1.- Mục tiêu:
1. 1- Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu
- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
- Thế nào là âm lịch , dương lịch và công loch
- Hiểu được các khái niệm : thập kỉ, thế kỉ , thiên niên kỉ, thời gian trước công nguyên, sau công nguyên
- Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo công lịch
1. 2- kỹ năng:
- Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ và hiện đại
1.3- Thái độ:
- Biết quí trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về cách tính chính xác khoa học
2-Trong tm:
- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
3.-Chuẩn bi:
3.1 - Giáo viên: tranh ảnh SGK, lịch treo tường, quả địa cầu
3.2 - Học sinh: sưu tầm tranh ảnh và bảng ghi trang 6, 7 SGK
4.- Tiến trình
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Bài 2 Tiết 2 Tuần:2/HKI ND: 21.08.2012 1.- Mục tiêu: 1. 1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử Thế nào là âm lịch , dương lịch và công loch Hiểu được các khái niệm : thập kỉ, thế kỉ , thiên niên kỉ, thời gian trước công nguyên, sau công nguyên Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo công lịch 1. 2- kỹ năng: Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ và hiện đại 1.3- Thái độ: Biết quí trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về cách tính chính xác khoa học 2-Trong tâm: Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử 3.-Chuẩn bi: 3.1 - Giáo viên: tranh ảnh SGK, lịch treo tường, quả địa cầu 3.2 - Học sinh: sưu tầm tranh ảnh và bảng ghi trang 6, 7 SGK 4.- Tiến trình 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện 4. 2- Kiểm tra miệng Học lịch sử để làm gì? (7đ) Hiểu được cội nguồn, lao động của cha ông => quí trọng biết ơn Dựa vào đâu, bằng cách nào con người sáng tạo ra thời gian? Căn cứ vào các hiện tượng thiên nhiên lặp đi lặp lại thường xuyên con người xác định thời gian. 4.3- Bài mới Hoạt động của thầy và trị Nội dung LGT: Lịch sử là những gì đã xãy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian, có trước sau. Để hiểu rõ hơn về cách tính thời gian ta đi vào nội dung bài Hoạt động 1 GV muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian ∆ Xem hình 1, 2, của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng cách đây bao nhiêu năm? ( “ không” hoặc “đã lâu rồi”) Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng 1 tấm bia tiến sĩ vào đó không? ( Không phải các tiến sĩ cùng đỗ 1 năm mà người trước, người sau, bia nầy cách bia kia rất lâu => xác định thời gian là cần thiết) Tại sao phải xác định thời gian? Thảo luận Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào, con người tính được thời gian? Gọi học sinh các nhóm trình bày câu rả lời -> nhóm khác nhận xét, bổ sung -> GV kết luận hoàn chỉnh câu trả lời . Thời cổ đại ngưòi nông dân luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, cho nên trong canh tác, họ luôn phải theo dõi và phát hiện ra qua luật của thiên nhiên. Họ phát hiện ra qua luật của thời gian hết ngày rồi lại đến đêm; Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. . Nông dân Ai Cập cổ đại theo dõi và phát hiện ra chu kì hoạt động của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời 1 vòng = 1 năm = 365 ngày + Thế giới hiện nay có những cách tính lịch nào? TL: Âm lịch, dương lịch. Gv chuyển ý Hoạt động 2 + Hiện tượng lập đi lập lại: sáng, tối, mùa nóng, lạnh.. có quan hệ, giữa mặt trăng và trái đất -> cơ sở xác đinh thời gian ∆Cho học sinh xem “Những ngày lịch sử và kĩ niệm” trang 6 SGK Hãy xem trên bảng ghi “ những ngày lịch sử và kĩ niệm”, có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào? ( Chú ý: Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch (ngày 10-3 âm lịch) - Cách đây 3000 – 4000 năm người phương Đông đã sáng tạo ra lịch (Ai Cập, Lưỡng Hà,Ấn Độ, Trung Quốc) ∆ Giáo viên dùng quả địa cầu để minh hoạ Vì sao con người đã làm ra lịch? (như phần nội dung) ∆ Giáo viên cho học sinh xem lịch: dương lịch và âm lịch Âm lịch là gì? (Cho HS thấy dựa vào mặt trăng quanh Trái Đất ) Thảo luận Em hãy cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch? (Âm lịch: Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất ( 1 vòng = 1 năm = 360 ngày). ( 1 tháng có 29 – 30 ngày) Dương lịch: Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. ( 1 vòng = 1 năm = 365 ngày). ( 1 vòng = 1 năm: 365 + ¼ gnày tức 6 giờ nên họ xác định 1 tháng có 30 – 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày, cứ 4 năm có 1 năm nhuận – tháng 2 có 29 ngày). Từ xưa người ta quan niệm Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất nhưng sau đó người ta xác định Trái Đất quay quanh Mặt Trời. - Giáo viên có thể cho học sinh quan sát quả địa cầu hoặc mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời để chứng minh. Hoạt động 3 + Xã hội loài người ngày càng phát triển => sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng nhu cầu thống nhất cách tính thời gian đặt ra - Thực tế hiện nay nước ta đang mở rộng, quan hệ các nước =>thế giới rất cần 1 thứ lịch chung Công lịch lấy năm tương truyền của chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước đó gọi là trước công nguyên ( TCN). - Theo công lịch 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày 6h. => 4 năm có 1 năm nhuần (thêm 1 ngày cho T-hai) - 1 thiên niên kỉ = 1000 năm. - 1 thế kỉ = 100 năm. - 1 thập kỉ = 10 năm - Giáo viên vẽ trục năm và giải thích trước và sau công nguyên (SGK trang 7) Thế kỉ XXI bắt đầu và kết thúc vào năm nào? (Bắt đầu năm 2001 kết thúc năm 2100.) - Giáo dục tư tưởng. 1- Tại sao phải xác định thời gian: Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử Căn cứ vào các hiện tượng thiên nhiên lặp đi lặp lại thường xuyên con người xác định thời gian. 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian con người đã làm ra loch Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất con người tìm ra lịch âm. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời con người tìm ra lịch dương. 3-Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không Dựa vào thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để làm lịch chung cho toàn thế giới, đó là công lịch 4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố Tính khoảng cách thời gian ( theo thế kỉ và năm) của các sự kiện ghi trên bảng trang 6 SGK so với năm nay? Khởi nghĩa Lam Sơn cách nay: 592 năm (6TK) Chiến thắng Đống Đa: 221 năm (3 TK) Khởi nghĩa 2 Bà Trưng:1970 năm (20TK) Chiến thắng Bạch Đằng 722 năm (8 TK) Chiến thắng Chi Lăng 583 năm(6TK) Theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày tháng năm âm lịch? Lịch trong nhân dân ta thường dùng từ trước -> nay 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1 phút) Đối với bài học ở tiết này: Học bài trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 7. Nắm kĩ cách tính thời gian theo năm và thế kỉ. Làm các bài tập đã cho Đối với bài học tiết tiếp theo Xem bài “ xã hội nguyên thuỷ” SGK trang 8 chú ý tìm xem con người đã xuất hiện như thế nào? Cuộc sống người tinh khôn? Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? 5- Rút kinh nghiệm * Nội dung: . . . * Phương pháp: . . * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học . . .
Tài liệu đính kèm: