệu Đà?
? Triệu Đà đánh Âu Lạc nhằm mục đích gì?
Đọc thầm
Hs trả lời
Là tướng của nhà Tần, được cử cai quản các quận giáp Âu Lạc.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cắt 3 quận phía Nam Trung Quốc là Tượng, Quế Lâm. Nam Hải để lập ra nước Nam Việt. 
Hs trả lời
- Mở rộng bờ cõi
*GV tường thuật diễn biến giai đoạn 1 dựa vào lược đồ.
Sau thời gian củng cố địa vị của mình, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Quân Triệu Đà đã theo đường sông Thương tiến xuống Tiên Du và Vũ Ninh (Bắc Ninh) dân Âu Lạc kéo quân từ Cổ Loa lên chặn định ở Tiên Du và Vũ Ninh. Tại đây quân ta đã sử dụng loại nỏ do Cao Lỗ chế tạo đánh trả, quân Triệu Đà không thể tiến sâu hơn được đành giảng hòa và rút lui. Quân dân Âu Lạc đã đánh bại quân Triệu, giữ vững độc lập. 
? Vì sao quân Âu Lạc nhiều lần đánh bại được các cuộc xâm lược của Triệu Đà?
Hs trả lời:
Thành luỹ kiên cố, quân đội có vũ khí tốt, có các tướng tài như Cao Lỗ, Nội Hầu
- Tinh thần đoàn kết, nhất trí cao của nhân dân trong cả nước.
- Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. 
=> Quân dân Âu Lạc đã đánh bại quân Triệu, giữ vững độc lập.
? Sau nhiều lần thất bại Triệu Đà đã bày mưu kế gì?
? Sau đó Triệu Đà đã có hành động gì?
? Cuộc kháng chiến giai đoạn này diễn ra như thế nào?
Hs trả lời:
Vờ xin hoà, gửi rể
Dùng tiền mua chuộc, chia rẽ nội bộ quân Âu Lạc.
Hs trả lời:
Triệu Đà sai quân đánh Âu Lạc
Hs trả lời: 
Triệu Đà tấn công vào nước ta, An Dương Vương không đề phòng, mất tướng giỏi nên quân ta thất bại
- Năm 179 TCN An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà, đất nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. 
-> GV giới thiệu lược đồ:
Nắm chắc được địa thế của Cổ Loa, chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, Triệu Đà lại cho quân đánh Âu Lạc theo đường sông Thương. An Dương Vương chủ quan không phòng bị, các tướng giỏi đã bị cho về quê, quân Âu Lạc không chặn được địch như các lần trước phải rút lui dần. Triệu Đà thừa thắng thúc quân từ Tiên Du theo sông Cầu tiến vào sông Hoàng rồi bao vây thành Cổ Loa. An Dương Vương giữ thành không nổi phải bỏ thành chạy về phía Nam cùng con gái đến vùng biển Dạ Sơn (Diễn Châu - Nghệ An) thì mất ở đấy. 
GV: Từ đó nước ta bị sát nhập vào Nam Việt đến 111 TCN, nhà Hán xâm lược Nam Việt nước ta rơi vào tay nhà Hán. 
? Vì sao An Dương Vương lại thất bại nhanh chóng như vậy?
? Liên quan đến cuộc kháng chiến của An Dương Vương với Triệu Đà em biết truyền thuyết nào? Hãy kể ngắn gọn truyền thuyết đó? 
?Theo em ai là người chịu trách nhiệm trong việc mất nước Âu Lạc?
Gv nói rõ trách nhiệm của An Dương Vương và Mị Châu trong việc mất nước. 
? Theo em, thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học lịch sử nào?
? Qua đây em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hs trả lời
- Do quá chủ quan, nội bộ chia rẽ, mất các tướng tài
- Bị lộ bí mật quân sự, có kẻ nội gián
Hs trả lời:
“Mị Châu - Trọng Thuỷ”
Hs kể chuyện
Hs trả lời:
+ Có hs: Mị Châu
+ Có hs: An Dương Vương 
Hs trả lời
- Luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
- Phải đoàn kết trong nội bộ.
- Trọng dụng người hiền tài.
Hs trả lời
- Không được chủ quan trong mọi việc.
Gv sơ kết: Tuy thất bại đau đớn nhưng An Dương là người có công chống quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc và có rất nhiều các chính sách, biện pháp để xây dựng, phát triển đất nước. Nhân dân ta vẫn luôn nhớ ơn công lao của An Dương Vương và lập đền thờ tại vùng Phong Khê nay là xã Cổ Loa huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Tại đây, vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm nhân dân trong vùng đều mở lễ hội tưởng nhớ công ơn của nhà vua. Người Cổ Loa có câu: "Bỏ con, bỏ cháu, không bỏ mùng 6 tháng Giêng”. 
(Cho HS xem ảnh đền thờ An Dương Vương và Lễ hội Cổ Loa).
4. Củng cố
Trò chơi:	Cánh cửa bí mật.
	Luật chơi: có một phần thưởng rất lớn nằm ở cánh cửa số 6. Muốn nhận được phần thưởng này, phải đi qua 5 cánh cửa trước đó. Tại mỗi cánh cửa, bạn phải trả lời một câu hỏi và nếu trả lời đúng, bạn sẽ nhận được một chữ cái trong từ chìa khóa. Đến ô cửa số 6, bạn phải đọc đúng từ chìa khóa và phần thưởng sẽ là của bạn.
GV tổng kết bài: Kháng chiến chống quân Tần kết thúc thắng lợi vẻ vang Thục Phán lên ngôi tự xưng là An Dương Vương tiếp nối và phát triển nhà nước thời vua Hùng. An Dương vương đã có nhiều chính sách và biện pháp để củng cố và phát triển đất nước. Nước ta thời Âu Lạc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong cuộc kháng chiến với Triệu Đà quân ta đã giành được thắng lợi tuy nhiên do chủ quan mất cảnh giác An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà để mất nước Âu Lạc. Từ đó nước ta bước vào thời kì Bắc thuộc nhưng cũng có rất nhiều các trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu. Các cuộc khỏi nghĩa này các em tiếp tục theo dõi ở các bài học sau. 
5. Hướng dẫn học bài: 
Học bài
Chuẩn bị bài 16: ‘’Ôn tập chương I và chương II”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo) - Đoàn Thị Phượng - Trường THCS Yên Hòa.doc