Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

1.Kiến thức.

Hiểu được quá trình chuẩn bị của Ngô Quyền đánh quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai.

Nắm những nét chính về diễn biến kết quả,ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Nắm được tiểu sử,công lao của Ngô Quyền đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và củng cố nền độc lập của dân tộc.

2.Tư tưởng tình cảm.

Lòng yêu nước,tinh thần chiến đấu dũng cảm,mưu chí sáng tạo của quân ta.

Lòng biết ơn đối với công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố bảo vệ nền độc olập dân tộc.

3.Kĩ năng.

Biết dùng lược đồ để trình bày diễn biến của cuộc chiến thắng bạch Đằng 938.

Kĩ năng phân tích,so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27 NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938.
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
Hiểu được quá trình chuẩn bị của Ngô Quyền đánh quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai.
Nắm những nét chính về diễn biến kết quả,ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Nắm được tiểu sử,công lao của Ngô Quyền đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và củng cố nền độc lập của dân tộc.
2.Tư tưởng tình cảm.
Lòng yêu nước,tinh thần chiến đấu dũng cảm,mưu chí sáng tạo của quân ta.
Lòng biết ơn đối với công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố bảo vệ nền độc olập dân tộc.
3.Kĩ năng.
Biết dùng lược đồ để trình bày diễn biến của cuộc chiến thắng bạch Đằng 938.
Kĩ năng phân tích,so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử.
II.Tài liệu phương tiện.
 Lược đồ chiến thắng bạch Đằng 938.
 Tranh ảnh trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng,lăng Ngô Quyền,
III.Tiến trình dạy học
 1.Ổn định.
 2.Bài cũ
 Nêu những việc làm của họ Khúc . Những việc làm đó nhằm mục đích gì?
 Nêu những nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất?
 3 Giới thiệu.Bài mới.
Trận Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại,là bước ngoăït trong lịch sử của dân tộc.Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật đánh giặc giữ nước.Vậy quá trình chuẩn bị ,diễn biến trận Bạch Đằng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
4. Dạy- Học bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
 * HOẠT ĐỘNG 1:
 Cho HS mục 1 SGK và hỏi: Em biết gì về Ngô Quyền 
 HS trả lời và GV tổng kết:
 + Ngơ Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây), cĩ chí lớn, mưu lược.
 +Là một tướng giỏi, cĩ nhiều cơng lao trong cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất
 + Là con rể của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử, trấn giữ Ái châu (Thanh Hĩa).
GV: Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ và tiến hành công cuộc xây dựng nền tự chủ. Sự việc đang tiến hành thì tháng 4/937, một viên tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn đã giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động đó đã gây nên sự phẫn nộ của nhân dân.Lúc đó Ngô Quyền đang làm Thứ sử Ái Châu nghe tin Kiều Công Tiễn làm phản, đã nổi giận liền kéo quân từ Ái Châu ra Đại La.
 GV: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
HS trả lời:
 + Trị tội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.
 GV: Kiều Công Tiễn vội cho người cầu cứu vua Nam Hán. Nhân cớ đó, nhà Nam Hán đã xâm lược nước ta lần thứ 2.
 GV: Hành động trên cho chúng ta thấy, Kiều Công Tiễn là người ntn?
 HS trả lời:
 + Là một con người ích kỉ, phản phúc, cõng rắn cắn gà nhà.
 GV: Năm 938, Vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây).
GV: Trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán, Ngô Quyền đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
 HS trả lời tong SGK:
GV phân tích thêm: dự đoán quân Nam Hán theo sông Bạch Đằng. Ông đã chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến của giặc
GV: Vì sao, Ngô Quyền lại chọn sông BĐ làm trận địa quyết chiến?
 HS trả lời theo đoạn in nghiêng trong SGK.
GV: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
 + Chủ động đón đánh quân xâm lược
 + Độc đáo:Lợi dụng địa thế và sự chênh lệch của thủy triều, xây dựng trận địa cọc ngầm, cĩ quân mai phục hai bên bờ.
--> Chuyển ý: Vậy diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng ra sao, ta sẽ sang phần hai.
 * HOẠT ĐỘNG 2:
 GV tường thuật :
 Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
 Ngô Quyền cho toán thuyền nhẹ nhử quân Nam Hán vào trận địa sông Bạch Đằng khi nước thủy triều lên. Lưu Hoằng Tháo dốc quân hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn côngà quân Nam Hán rút chạy ra biển
 Đ úng lúc thủy triều rút mạnh, bãi cọc dần nhô lên. Quân ta từ thượng lưu đánh xuống, quân mai phục hai bên bờ tạt ngangà Quân Nam Hán rối loạn, bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần cheat đuối, Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.
 Vua Nam Hán , được tin bại trận vàHoằng Tháo bị chết, hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước
 Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
THẢO LUẬN NHÓM:Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại cảu dân tộc ta?
 -Sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân xâm lược nước ta lần thứ ba.
 -Chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.
 GV: Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
HS trả lời:
 + Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc – để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
 GV giới thiệu về Lăng Ngô Quyền và giáo dục ý thức học sinh:
Đình và Lăng Ngô Quyền được xây dựng tại quê ông, Xã Đường Lâm, huyện Ba Vì – Hà Tây.
Đình và Lăng được xây dựng chính xác vào năm nào thì chưa rõ, chỉ biết được tu sửa lớn vào năm 1858. Lăng ở xế trước cửa đình thờ Ngô Quyền, xây kiểu có bốn mái ngói cong, có đường bao, giữa đặt một cỗ ngai rồng và tấm bia đá lớn ghi bốn chữ “Tiền Ngô Vương Lăng”, khắc năm 1821.
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào
- Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán:
 + Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.
 + Khẩn trương tổ chức kháng chiến( đóng cọc, cho quân mai phục)
 + Cùng với các tướng chủ động đánh quân xâm lược.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Cuối năm 938, thủy quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta.
- Khi thủy triều lên, quân ta dùng thuyền nhỏ nhử giặc vào bãi cọc ngầm.
- Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền tổng tấn công, vua Nam Hán thua to và cho thu quân.
● Ý nghĩa:
Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt hẳn thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (4).doc