Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

- Trình bày được đặc điểm hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Hiểu được khái niệm và đặc điểm của chế độ chuyên chế cổ đại.

- Kể tên được các thành tựu văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực: Lịch pháp, thiên văn, chữ viết, toán học và kiến trúc.

- Giới thiệu được sự ra đời và phân tích vai trò, ý nghĩa của một thành tựu văn hóa nổi bật.

2. Kỹ năng.

 - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

 - Rèn kỹ năng hiểu, biết, đánh giá các bức tranh lịch sử.

3. Thái độ.

 - Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

 - Có thái độ học tập tốt: chuẩn bị bài, tích cực tham gia vào bài học

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4292Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- Trình bày được đặc điểm hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Hiểu được khái niệm và đặc điểm của chế độ chuyên chế cổ đại.
- Kể tên được các thành tựu văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực: Lịch pháp, thiên văn, chữ viết, toán học và kiến trúc.
- Giới thiệu được sự ra đời và phân tích vai trò, ý nghĩa của một thành tựu văn hóa nổi bật.
2. Kỹ năng.
	- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
	- Rèn kỹ năng hiểu, biết, đánh giá các bức tranh lịch sử.
3. Thái độ.
	- Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
	- Có thái độ học tập tốt: chuẩn bị bài, tích cực tham gia vào bài học II. Thiết bị và tài liệu dạy học.
	- Tranh ảnh về các thành tựu văn hóa của phương Đông cổ đại: lịch và thiên văn, chữ viết, toán học, kiến trúc.
III. Tiến trình bài học.
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Giới thiệu bài mới:
(?) Sự phân hóa giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông được thể hiên như thế nào?
	+ Trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại.
	+ Chiếm số đông trong xã hội là tầng lớp nông dân công xã.
	+ Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ
	(?) Theo quy luật của sự phát triển xã hội, sự xuất hiện giai cấp và sự phân hóa giai cấp tất yếu dẫn đến hệ quả gì?
	=> Sự xuất hiện nhà nước.
Để hiểu rõ hơn về xã hội cũng như nhà nước phương Đông thời cổ đại, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (tiết 2).	
3. TiÕn tr×nh dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh theo dõi trong sách giáo khoa.
(?) Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông được hình thành trên những cơ sở nào? Thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại?
+ Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
+ Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người dân phục tùng.
+ Vua là người có quyền lực tối cao, quyết định mọi vấn đề của quốc gia. Vua ở Ai Cập là Pha-ra-ông (cái nhà lớn), vua ở Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc là thiên tử (con trời).
(?) Em hãy phân tích vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự hình thành chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
- GV chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước.
(?) Phân tích bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại (vai trò, vị trí của vua, tể tướng và quan lại, nông dân công xã và nô lệ).
(?) Nhận xét về bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại? Việc tổ chức bộ máy nhà nước như vậy có tác động như thế nào đối với xã hội phương Đông thời kỳ này?
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu và tìm hiểu về một thành tựu văn hóa.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Nhóm 1: Cách tính lịch của cư dân phương Đông? Tại sao 2 ngành lịch pháp và thiên văn học lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?
+ Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết đối với đời sống xã hội thời kỳ này?
+ Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của Toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác dụng của nó?
+ Nhóm 4: Hãy mô tả một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phương Đông thời cổ đại. Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
- Các nhóm cử đại diện trình bày:
(?) Cư dân Ai Cập và cư dân Babilon tính lịch bằng cách nào?
+ Cư dân Ai Cập sáng tạo ra dương lịch, cư dân Babilon sáng tạo ra âm lịch.
+ Dương lịch được người Ai Cập xác định bằng cách: quan sát mực nước lên xuống của sông Nil qua từng thời kỳ. Đồng thời quan sát sự chuyển động của mặt trời và sao Thiên Lang => một năm có 365 ngày chia làm 12 tháng. Như vậy lịch thời cổ đại chênh ¼ ngày so với dương lịch hiện đại. Về sau lịch này được truyền sang châu Âu.
