Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: HS cần nắm:

- Tình hình nước ta sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh

 Hoá) ra Bắc, chuẩn bị chống quân xâm lược.

- Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta: diễn biến, kết quả và ý nghĩa.

- Trình bày được tình hình nước ta sau khi dương đình nghệ bị giết và những việc làm của Ngô Quyền.

- Trình bày diễn biến chính trận đánh trên sông bạch đằng và ý nghĩa.

2. Tư tưởng: Giáo dục HS:

 - Lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.

 - Lòng kính yêu Ngô Quyền – “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam”.

3. Kỹ năng:

- Rèn cho HS biết mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử và rút bài học kinh nghiệm.

II. Chuẩn bị:

 1. GV:

- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Tranh ảnh về lăng Ngô Quyền.

2. HS:

- Vở ghi bài, vở soạn bài. Sưu tầm các câu chuyện về Ngô Quyền.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2434Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 NS: 13/04/2013
Tiết 31 NG: 15/04/2013
Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Tình hình nước ta sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh 
 Hoá) ra Bắc, chuẩn bị chống quân xâm lược.
- Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta: diễn biến, kết quả và ý nghĩa.
- Trình bày được tình hình nước ta sau khi dương đình nghệ bị giết và những việc làm của Ngô Quyền.
- Trình bày diễn biến chính trận đánh trên sông bạch đằng và ý nghĩa.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
 - Lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.
 - Lòng kính yêu Ngô Quyền – “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam”.
3. Kỹ năng: 
- Rèn cho HS biết mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử và rút bài học kinh nghiệm.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: 
- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Tranh ảnh về lăng Ngô Quyền.
2. HS: 
- Vở ghi bài, vở soạn bài. Sưu tầm các câu chuyện về Ngô Quyền.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Những việc làm của Khúc Hạo và ý nghĩa?
 - Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ?
2. Giới thiệu bài: Họ Khúc và họ Dương đã đặt cơ sở nền móng cho nhân dân ta giành độc lập hoàn toàn. Vậy vì sao Ngô Quyền lại chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 diễn ra có ý nghĩa gì? (vào bài).
3. Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị của Ngô Quyền để đánh quân xâm lược Nam Hán.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/74 để tìm hiểu:
- H: Vì sao năm 937 Ngô Quyền kéo quân ra Bắc?
- HS: Vì bố vợ bị tướng giết để đoạt chức.
- H: Em biết gì về Ngô Quyền?
- HS: trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng (SGK/74).
=>GV chốt lại: 
? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
- HS: Tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ hậu hoạ và bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng
=>GV Vì việc xây dựng nền tự chủ đang tiến hành thì 4/937 Kiều Công Tiễn phản giết Dương Đình Nghệ.
-H: Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn làm gì?
- HS: Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.
=>GV giảng: Không bỏ qua cơ hội, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai.
*HS trao đổi bàn (2’):
? Vì sao Kiều Công Tiễn lại cho người cầu cứu nhà Nam Hán?
- HS: Vì Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực nhà Nam Hán để chống lại Ngô Quyền và đoạt chức Tiết độ sứ
=>GV nhấn mạnh: Hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của Kiều Công Tiễn là phản phúc, tạo điều kiện cho quân Nam Hán xâm lược nước ta
- H: Cho biết kế hoạch của quân Nam Hán khi xâm lược nước ta?
- HS: Vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân thuỷ, bản thân đóng ở hải Môn sẵn sàng tiếp ứng.
- H: Nghe tin quân Nam Hán sắp vào nước ta, Ngô Quyền làm gì?
- HS: Khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược
- H: Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?
- HS: đọc thông tin đoạn in nghiêng (cuối SGK /74).
=>GV treo lược đồ cho HS quan sát và giới thiệu về vị trí chiến lược quan trọng của sông Bạch Đằng.
* HS thảo luận nhóm (3’ – 2 bàn /nhóm):
? Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo và sáng tạo ở điểm nào?
- Đại diện nhóm HS rút ra theo thông tin cuối mục 1/75.
=>GV nhận xét và chốt chuyển ý: Trận Bạch Đằng diễn ra trong một ngày (nhật triều) tức là khi nước lên bãi cọc ngầm bị giấu kín – khi triều giảm ta phản công và tiêu diệt.Với sự chuẩn bị đó, cuộc chiến diễn ra ntn? (mục 2).
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938
* GV treo lược đồ trận Bạch Đằng năm 938 cho HS quan sát và cùng đàm thoại:
- H: Quân Nam Hán xâm lược nước ta thời gian nào?
- HS trả lời, GV xác định đường tiến công của giặc.
- H: Khi quân Nam Hán vào, Ngô Quyền làm gì?
- HS: Cho thuyền nhẹ ra nhử địch và khiêu khích.
=>GV giảng thêm: Lúc này, Nguyễn Tất Tố ra nhử địch (vì giỏi sông nước).
-H: Khi thấy thuyền của Ngô Quyền ra, quân Nam Hán làm gì?
- HS: Chúng hăm hở đuổi theo vì không thấy bãi cọc ngầm
- H: Lúc triều rút, Ngô Quyền làm gì?
- HS: Ngô Quyền hạ lệnh cho quân đánh ra.
=>GV giảng về trận giáp lá cà của ta và địch, sau đó cho HS quan sát ảnh về trận chiến trên sông Bạch Đằng và yêu cầu HS cho biết:
- H: Trận chiến trên sông Bạch Đằng đã kết thúc ntn?
- HS: Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông (bị giết và chết đuối), tướng giặc Lưu Hoàng Tháo bị giết tại trận.
=>GV giảng: Vua Nam Hán nghe tin con trai tử trận, vội rút quân về nước.
*HS thảo luận nhóm (2 bàn – 2’):
? Vì sao nói “trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta”?
=>HS thảo luận và trình bày kết quả, các nhóm HS bổ sung và GV giải thích thêm -> chốt lại cho ghi bài.
* Cuối cùng, GV cho HS quan sát ảnh lăng Ngô Quyền và yêu cầu HS cho biết:
- H: Việc dựng lăng Ngô Quyền có ý nghĩa gì?
- HS: Nhân dân ta ghi nhớ và trân trọng công lao của ông.
- H: Theo em, Ngô Quyền đã có công lao gì?
- HS: Giành độc lập lâu dài cho đất nước.
1. Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu (Thanh Hoá) ra Bắc.
a. Hoàn cảnh:
- 937, Dương Đình Nghệ bị giết.
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc
- Kiều Công Tiễn sai ngườu cầu cứu vua Nam Hán.
- 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta lần 2.
b. Chuẩn bị:
- Tiến quân vào thành Đại La
- Bắt và giết Kiều Công Tiễn
- Chọn sông Bạch Đằng là nơi quyết chiến.
2. Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta.
a. Diễn biến:
- Cuối 938, đoàn thuyền chiến của Lưu Hoằng Tháo kéo vào cửa biển nước ta.
-> Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử (lúc triều lên).
-> Lưu Hoằng Tháo vượt bãi cọc ngầm đuổi theo.
-> Khi nước rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.
b. Kết quả:
- Quân Nam Hán bại trận 
- Ta giành thắng lợi.
c. Ý nghĩa:
* Chiến thắng Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền đã:
- Chấm dứt hoàn toàn hơn 1000 năm Bắc thuộc của phong kiến phương Bắc.
- Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
4. Củng cố:
 *HS - Đọc phần đóng khung và giải thích.
 - Chơi trò chơi “giải ô chữ” ->Chùm chìa khoá: được nhân dân ta tôn vinh là “ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc”.
 *GV kết luận:
 - Một dân tộc nhỏ yếu nhưng quyết tâm đấu tranh giành độc lập thì có thể đánh bại kẻ thù hùng mạnh 
 hơn gấp nhiều lần và Ngô Quyền xứng đáng được nhân dân ta tôn vinh “ông tổ phục hưng nền độc 
 lập dân tộc”.
 - Vậy sau khi đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền làm gì? (Sử lớp 7).
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài theo các nội dung.
 - Trả lời các câu hỏi cuối bài /77.
 - Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển huyện Đam Rông.
 - Chuẩn bị tiết sau học lịch sử địa phương.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (6).doc