Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) - Nguyễn Phương Mai

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

-Từ sau thất bại lần trước, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành 1 bộ phận của Trung Quốc.

-Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc

2. Về tư tưởng tình cảm:

-Hiểu được các ý đồ thâm độc của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

-Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của nhân dân ta

3-Về kỹ năng:

-Học sinh biết đánh giá, phân tích những thủ đoạn cai trị của bọn phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.

4-Chuẩn bị:

-Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III

-Tranh ảnh.

II. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định

2.Kiểm tra: Câu hỏi phần củng cố

3. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) - Nguyễn Phương Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 , Bài 19: 
Từ sau Trưng vương đến trước Lý Nam Đế
( giữa thế kỷ I - giữa thế kỷ VI)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: 
-Từ sau thất bại lần trước, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành 1 bộ phận của Trung Quốc.
-Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc
2. Về tư tưởng tình cảm:
-Hiểu được các ý đồ thâm độc của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
-Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của nhân dân ta
3-Về kỹ năng: 
-Học sinh biết đánh giá, phân tích những thủ đoạn cai trị của bọn phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
4-Chuẩn bị:
-Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III
-Tranh ảnh.
II. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định
2.Kiểm tra: Câu hỏi phần củng cố
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
-Treo lược đồ Âu Lạc, trình bày cho học sinh những vùng đất của Châu Giao.
GV: Sau khi đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao.
-Nhắc lại: Thế kỷ I, Châu giao gồm những vùng đất nào?
-Âu Lạc cũ gồm những quận nào?
-Đến thế kỷ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị phân chia thành 3 quốc gia nhỏ ( Nguỵ, Thục, Ngô) ( Tam Quốc ), Châu giao có gì thay đổi?
--> Có nhận xét gì?
-Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng, nhà Hán có thay đổi gì về chính sách cai trị
--> Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
-Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế, đặc biệt là muối và sắt?
-Ngoài nạn thuế má nặng nề, nhân dân ta phải chịu nhiều ách bóc lột khác.
--> Có nhận xét gì?
-Theo em, ngoài ra những âm mưu nào của chúng là thâm độc nhất? Vì sao?
*HĐ2: Học sinh tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I-VI.
-Như chúng ta đã biết , nhà Hán đánh thuế rất nặng và giờ đây chúng nắm độc quyền về sắt. Vì sao vậy?
-->Mặc dù nghề sắt bị hạn chế, ở Giao Châu, nghề sắt vẫn phát triển? căn cứ vào đâu?
-Ngoài ra, về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng có nhiều phát triển.Hãy nêu ngắn gọn về sự phát triển này?
-GV nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh, bổ sung một số ý:
+Để diệt sâu đục thân cây cam, người ta nuôi kiến vàng, cho chúng làm tổ trên cây cam để diệt sâu, côn trùng.
-->Kỹ thuật "dùng côn trùng diệt côn trùng"-->sáng tạo
+Những sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đã trở thành cống phẩm...
*HĐ3: Củng cố
-Theo em vì sao nói" chế độcai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỷ I-VI rất nham hiểm-tàn bạo
-Vì sao chế độ phong kiến hà kkắc như vậy mà kinh tế nước ta vẫn phát triển về mọi mặt. 
*HĐ4: Luyện tập
-Làm bài tập trong sách bài tập
-Học sinh đọc phần 1 SGK, theo dõi lược đồ và trả lời câu hỏi.
-TK I: Châu giao gồm 9 quận ( 6 quận Trung Quốc, 3 quận Âu Lạc )
-Âu Lạc cũ: Giao Chỉ +Cửu Chân+Nhật Nam
--> Âu Lạc cũ không còn là 1 vùng đất riêng mà được sát nhập vào Quảng Châu ( Trung quốc ) và Âu Lạc cũ được gọi là Giao Châu để Trung Quốc dễ cai trị nước ta.
--> Thắt chặt hơn bộ máy cai trị đối với đất nước ta
--> đánh nhiều loại thuế để bóc lột dân ta.
Đánh thuế muối + sắt chúng sẽ bóc lột được nhiều hơn vì mọi người dân đều phải dùng muối, còn công cụ lao động hầu hết làm bằng sắt, vũ khí bằng sắt--> năng suất lao động cao hơn, chiến đấu hiệu quả hơn.
-Học sinh đọc phần in nghiêng 
--> Tàn bạo, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng.
( Thảo luận )
Đồng hoá dân tộc ta bằng cáh: 
+Đưa người Hán sang sinh sống
+Bắt nhân dân ta học chữ Hán
+Sống theo phong tục người Hán
--> Chúng muốn biến nước ta thành quận , huyện của Trung Quốc.
-Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
-Công cụ bằng sắt mang lại hiệu quả lao động cao, kinh tế phát triển, vũ khí sắt có hiệu quả--> Nhà Hán muốn kìm hãm nền kinh tế nước ta, dễ bề thống trị hơn
-->Trong các di chỉ, mộ cổ của thế kỷ I-VI, ta tìm được nhiều công cụ, dụng cụ bằng sắt.
-Học sinh làm theo nhóm, viết ra giấy, dán lên bảng.
-Thảo luận 2 câu hỏi
-Học sinh làm bài tập trong sách bài tập lịch sử
I/Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.( từ tk I- tk VI )
-TK I: Châu giao gồm 9 quận.
dưới sự thống trị của nhà Ngô.
-Thế kỷ III, Châu giao tách thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc và Giao Châu ( Âu Lạc cũ )
-Bộ máy cai trị:
+Có sự thay đổi khác trước: Đưa người Hán sang làm Huyện Lệnh, trực tiếp cai quản các Huyện.
+Bóc lột tàn bạo: các loại thuế, lao dịch, cống, nạp.
-Thực hiện âm mưu "đồng hoá" dân tộc ta
II/ Tình hình kinh tế nước tatừ thế kỷ I-VI có gì thay đổi?
-Công nghiệp:
Nghề sắt phát triển mặc dù bị chính quyền đô hộ nắm độc quyền, kiểm soát gắt gao.
-Nông nghiệp phát triển
+Dùng trâu bò để kéo cày
+Cấy lúa hai vụ
+Có đê phòng lụt
+Biết trồng nhiều loại cây ăn quả
-Thủ công phát triển:
+Nghề gốm , tráng men, vẽ hoa.
+Nghề dệt: Nhiều loại vải
-Thương nghiệp phát triển
Càng đô hộ, nắm độc quyền về ngoại thương.
*Củng cố:
-Học sinh tự trả lời
-Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
*Luyện tập: Làm bài tập năng cao 1,2 (12) sách bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) - Nguyễn Phương Mai.doc