+ Âm lịch được người Babilon tính bằng cách quan sát quy luật vận động của mặt trăng (giữa tháng trăng tròn, cuối tháng trăng khuyết) => một năm có 365 ngày và 12 tháng (6 tháng 30 ngày, 6 tháng 29 ngày), sau 2 – 3 năm thì sai một tháng nên họ điều chỉnh bằng cách đặt năm nhuận. Cho đến ngày nay, âm lịch do người Babilon sáng tạo vẫn còn chính xác.
- GV chiếu hình ảnh chữ tượng hình của cư dân phương Đông cổ đại.
(?) So với chữ La tinh thì chữ tượng hình của người phương Đông có những hạn chế gì?
+ Chữ La tinh dễ đọc, dễ viết, dễ phổ biến vì loại chữ này có một số lượng ký tự nhất định có thể ghép thành nhiều từ có nghĩa.
+ Chữ tượng hình nhiều ký tự khó hiểu, có học, khó phổ biến => hiện nay chữ La tinh phổ biến hơn chữ tượng hình.
(?) Ngày nay quốc gia nào ở phương Đông còn sử dụng chữ tượng hình?
(?) Nhận xét về nguyên liệu dùng để viết chữ của cư dân thời kỳ này?
+ Phương tiện dùng để viết chữ còn thô sơ: vỏ cây, đất sét, mai rủa, thẻ tre=> đối với những văn tự có khối lượng đồ sộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, lưu giữ
+ Ở giai đoạn sau người Trung Quốc sáng tạo ra giấy – một chất liệu dùng để viết và lưu giữ rất hiệu quả.
 (?) Sự ra đời của toán học và những thành tựu của toán học có vai trò như thế nào đối với đời sống của cư dân phương Đông thời kỳ cổ đại?
- GV mở rộng: Người Ai Cập sáng tạo ra hệ đếm thập tiến vị, nhưng chưa biết đến số 0, khi đếm đến số 10 thì họ lấy một đoạn dây thừng để ghi nhớ, đến 1000 thì vẽ cái cây Nhờ đó mà họ biết đến phép tính cộng trừ, còn nhân chia thì thực hiện cộng trừ nhiều lần.
+ Người Lưỡng Hà phát hiện nhiều định lý: hình tròn, hình tam giác vuông
(?) Em hãy nêu hiểu biết của mình về kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon hay vạn lý trường thành?
+ Mô tả kiến trúc, quá trình xây dựng, giá trị của các công trình
(?) Thành tựu văn hóa nào của phương Đông cổ đại là thành tựu quan trọng nhất? Tại sao? Những thành tựu nào còn giá trị đến ngày nay?
+ Chữ viết là thành tựu quan trọng nhất vì đó là tiêu chí đầu tiên để xác định một nền văn hóa có phát triển đến đỉnh cao hay không. Chữ viết góp phần quan trọng trong việc lưu giữ thông tin của các cư dân thời kỳ đó, cho phép nhân loại ngày nay có thể nhìn nhận và đánh giá mức độ phát triển trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội.
+ Hiện nay nhiều thành tựu văn hóa còn lưu giữ và có giá trị: những thành tựu về toán học, các công trình kiến trúc tiêu biểu: kim tự tháp, vạn lý trường thành, khu đền tháp ở Ấn Độ
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Thời gian xuất hiện nhà nước: sơ kỳ thời đại đồ đồng 
- Cơ sở hình thành: sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
- Mục đích ra đời nhà nước: điều hành và quản lý xã hội
- Cơ cấu bộ máy nhà nước theo kiểu chuyên chế trung ương tập quyền:
 + Đứng đầu là vua.
 + Quý tộc
 + Nông dân công xã.
 + Nô lệ. 
5. Văn hóa cổ đại.
 * Lịch pháp và thiên văn học
 * Chữ viết
 * Toán học
 * Kiến trúc
a. Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học.
- Ra đời từ rất sớm do nhu cầu của sản xuất nông nghiệp.
- Cư dân phương Đông tính lịch bằng cách quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời => thiên văn học ra đời.
- Lịch của cư dân phương Đông là nông lịch.
- Ý nghĩa: 	
	+ Là cơ sở để tính chu kỳ thời gian và mùa
 + Đặt nền móng cho lịch ngày nay. 
b. Chữ viết: Là phát minh quan trọng nhất của con người.
- Nguyên nhân ra đời chữ viết:
+ Sự phát triển kinh tế
+ Quan hệ xã hội phức tạp hơn
Tác dụng:
- Ghi chép, lưu giữ tài liệu.
Nguyên liệu dùng để viết: đa dạng (vỏ cây, đất sét, xương thú, mai rùa).
c. Toán học.
- Nguyên nhân ra đời những hiểu biết về toán học: 
+ Nhu cầu tính lại ruộng sau mùa lũ
+ Nhu cầu tính toán trong xây dựng
- Những thành tựu:
+ Người Ai Cập: giỏi hình học
+ Người Lưỡng Hà: giỏi về số học
+ Người Ấn Độ: phát minh ra số Arập.
- Ý nghĩa: đặt nền móng cho khoa học toán học.
d. Kiến trúc.
- Phát triển mạnh mẽ vì:
+ Sự phát triển của chế độ chuyên chế cổ đại.
+ Sự tài trí, thông minh, bền bỉ của người xưa.
- Những công trình nổi tiếng: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon, vạn lý trường thành ở Trung Quốc, khu đền tháp ở Ấn Độ
4. Củng cố và bài tập về nhà:
* Củng cố: 	+ GV tổng kết bài học.
+ GV cho học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
* Bài tập về nhà:
- Tìm hiểu thêm về thành tựu văn hóa của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Chuẩn bị bài mới:
 + Điều kiện tự nhiên và sự hình thành nhà nước ở phương Tây. 
 	 + So sánh cách tổ chức bộ máy nhà nước ở phương Đông và phương Tây (người đứng đầu, quan lại, tầng lớp bên dưới và mối quan hệ của các giai cấp, tầng lớp).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông (3).doc